SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Quản lý danh mục đầu tư là gì? 03 bước thiết kế danh mục crypto hiệu quả

Quản lý danh mục là gì? Yếu tố nào tạo nên một danh mục đầu tư hiệu quả? Thiết kế danh mục đầu tư hiệu quả trong Crypto như thế nào?
Avatar
nguyennsh
Published Nov 14 2021
Updated Apr 24 2024
19 min read
quản lý danh mục đầu tư

Quản lý danh mục đầu tư là gì?

Để hiểu được định nghĩa về Quản lý danh mục đầu tư, bạn đọc cần hiểu về danh mục đầu tư là gì.

Danh mục đầu tư là gì?

Danh mục đầu tư (hay portfolio) là một “giỏ hàng" gồm các loại tài sản khác nhau (chứng khoán, hàng hoá, bất động sản, crypto…). Ở bất cứ mảng đầu tư nào thì portfolio của mỗi người là khác nhau, không ai giống ai, tuỳ vào khẩu vị đầu tư của mỗi người.

Vậy tại sao phải Quản lý danh mục đầu tư?

Quản lý danh mục là quá trình xây dựng và quản lý tài sản (thường gọi là quản lý portfolio) nhằm mục đích giúp nhà đầu tư đạt được mục tiêu tài chính của bản thân. Việc quản lý danh mục đầu tư bao gồm những hoạt động như: phân bổ vốn, theo dõi danh mục, tái cấu trúc tài sản…

Ngoài ra, quản lý danh mục đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phân tích cơ bản, phân tích số liệu, theo dõi tin tức thị trường… nhằm giúp người dùng đạt được mục tiêu tài chính, lợi nhuận cho bản thân.

quản lý danh mục đầu tư là gì
Quản lý danh mục là quá trình xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả.
advertising

Mục tiêu của quản trị danh mục đầu tư là gì?

Vậy lợi ích của việc có một danh mục đầu tư và phương thức quản trị danh mục khoa học là gì?

Hai lợi ích đầu tiên của việc có kế hoạch đầu tư và phân bổ vốn khoa học là tối ưu được lợi nhuận, loại bỏ được rủi ro. Từ đó, người dùng có thể đạt được mục tiêu tài chính của bản thân.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các lợi ích khác có thể kể đến như:

  • Có một tâm lý thoải mái khi đầu tư: Khi đã có kế hoạch cũng như các kịch bản để đối phó với những rủi ro sẽ xảy ra, hiển nhiên người dùng sẽ cảm thấy việc đầu tư rất thoải mái và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các tâm lý tiêu cực - một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới các quyết định trong đầu tư.
  • Kiểm soát được lòng tham: Người dùng nên đặt ra mục tiêu và lợi nhuận để đạt được ngay từ đầu. Từ đó, người dùng sẽ kiểm soát được lòng tham và tránh sa đà vào các dự án rất rủi ro như Ponzi, lừa đảo...
  • Giúp người dùng tập trung vào công việc chính bên ngoài: Khi có một tâm lý thoải mái, kiểm soát được lòng tham cũng như có phương pháp đầu tư khoa học. Thời gian dành cho việc đầu tư của người dùng sẽ được tối ưu hơn, vì vậy sẽ có thêm thời gian để tập trung vào công việc chính, nâng cao thu nhập và tâm lý thoải mái.

Như vậy, ngoài các mục tiêu về mặt tài chính, việc có một kế hoạch và danh mục một cách khoa học còn giúp  dùng đạt được rất nhiều mục tiêu khác, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần.

Đọc thêm: Tại sao bạn lại cần một danh sách theo dõi trong thị trường Crypto?

Chiến lược quản lý danh mục đầu tư trong Crypto

Các lớp tài sản trong danh mục

Yếu tố cơ bản để cấu thành nên một danh mục đầu tư là các loại tài sản trong đó, việc lựa chọn token để đầu tư và nắm giữ dựa trên khía cạnh gồm:

  • Narrative: Người dùng nên xác định token nắm giữ đang thuộc mảng nào tại thị trường crypto. Ví dụ: bridge, NFT, blockchain…
  • Hệ sinh thái, mạng lưới: Sau khi xác định được narrative của những dự án, token trong danh mục, người dùng nên tiếp tục tìm hiểu các dự án đang được phát triển và xây dựng trên mạng lưới nào, ví dụ như Ethereum, Solana, Avalanche…
  • Dòng tiền của thị trường: Cuối cùng, người dùng nên thường xuyên theo dõi tin tức thị trường, xu hướng dòng tiền đang dồn về đâu. Từ đó, người dùng có thể tái cấu trúc tài sản trong danh mục để có thêm lợi nhuận.

Ví dụ về một danh mục đầu tư tại thời điểm năm 2021, trong bối cảnh thị trường crypto có rất nhiều token thuộc các hệ sinh thái và những mảnh ghép khác nhau từ blockchain, DeFi cho đến Gaming, NFT, Metaverse… Vì vậy, cơ hội mà người dùng có được điểm mua vào là khá hiếm.

Đối với những người không muốn có sự rủi ro cao, các tài sản được họ ưu tiên lựa chọn bao gồm token blockchain, interest bearing token, launchpad token, Gaming NFT và một số token thuộc mảng Derivatives (phái sinh).

  • Token blockchain và Interest bearing: Tại thời điểm 2021, các token blockchain và interest bearing thường có rủi ro khá thấp trong thị trường crypto.
  • Launchpad token: Do bối cảnh có điểm mua vào rất khó để đầu tư, một số người dùng đã nghĩ ra ý tưởng rằng sở hữu launchpad token để tham gia được những vòng gọi vốn public sale, private sale… Từ đó, người dùng có được lợi thế về điểm mua vào tốt.
  • Gaming NFT: Cuối năm 2021, Gaming NFT trở thành một trong những narrative hot nhất ở thời điểm bấy giờ. Vì vậy, việc danh mục đầu tư của mỗi người phải có Gaming NFT là điều hiển nhiên.

Tuy nhiên, qua ví dụ trên, vẫn có một số người thắc mắc rằng “Gaming NFT đang có dòng tiền đổ vào nhiều, tại sao không đặt cược hết vào danh mục đó?”

Câu trả lời đó là giảm thiểu rủi ro, giả sử vào một ngày, dòng tiền vào Gaming giảm mạnh đột ngột và dòng tiền chảy ra tăng, thì một danh mục đầu tư chỉ toàn Gaming token sẽ là thảm hoạ. Do đó, việc lựa chọn các loại tài sản để đầu tư là một yếu tố rất quan trọng và cũng khởi đầu trong việc quản lý danh mục đầu tư.

Lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư

Việc xác định lợi nhuận kỳ vọng cũng như đo lường rủi ro của danh mục sẽ giúp người dùng có thể phân bổ vốn cho từng lớp tài sản trong danh mục của mình một cách hợp lý. Bên cạnh đó, xác định lợi nhuận kỳ vọng và đo lường rủi ro còn giúp người dùng có thể chốt lời và cắt lỗ một cách hợp lý.

Về việc xác định lợi nhuận kỳ vọng trong thị trường Crypto thì đội ngũ Coin98 cũng đã đề cập khá chi tiết trong 2 khoá học dưới đây:

Về cách xác định lợi nhuận kỳ vọng và dự phóng nói chung, người dùng có thể căn cứ dựa trên các yếu tố:

  • So sánh vốn hoá với các dự án cùng narrative, ví dụ so sánh vốn hoá giữa Aptos và Avalanche (hai dự án thuộc mảng blockchain layer 1).
  • Đánh giá dòng tiền trên hệ sinh thái mà dự án đó xây dựng.
  • Đánh giá dựa vào nhà đầu tư, đội ngũ đằng sau dự án.

Đối với việc đo lường rủi ro cũng tương tự, một số người sẽ có 2 cách như sau:

  • Định tính: Dựa trên việc phân tích cơ bản và dự phóng về các giao thức, người dùng có thể ước lượng được giá có thể giảm đến mức đáy là bao nhiêu (ví dụ vốn hoá của token có thể giảm về bằng với Treasury của dự án trong trường hợp xấu nhất). Ngoài ra, cũng còn rất nhiều loại rủi khác có thể đánh giá định tính được như Bank run, rug pull, smart contract exploit…
  • Định lượng: Là phương pháp ước tính thông qua các dữ liệu trong lịch sử, hoặc những phân tích trong thời gian gần. Đầy là phương pháp được sử dụng nhiều ở tài chính truyền thống, họ sử dụng các dữ liệu đã từng xảy ra trong quá khứ để phân tích từng loại tài sản.

Một ví dụ cụ thể ở bài đăng của TS Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên Đại Học Bristol tại đây.

Danh mục của ví dụ này sẽ bao gồm:

  • 60% là nhà đầu tư với mức đòn bẩy 4.5-5 lần, bình quân lợi nhuận 10%/năm.
  • 30% phân bổ vào một quỹ cổ phiếu ở Anh với mức lợi nhuận trung bình 8%/năm.
  • 10% còn lại là BTC (lấy giá cuối năm 2016 là $950) với mức lợi nhuận 308%/năm.
  • Như vậy, 90% tài sản của danh mục sẽ được phân bổ vào các lớp tài sản khá chắc chắn và có mức tăng trưởng rất ổn định hàng năm.

Giả sử, lợi nhuận nếu Bitcoin sập sẽ là 0.6 x 10% + 0.3 x 8% = 8.4%/năm.

Tuy nhiên nhờ vào Bitcoin có ROI rất ấn tượng, do đó lợi nhuận của danh mục là 39.2%/năm.

Con số 8.4% hay 39.2% thoạt nhìn thì có vẻ thấp, tuy nhiên nếu với một số vốn lớn thì mức lợi nhuận này cũng khá đáng kể. Chưa tính đến việc không mất nhiều thời gian để quản lý danh mục và có thể tập trung vào công việc chính của bản thân mình.

Ba bước cơ bản để xây dựng danh mục đầu tư

Thiết lập một danh mục đầu tư cơ bản sẽ gồm 3 bước là “Lên kế hoạch", “Thực thi" và “Đánh giá".

thiết lập danh mục đầu tư
Để việc quản lý danh mục hiệu quả, người dùng cần trải qua ba bước.

Bước đầu tiên là Planning, bao gồm các yếu tố:

  • Mục tiêu danh mục: Xác định được mục tiêu sẽ giúp người dùng có được đích đến rõ ràng để phục vụ cho các bước sau như lựa chọn tài sản trong danh mục, phân bổ vốn hay thời gian đầu tư… Mục tiêu đầu tư phải phù hợp với khả năng và kiến thức của người dùng.
  • Khả năng chịu đựng rủi ro: Có một số người dùng thích mạo hiểm và chịu được áp lực có thể chọn những tài sản biến động lớn như meme… Đối với những người không nhiều thời gian theo dõi thị trường và ưa thích an toàn, có thể lựa chọn những token như Bitcoin, Ethereum hoặc những token có vốn hoá lớn.
  • Thời gian đầu tư: Xác định khoảng thời gian đầu tư cũng rất cần thiết trong kế hoạch tài chính. Đã có một số bài nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng thời gian đầu tư càng dài, mức độ rủi ro càng thấp.
  • Thanh khoản cần thiết: Nếu người dùng có vốn nhỏ, nên tham gia retroactive, airdrop hoặc IDO với một lượng vốn vừa phải sẽ người dùng gia tăng lợi nhuận tốt hơn. Nhưng đối với người có nguồn vốn lớn, lợi nhuận thu được từ các hoạt động trên gần như không đáng kể, họ sẽ phải có cách phân bổ vốn khác để phù hợp với tài khoản của mình.

Bước thứ hai trong việc xây dựng danh mục đầu tư là thực thi. Trong bước này, người dùng sẽ dựa trên bước đầu tiên, đi kèm với các yếu tố về các lớp tài sản trong danh mục, lợi nhuận và rủi ro đã đề cập phía trên. Mục tiêu của bước này là giúp người dùng đưa ra được danh mục đầu tư phù hợp, tối ưu lợi nhuận và quản trị rủi ro.

Bước cuối cùng là đánh giá, do thị trường tài chính nói chung và crypto nói riêng luôn biến động, nên việc theo dõi và tái phân bổ nguồn vốn một cách thường xuyên là cần thiết.

Sai lầm khi quản lý danh mục

Đầu tư theo cảm tính

Nhiều nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư những loại tài sản hot trên mạng xã hội, mà không bỏ nhiều thời gian tìm hiểu. Khi người dùng bắt đầu quyết định đầu tư càng nhanh, khả năng họ cũng sẽ hối hận nhanh lúc tài sản gặp rủi ro. Vì vậy, theo một số nhà đầu tư, cách tốt nhất để tránh trường hợp đầu tư theo cảm tính mà không có nhiều thời gian tìm hiểu, đó là áp dụng chiến thuật DCA (Dollar cost averaging).

DCA là chiến thuật mua số lượng tài sản nhất định vào các khoảng thời gian cố định, ví dụ người dùng mua 0.1 BTC mỗi 1 tháng. Nhìn chung, DCA giúp người dùng ít bị ảnh hưởng bởi biến động ngắn hạn và tránh những cảm xúc tiêu cực.

Đọc thêm: DCA là gì?

Không theo dõi thị trường

Nhà đầu tư nên thường xuyên theo dõi thị trường nhằm mục đích chốt lời hoặc tái cơ cấu tài sản nếu cần thiết. Thông thường, một số nhà đầu tư thường theo dõi giá của Bitcoin để dự đoán mùa altcoin, hoặc theo dõi tin tức của các dự án trong danh mục để biết đội ngũ đang hoạt động như thế nào.

Ngoài ra, có những chuyên gia thậm chí phân tích on-chain và hành động của những cá voi, quỹ đầu tư… nhằm mục đích chốt lời đúng thời điểm.

Không tham lam và quản lý rủi ro

Ở thị trường crypto, có rất nhiều nhà đầu tư từ mới cho tới cũ đều không kiểm soát tham lam hoặc chưa biết thời điểm chốt lời, dẫn đến việc họ không phản ứng kịp với những rủi ro bất ngờ tới danh mục đầu tư. Vì vậy, trước khi xây dựng danh mục, người dùng nên đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Khi nào nên chốt lời và tại sao?
  • Khi nào nên cắt lỗ và tại sao?
  • Yếu tố nào có thể thay đổi mục tiêu ban đầu của các câu hỏi trên?

Nếu nhà đầu tư có thể trả lời các câu hỏi trên, họ sẽ kiểm soát được tham lam và quản lý rủi ro tốt hơn.

Một số câu hỏi về về quản lý danh mục

Những công cụ để quản lý danh mục đầu tư?

Người dùng có thể sử dụng nhiều loại công cụ để quản lý danh mục như: Coingecko (quản lý lợi nhuận), Token Unlocks (quản lý tokenomics của dự án)...

Đọc thêm: Bỏ túi 5 công cụ quản lý Portfolio trong crypto cực tiện lợi.

Có nên bắt chước những danh mục của các nhà đầu tư nổi tiếng?

Người dùng nên theo dõi và tìm hiểu những lý do đằng sau các hoạt động đầu tư của họ, nhưng không nên bắt chước bởi vị thế của họ và các nhà đầu tư nhỏ lẻ đa phần khác nhau.

Một số kinh nghiệm cá nhân về quản lý danh mục

Mình đã phân bổ tài sản đầu tư như thế nào?

Trong phần này, mình sẽ chia sẻ với anh em danh mục đầu tư của mình trong thị trường Crypto cũng như một vài nguyên tắc cá nhân trong quản trị danh mục. Hy vọng đây có thể là một nguồn để anh em có thể tham khảo phục vụ trong việc xây dựng danh mục của riêng mình.

Hiện nay, danh mục của mình cũng khá tương đồng với ví dụ mà mình đưa ra trong phần trên của bài viết, cụ thể bao gồm:

  • Các đồng Blockchain nền tảng.
  • Launchpad token.
  • Gaming NFTs.
  • Derivatives.
  • Cross-chain Bridge.
  • Và tất nhiên không thể thiếu Stablecoin (từ việc chốt lời hoặc cắt lỗ trong các lần feedback danh mục trước đó).

Ngoài các lý do mà mình đã đưa ra bên trên, danh mục của mình còn có thêm Cross-chain Bridge là vì hiện nay có rất nhiều hệ sinh thái đang được phát triển, do đó những chiếc cầu nối thanh khoản giữa các Blockchain khác nhau là rất quan trọng.

Ngoài ra, còn một lý do nữa khiến mình nắm giữ các blockchain nền tảng dù lợi nhuận kỳ vọng hiện tại không còn cao, đó là vì nhận được nhiều incentives từ hệ sinh thái.

  • Thường các Protocol sẽ có các chương trình Liquidity Farming mà có cặp Farm với các đồng Blockchain nền tảng. Nê việc hold sẽ có thể cung cấp thanh khoản để farm, tận dụng mức APY rất cao ban đầu.
  • Một số các đồng như ARB hoặc ATOM khi hold và staking thì sẽ nhận được khá nhiều Airdrop, hoặc như Polkadot thì DOT có thể được sử dụng để tham gia Crowloan.

Về việc phân bổ nguồn vốn trong Crypto, mình đơn giản là chia đều do các lớp tài sản thuộc các thị trường khác của mình đã được tính toán để phân bổ rủi ro.

Một vài nguyên tắc được mình áp dụng với danh mục crypto bên trên:

  • Tiền luôn phải làm việc, mình khá ít khi giữ token ở trong ví mà sẽ luôn cố gắng tìm các nguồn Yield để thực hiện Farming kể cả với Stablecoin (tất nhiên đều sẽ tính toán các chi phí như IL hay Gas Fee).
  • Không để toàn bộ vốn của mình tập trung trên một Blockchain hay một Protocol nhất định. Do các protocol luôn có các rủi ro về smart contract nên sẽ khá nguy hiểm nếu để toàn bộ fund trong một Protocol.
  • Sử dụng ví riêng để tham gia retroactive hoặc các chương trình airdrop.
  • Thực hiện theo dõi, update thông tin về thị trường thường xuyên và liên tục để có thể tái phân bổ vốn phù hợp.

Đọc thêm: Cách đa dạng hóa danh mục đầu tư trong Crypto

Quản lý danh mục khoa học đã giúp mình đạt được những gì? 

Bản thân cá nhân mình có một danh mục đầu tư bao gồm khá nhiều lớp tài sản ở các thị trường khác nhau. Tuy độ tuổi còn khá trẻ nhưng mình không phân bổ phần lớn tài sản vào thị trường crypto như nhiều người bạn mà mình quen biết.

Điều này có thể khiến mức lợi nhuận mình thu được có thể sẽ thấp hơn trong mùa bull run của thị trường crypto nhưng bù lại, quá trình đầu tư của mình khá thoải mái do không phải lo lắng quá nhiều nếu danh mục crypto biến động mạnh.

Khi có một tâm lý thoải mái và một quy trình đầu tư, mình sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu cũng như học các kỹ năng và kiến thức mới.

Thị trường tài chính luôn có rất nhiều cơ hội, do đó có một danh mục đầu tư khoa học, một kế hoạch cụ thể, một nền tảng kiến thức vững chắc, kèm theo tâm lý thoải mái sẽ giúp anh em thực hiện được mục tiêu tài chính trong dài hạn.

RELEVANT SERIES