6 lần sập giá sâu và đáng nhớ nhất của Bitcoin (BTC)
Bitcoin được biết đến như một cơn sốt toàn cầu nhờ vào việc vượt các ngưỡng giá đột phá, trong khi nhiều thị trường khác ít khả năng thực hiện được. Bitcoin và công nghệ blockchain mang đến làn gió mới vào thị trường tài chính lúc bấy giờ, với những ưu điểm về tính phi tập trung, mạng lưới truy cập không cần mật khẩu, thông tin cá nhân hóa...
Có nhận định cho rằng, Bitcoin là bong bóng (theo Brian Kelly) vì sự tăng giá mất kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ tan
, cùng các dẫn chứng về sự sụt giảm của BTC. Mặt khác, cộng đồng đánh giá Bitcoin, Altcoin đều đang đi theo sóng Elliott, tức có tăng ắt có giảm và tiềm năng của Bitcoin vẫn còn khá lớn.
Để có cái nhìn đúng nhất, mời mọi người cùng Coin98 “du hành một chuyến” trở về quá khứ để nhìn lại những dấu mốc của Bitcoin trong thời gian qua. Hơn thế nữa, mỗi cột mốc sẽ là công cụ giúp chúng ta đưa ra dự phóng cho việc đầu tư.
Tìm hiểu Bitcoin
Bitcoin (còn gọi là BTC) là loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở và phát minh bởi Satoshi Nakamoto. Đây chính là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường crypto.
Bitcoin sử dụng giao thức ngang hàng P2P (peer-to-peer) cho tất cả giao dịch, loại bỏ bước trung gian trong quá trình giao dịch và không phải thông qua bất cứ tổ chức hay cá nhân nào.
Bitcoin mang đến sự đổi mới trong thế giới tài chính. Trong thị trường truyền thống, các loại tiền pháp định như USD, VND, EUR,... sẽ bị kiểm soát bởi ngân hàng trung ương hay chính phủ. Bitcoin không như vậy, nền tảng này cho phép mọi người truy cập, sử dụng, giao dịch ngang hàng, không chịu sự chi phối bởi bên thứ 3 và phí giao dịch gần như bằng 0.
Nhiều người vẫn lầm tưởng vào sự tăng giá mới mang lại giá trị cho Bitcoin, thực chất giá trị của BTC nằm ở công nghệ blockchain và sổ cái phân tán (DLT). Việc tăng, giảm giá chỉ đang phản ánh quy luật cung cầu và thể hiện tâm lý thị trường (Market Sentiment).
Nếu để ý, qua các số liệu trong quá khứ sẽ giúp chúng ta đánh giá tâm lý của số đông nhà đầu tư trong thị trường crypto, phân định được các tháng tăng/giảm của Bitcoin. Bạn có thể tham khảo tổng quan BTC từng tháng qua hình sau.
Các giai đoạn hình thành và phát triển chính của Bitcoin theo thời gian:
- Tháng 01/2009 - Tháng 07/2013: Bitcoin ra đời.
- Tháng 08/2013 - Tháng 12/2017: Bitcoin thu hút sự chú ý từ cộng đồng.
- Tháng 01/2018 - Tháng 12/2020: Bitcoin phục hồi và tăng trưởng mạnh.
- Tháng 01/2021 - Tháng 06/2022: Bitcoin đang bị ảnh hưởng bởi các quy định và áp lực lên Bitcoin nhiều hơn.
6 lần sập sâu và đáng nhớ nhất của Bitcoin
Cùng quay ngược thời gian và nhìn lại những lần BTC sập sâu nhất trong giai đoạn hơn 10 năm hình thành của Bitcoin.
Tháng 6/2011 (-99%)
BTC giảm từ 32 USD xuống 2 USD
Chắc hẳn, ai từng tham gia thị trường từ những năm 2009-2011 sẽ không quên thời kỳ vàng son
của Bitcoin, giá tăng vọt từ 2 USD lên hơn 32 USD.
Sự tăng giá mạnh kéo theo nhiều rủi ro, vào ngày 19/6, Mt.Gox - sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới lúc bấy giờ đưa ra thông báo bị hack hàng trăm tài khoản, sàn đột ngột ngừng hẳn các dịch vụ và đóng băng hàng chục triệu USD trên sàn.
Hacker đã tấn công và lấy đi 25,000 BTC, điều này khiến giá Bitcoin dao động và giảm mạnh vào thời điểm đó, cụ thể rơi từ 16 USD về 2 USD. Số tiền thất thoát được cho rằng đã được trả lại cho người dùng và Bitcoin tăng dần vào năm sau đó.
Đây là vụ hack đầu tiên của sàn, sáu tuần sau lại liên tiếp xảy ra thêm 4 vụ hack và tổng thiệt hại hơn 178,000 BTC. Tuy vậy, hàng loạt nhà đầu tư không cưỡng lại được sức hấp dẫn của BTC và bỏ qua hàng loạt tin tức xấu, vẫn quyết định mạo hiểm đầu tư.
Giai đoạn 07 - 19/08/2012 (-56.3%)
BTC giảm từ 13 USD xuống 8 USD
Vào tháng 8 năm 2012, kế hoạch mang tên Ponzi ra mắt cộng đồng với cơ chế Bitcoin Savings & Trust (tiết kiệm BTC). Lòng tin nhanh chóng được xây dựng cùng lời hứa lợi nhuận 7% hàng tuần, đã thu hút vô vàn nhà đầu tư lớn nhỏ.
Kế hoạch bắt đầu sụp đổ khi Trendon Shavers - người đứng sau mô hình kim tự tháp
Ponzi thông báo lãi suất sẽ giảm xuống còn 3.9% (01/08/2012).
Theo nhiều nhà chức trách, Ponzi là trò lừa đảo phức tạp mà Shavers mở ra để thao túng tài sản của nhà đầu tư, ước tính thu về hơn 700,000 BTC. Sau khi trả lại một phần, các công tố viên New York báo cáo rằng Shavers đã gian lận khoảng 146,000 BTC (trị giá 807,380 USD).
Tìm hiểu thêm: Tại sao nhiều nhà đầu tư Crypto vẫn sập bẫy Ponzi?
Vụ gian lận này đã khiến Shavers nhận mức án 18 tháng tù giam và đối mặt với án tù 40 năm, cùng nhiều hình phạt khác như tịch thu 1.2 triệu USD và bồi thường 1.2 triệu USD cho người bị hại. Việc này đã ảnh hưởng đến giá BTC giảm từ 13.5 USD xuống 8 USD (19/8/2012).
Giai đoạn 10 - 12/04/2013 (-82.6%)
BTC giảm từ 259 USD xuống 50 USD
Từ giữa 2013, BTC thu hút sự chú ý của cộng đồng mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư thi nhau đổ tiền vào để tìm cơ hội “làm giàu”. Các diễn đàn, truyền thông đồng loạt đưa tin về Bitcoin và tiềm năng của chúng. Thời điểm đấy, Mt.Gox được xem là sàn giao dịch được nhiều người lựa chọn nhất. Đỉnh điểm năm 2013, sàn xử lý hơn 70% tổng số giao dịch Bitcoin trên toàn thế giới.
Do khối lượng giao dịch quá lớn, Mt.Gox bị rò rỉ lỗ hổng bảo mật và chịu tác động nghiêm trọng trong vụ hack Bitcoin. Giá BTC giảm mạnh từ đỉnh điểm 259 USD xuống mức thấp nhất là 50 USD (hơn 80%), các cột mốc giá dễ nhận thấy mọi người có thể xem dẫn chứng bên dưới.
Nhiều ý kiến khác cho rằng, vụ hack đã diễn ra từ năm 2011 nhưng được giải thích rằng số tài sản được chuyển đến địa chỉ an toàn hơn, và khiến vụ việc bị lãng quên. Tuy Mt.Gox gặt hái được thành quả nhờ vào sự tăng giá của BTC, nhưng về mặt kỹ thuật sàn đã bị vỡ nợ trong gần hai năm trước khi vụ hack được công khai.
Giai đoạn 30/11/2013 - 14/01/2016 (-86.9%)
BTC giảm từ 1,163 USD xuống 152 USD
Sau đợt “sập nguồn” vào tháng 4/2013, BTC dao động quanh mốc 120-130 USD và không vượt quá khoảng giá này. Cho đến ngày 30/11/2013, BTC vượt ngưỡng 1,000 USD (tăng hơn 7,661%) trong năm. Nhiều nhà phân tích cho rằng, sự phát triển mất kiểm soát của BTC là bong bóng kỹ thuật số, truyền thông được xem là nhân tố thúc đẩy đằng sau.
Từ khóa Bitcoin được thêm vào từ điển Oxford online, chỉ số tìm kiếm tăng mạnh từ tháng 9/2013 (theo Google). Hàng loạt sự kiện, các phương tiện truyền thông chính thống đưa tin về Bitcoin đã khiến nhiều nhà đầu tư rót tiền vào nền tảng (hội chứng FOMO/FUD), hệ quả sau đó là sự sụt giá mạnh khi mất cân bằng cung cầu diễn ra. BTC giảm xuống 400 USD (sau 2 tuần đạt ATH) và hồi phục lại 1,000 USD vào tháng 01/2014.
Trong khi Bitcoin được nhiều nhà đầu tư đặt hy vọng về cú phá đỉnh mới, một “thảm họa” nữa xảy ra. Vào ngày 07/02/2014, sàn Mt.Gox tiếp tục bị hack, sự kiện vượt khỏi tầm kiểm soát và công ty rơi vào vòng xoáy phá sản vào cuối tháng 02/2014.
Câu chuyện chưa dừng lại, Mark Karpeles - CEO của Gt.Gox bị cáo buộc vì tội thao túng tài khoản của khách hàng bất hợp pháp bằng cách làm sai lệch dữ liệu. Tòa án quận Tokyo đã đưa Mt.Gox vào danh mục phá sản, yêu cầu bồi thường thiệt hại lại cho người dùng (tháng 04/2014).
Số tiền thiệt hại lên đến 850,000 BTC bao gồm 750,000 BTC ký gửi trên sàn và 100,000 BTC tài sản của công ty (ước tính 423 triệu USD); chiếm khoảng 7% tổng lượng BTC trên thị trường. Giá BTC giảm sốc trong ngày xuống 152 USD (14/01/2015).
Giai đoạn 17/12/2017 - 16/12/2018: (-83.6%)
BTC giảm từ 19,666 USD xuống 3,220 USD
Năm 2017 được cho là năm bùng nổ của Bitcoin. Vào 17/12/2017 ngay sau Lễ Tạ ơn, BTC đạt đỉnh mới gần 20,000 USD (tăng khoảng 40%). Các sàn giao dịch (sàn Binance), dự án và hình thức đầu tư mới (ICO...) được hình thành trong giai đoạn này. Nhưng sự tăng giá vượt ngưỡng, bong bóng crypto một lần nữa làm giá BTC rớt không phanh xuống dưới 12,000 USD.
Từ giai đoạn cuối năm 2018, Bitcoin đã giảm hơn 50% (Tradingview). Ngoài ra, một số vụ hack lớn ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như tin đồn các quốc gia này đang lên kế hoạch cấm Bitcoin đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm lối thoát và đồng loạt “xả hàng”. Sự việc này khiến giá BTC dao động, giảm dần đều về đáy 3,220 USD (15/12/2018).
Giai đoạn 26/06/2019 - 13/03/2020: (-60.8%)
BTC giảm từ 12,867 USD xuống 5,040 USD
Crypto là thị trường mới, tiềm năng và không ít rủi ro. Mặc dù phi tập trung, nhưng những yếu tố khách quan (chính trị, xã hội...) sẽ có thể tác động đến toàn bộ thị trường. Giữa tháng 01/2020, bối cảnh về đại dịch Corona đã khiến nhiều thị trường như chứng khoán, ngoại hối và crypto bắt đầu lao dốc.
Riêng crypto sau 3 năm miệt mài tăng trưởng đã tụt dốc không phanh bởi sức ép của nền kinh tế ngày đó, giá BTC chạm đáy 3,760 USD (mức thấp nhất trong năm 2020). Nhiều nhà đầu tư hoảng loạn và tháo chạy
để lại một màu đỏ phủ khắp thị trường. Giai đoạn đấy được gọi là thiên nga đen
và được khắc tên vào cột mốc lịch sử Bitcoin.
Để xem lại diễn biến thị trường sau cú sập mạnh này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Nhìn lại thị trường sau cú sập kinh hoàng (13/3/2020 - 13/3/2021)
Tổng quan lịch sử giá Bitcoin còn được thể hiện chi tiết qua infographic sau:
Thông qua lịch sử giá, có thể thấy giá BTC luôn hồi phục mạnh mẽ sau mỗi cú sập mạnh. Nhưng làm sao để giữ vững được tâm lý và chọn được điểm mua vào hợp lý khi BTC dump và tụt giá? Tham khảo ngay: Bitcoin sập thì làm gì nếu tôi chỉ và chỉ muốn hold BTC Bitcoin?
Kết luận
Thị trường crypto luôn có nhiều diễn biến bất ngờ, hy vọng các cột mốc về giá Bitcoin trong bài viết này, sẽ giúp mọi người có được góc nhìn đa chiều hơn về sự tăng/giảm trong crypto.
Để đầu tư thông minh và mang lại hiệu quả cao, đừng quên đọc thêm top 5 cách "Follow" thị trường crypto để đầu tư hiệu quả tại đây.