SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Anchor (ANC): Mảnh ghép lãi suất đầu tiên trên Terra Blockchain

Bài viết phân tích các lý do ra đời cũng như những đặc tính nổi bật của ANCHOR (ANC) trên Terra Blockchain.
Avatar
cryptolover994
Published Mar 18 2021
Updated Jul 11 2023
9 min read
thumbnail

Như anh em đã biết, mặc dù chỉ mới ra mắt được 1 năm trở lại đây, nhưng cho tới thời điểm hiện tại các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) đã khẳng định được sức hút của mình với những dự án tỷ đô như Uniswap, Maker, Aave hay Compound,... 

Tuy nhiên, giữa rất nhiều ông lớn đó vẫn còn thiếu một nơi mà những người dùng như chúng ta có thể tin tưởng để gửi tiền nhằm nhận về lãi suất một cách ổn định. Đó chính là lý do khiến Anchor Protocol ra đời.

Trong tuần vừa rồi, các nhà phát triển của Terra đã có buổi chia sẻ về Terra, Anchor và những định hướng sắp tới của 2 dự án.

Bài viết dưới đây được mình lược dịch từ một bài viết gốc trên Coinlist. Link bài viết đó mình sẽ để ở phần cuối để anh em tham khảo.

Đọc thêm: Mở khóa chiếc hộp DeFi Pandora - Bí mật của những dự án x100 (phần 1)

Tổng quan về Terra (LUNA)

Terra là một ứng dụng dựa trên Tendermint (Tendermint-based), với cơ chế đồng thuận proof-of-stake và sử dụng mạng lưới blockchain của Cosmos. 

Mục tiêu chính của những nhà phát triển Terra khi tạo ra dự án này đó chính là họ muốn thiết kế ra một ứng dụng có khả năng giúp đại đa số người dân trên toàn thế giới (những người chưa có nhiều kiến thức về tiền điện tử) có thể tiếp cận với DeFi và từ đó khiến tài chính phi tập trung trở nên gần gũi hơn đối với mọi người.

Vì trên Coin98 đã có bài viết giới thiệu chi tiết về Terra rồi nên trong bài này mình sẽ không đi sâu vào dự án nữa. Anh em nào quan tâm có thể tham khảo bài viết đó tại đây.

Điểm khác biệt chính của Terra so với những mạng lưới khác

Tổng cung không cố định

Đầu tiên, mạng lưới Terra được dựa trên mô hình co giãn của cung theo giá (elastic supply model). Nghĩa là nguồn cung của LUNA luôn biến động dựa theo nhu cầu đối với các đồng stablecoin của Terra, chẳng hạn như UST.

Phần này mình sẽ nói kỹ hơn để anh em dễ hình dung, cụ thể token chính của dự án - LUNA sẽ được sử dụng để thế chấp vào hệ thống từ đó tạo ra các đồng stablecoin sử dụng trong các dự án khác như Chai (thanh toán), Mirror (đầu tư/trading) hay Anchor (tiết kiệm).

Có thể anh em chưa biết, giá trị của các đồng stablecoin như USDT chẳng hạn, chúng vẫn biến động theo cung cầu (chẳng qua mức độ biến động quá nhỏ nên anh em không để ý mà thôi).

Thế nên, các đồng stablecoin của LUNA ít nhiều cũng sẽ bị lên xuống khi thị trường quá nóng. Để giải quyết bài toán này đội ngũ phát triển của Terra đã lập trình để khiến lượng cung của đồng LUNA luôn biến động. 

Ví dụ, nếu giá các đồng stablecoin của LUNA có giá trị lớn hơn 1$ thì nguồn cung LUNA sẽ tự động giảm xuống để kích thích giá cả của các đồng stablecoin đó giảm về 1$, và khi giá đã về 1$ thì nguồn cung của LUNA sẽ lại tự động trở về ban đầu.

Khả năng tương tác tốt với các nền tảng khác

Thứ hai, dự án Terra được xây dựng trên mạng lưới của Cosmos SDK, vì vậy dự án này tương thích tốt với các giao thức khác trong hệ sinh thái của Cosmos - chẳng hạn như ThorChain, Oasis Labs hay Cosmos Hub. Điều này giúp Terra có khả năng tương tác nhanh chóng với các mạng lưới khác và từ đó tối ưu thời gian cũng như chi phí.

Tác động tới giá của LUNA

Nếu như các dự án của Terra ngày càng phát triển thì sẽ khiến cho nhu cầu về các đồng stablecoin ngày càng tăng => Giá của các đồng stablecoin đó sẽ tăng lên => nguồn cung của LUNA ngày càng giảm => Trong dài hạn, giá cả của đồng LUNA sẽ có xu hướng đi lên.

Ngoài ra, nếu như các ứng dụng của đồng stablecoin Terra như UST ngày càng tăng thông qua các dịch vụ như Mirror, Chai hay Anchor thì những LUNA staker sẽ nhận được mức lãi suất cao hơn (vì khi đó họ sẽ thu được nhiều phí dịch vụ hơn). Và điều đó sẽ ngày càng thúc đẩy những nhà đầu tư dài hạn gom LUNA để đem đi stake, từ đó thúc đẩy giá của đồng coin này.

Hệ sinh thái của Terra

Đặc điểm nổi bật của Terra đó chính là khả năng mở rộng với quy mô cao. Thế nên hệ sinh thái của dự án này khá đa dạng, bao gồm Chai (lĩnh vực thanh toán), Mirror (lĩnh vực đầu tư hay trading) và cuối cùng là Anchor (lĩnh vực gửi tiết kiệm).

Khám phá hệ sinh thái Terra qua video tại đây:

Thông tin về Chai

Đây là một ứng dụng thanh toán có trụ sở tại Hàn Quốc với hơn 2 triệu khách hàng và với hơn 2 tỷ đô la khối lượng giao dịch vào năm ngoái.

Gần đây, trong vòng Series B, Chai đã kêu gọi vốn thành công một khoản tiền lên tới 60 triệu đô từ các nhà đầu tư.

Việc thanh toán của Chai nhanh hơn và rẻ hơn so với những phương tiện thanh toán truyền thống khác và hơn thế nữa, để có thể gia tăng trải nghiệm người dùng và giảm thiểu tối đa các thao tác thừa, người dùng hoàn toàn không phải tương tác với Terra trên giao diện của ứng dụng.

Thông tin về Mirror

Mirror là một giao thức quản lý tài sản tổng hợp (synthetic assets protocol) nhằm cung cấp phiên bản khác của các loại tài sản trong thế giới thực như cổ phiếu, hàng hóa,...

Hiện tại, tổng TVL của Mirror đã tăng lên tới hơn 1 tỷ đô chỉ trong 12 tuần kể từ ngày ra mắt.

Thông tin về Anchor

Anchor Protocol là một giao thức được xây dựng trên blockchain của Terra, hướng tới người dùng có xu hướng gửi tiết kiệm (savings protocol). 

Mục tiêu của Anchor là giúp cung cấp cho người dùng một phương pháp đơn giản trong việc gửi tiết kiệm với lãi suất ổn định chỉ với một vài cú click chuột.

Đọc thêm: Các cách kiếm tiền trên Anchor Protocol (ANC) và nhận airdrop ANC

Điểm đặc biệt của Anchor

Lãi suất ổn định

Như anh em đã biết, một trong những bất cập lớn nhất của những người chơi hệ DeFi như chúng ta đó chính là phần trăm lợi nhuận luôn biến đổi theo từng ngày chứ không cố định một khoảng thời gian dài như các công cụ tài chính truyền thống khác.

Chính vì thế, giải quyết được bài toán liên quan tới lợi suất có thể nó là một trong những yếu tố then chốt giúp các dự án có thể thu hút người dùng.

Thực tế, đã có những dự án mang lại lãi suất cho người dùng (Compound, Aave, Maker), nhưng sự biến động về phần trăm lợi nhuận của chúng rất cao.

Với Anchor Protocol, người dùng có thể nhận lãi suất ổn định bằng phần thưởng khối được tích lũy thông qua tài sản thế chấp. Ngoài việc cung cấp lãi suất có sự biến động thấp, Anchor còn mang lại cho người dùng tỷ lệ hoàn vốn đáng tin cậy, duy nhất trên tất cả các blockchain.

Giao diện đơn giản, dễ tiếp cận

Có thể nói rào cản lớn nhất mà khiến những nhà đầu tư truyền thống e ngại trong việc tham gia vào DeFi đó chính là sự phức tạp cũng như những khó khăn trong việc tiếp cận. Chẳng hạn, trải nghiệm người dùng cũng như giao diện UX của các ứng dụng DeFi vẫn chưa được đánh giá cao.

Có thể nói trải nghiệm người dùng là một trong những yếu tố hàng đầu giúp thu hút và giữ chân khách hàng.

Theo như mình thấy, Anchor là một trong số ít những dự án được sự quan tâm kỹ lưỡng về giao diện UX cũng như trải nghiệm người dùng.

Lời kết

Trong buổi chia sẻ này, CEO của Terra DO Kown đã không ngần ngại bày tỏ tham vọng ngày càng phát triển hệ sinh thái của Terra để có thể cạnh tranh sòng phẳng với các hệ sinh thái của các dự án khác.

Liệu với giải pháp lãi suất cố định mà Anchor đang theo đuổi có thể giúp hệ sinh thái của Terra ngày càng trở nên phổ biến hơn trong mắt người dùng? Anh em cùng thảo luận ý kiến của mình ở bên dưới nhé.

Xin chào và hẹn gặp lại anh em trong những bài viết lần sau.

Kiếm tiền và tối ưu hóa lợi nhuận trong hẹ sinh thái Terra tại đây:

 

RELEVANT SERIES