Axelar Network (AXL) là gì? Giao thức kết nối blockchain
Axelar Network là gì?
Axelar Network là giao thức general cross-chain messaging, sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake(PoS) và được xây dựng dựa trên bộ công cụ Cosmos SDK. Dự án cung cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ các blockchain tương tác với nhau.
Đồng thời, các lập trình viên có thể xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp) tương tác đa chuỗi nhờ công nghệ của Axelar Network.
Nói cách khác, Axelar Network đóng vai trò là bên thứ ba để xác thực độ tin cậy của các giao dịch đa chuỗi, giúp đơn giản hóa quá trình chia sẻ và truyền thông tin (message) cho cả người dùng và dApp.
Mô hình hoạt động của Axelar Network
Axelar Network sử dụng mô hình Hub-and-Spoke* để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm đảm bảo khả năng tương thích và tương tác giữa các blockchain với nhau.
*Hub-and-Spoke là mô hình bao gồm một “hub” chính và các “spoke” kết nối với hub.
Theo Axelar Network, Axelar Chain là “hub", các blockchain khác là “spoke”. Khi một blockchain kết nối với Axelar, nó có thể kết nối với những mạng lưới khác.
Ví dụ: Hai chain A và B kết nối với Axelar, A và B đều có thể tương tác lẫn nhau. Nếu có hai mạng lưới mới là C và D kết nối với Axelar thì cả A, B, C, D đều được kết nối với nhau.
Thông qua mô hình trên, Axelar Network cho phép người dùng thực hiện giao dịch đa chuỗi mà vẫn đảm bảo tính bảo mật. Cụ thể:
- Tương tác đa chuỗi: Khi người dùng thực hiện yêu cầu chuyển tài sản từ chuỗi này đến chuỗi khác (spoke), Axelar Chain sẽ là bên trung gian (hub) để kết nối, xác minh và thực thi giao dịch đa chuỗi thông qua cổng kết nối (gateway).
- Bảo mật: Axelar giúp đảm bảo an toàn cho người dùng trong trường hợp một trong các chuỗi kết nối gặp vấn đề. Bằng cách tự động phát hiện và loại bỏ sự cố ra khỏi chuỗi mà không ảnh hưởng đến các chuỗi còn lại.
Ví dụ: Axelar kết nối hai mạng lưới Ethereum và Binance. Ethereum bị tấn công bởi tin tặc (hacker) và người dùng trên Ethereum bị mất tiền. Trong trường hợp, Ethereum và Binance kết nối trực tiếp với nhau mà không thông qua Axelar, người dùng Binance có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công trên.
Thay vào đó, mô hình hub-and-spoke của Axelar có thể tự động phát hiện và loại bỏ rủi ro trên ra khỏi hai chuỗi nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng. Sau khi sự cố được khắc phục, hai chuỗi sẽ được kết nối lại và người dùng có thể tiếp tục tương tác mà không bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công trước đó.
Các ứng dụng của Axelar Network
Axelar Network đã phát triển được một số ứng dụng dựa trên công nghệ của mình, bao gồm: Satellite, General Message Passing, Axelar Virtual Machine.
Satellite
Satellite là ứng dụng đóng vai trò “cầu nối”, cho phép người dùng có thể chuyển đổi tài sản giữa các blockchain khác nhau.
Tới thời điểm hiện tại, Satellite của Axelar hỗ trợ gần 30 chuỗi, tương thích cả hệ sinh thái EVM và Cosmos.
Các bước chuyển tài sản trên Satellite diễn ra như sau:
Bước 1: Người dùng lựa chọn chuỗi nguồn và tài sản muốn gửi (source).
Bước 2: Người dùng lựa chọn chuỗi đích và tài sản muốn nhận (destination).
Bước 3: Xem xét phí, thời gian và thực hiện giao dịch.
Trong đó, phí và thời gian giao dịch phụ thuộc vào tài sản và chuỗi người dùng muốn chuyển đổi.
General Message Passing
Ứng dụng General Message Passing (GMP) giúp đơn giản hoá quy trình tương tác đa chuỗi của người dùng, bằng cách cho phép nhà lập trình dApp, NFT hay gaming sử dụng API được thiết kế riêng biệt.
Quy trình trong General Message Passing được diễn ra như sau:
Bước 1: Người dùng thực hiện lệnh tương tác đa chuỗi như chuyển đổi token, NFT… giữa các chuỗi (tạm gọi là message A).
Bước 2: Message A được xác thực thông qua cổng kết nối (gateway) và các validator. Để đảm bảo message A an toàn, Axelar sử dụng cơ chế đồng thuận (proof-of-stake). Message A sẽ hợp lệ khi có ít nhất ⅔ validator đồng thuận.
Bước 3: Message A được mã hoá nhằm đảm bảo tính bảo mật cho người dùng.
Bước 4: GMP xác nhận và hoàn thành chuyển đổi message A đa chuỗi.
Axelar Virtual Machine
Máy ảo Axelar (Axelar Virtual Machine) cho phép nhà phát triển có thể lập trình và mở rộng khả năng tương tác của các dApp nhờ hai công cụ: Interchain Amplifier và Interchain Maestro và dịch vụ Interchain Token Service (ITS).
1. Interchain Amplifier
Interchain Amplifier hỗ trợ các nhà phát triển có thể mở rộng khả năng tương tác đa chuỗi, bằng cách tích hợp công nghệ mới một cách dễ dàng và liền mạch mà không cần cấp phép (permissionless). Tuy nhiên, họ cần phải trả một khoản phí cho dự án.
Ví dụ: Ethereum phát triển công nghệ mới ZKP. Axelar cho phép các nhà phát triển có thể dễ dàng tích hợp công nghệ ZKP này vào dApp giúp nâng cao khả năng tương tác của người dùng.
2. Interchain Maestro
Trong khi Interchain Amplifier hỗ trợ các nhà phát triển dễ dàng kết nối, Interchain Maestro giúp nhà lập trình dễ dàng khởi chạy và quản lý dApp trên tất cả chuỗi được kết nối với nhau.
Quy trình trong Interchain Maestro diễn ra như sau:
- Nhà phát triển thực thi hoặc nâng cấp smart contract trên chuỗi tuỳ ý.
- Interchain Maestro giúp lưu trữ và mở rộng, sau đó triển khai smart contract được cập nhật trên tất cả các chuỗi khác.
Nhờ vào quy trình trên, Axelar giúp các lập trình viên tiết kiệm thời gian và chi phí khi chỉ xây dựng một lần duy nhất, thay vì phải thực hiện trên tất cả chuỗi được kết nối.
3. Interchain Token Service
Interchain Token Service (ITS) là dịch vụ được xây dựng dựa trên công nghệ máy ảo Axelar, giúp người dùng dApp có thể tự tạo ra interchain token của bản thân. Interchain token cho phép người dùng gửi token xuyên chuỗi, xây dựng asset bridge…
Đây là tính năng vẫn đang được phát triển, theo dự án, các ứng dụng của interchain token sẽ mở rộng hơn trong tương lai.
Điểm nổi bật của Axelar Network
Một số điểm nổi bật của Axelar Network có thể kể đến như:
- Phi tập trung: Axelar Network triển khai cross-chain trên bất kỳ chain nào kể cả các mạng lưới không có Smart Contract. Tất cả các dữ liệu cập nhật, giao thức... đều được thực hiện một cách phi tập trung.
- Cross-chain Communication: Giao thức có nhiều công cụ và các tính năng như API, GMP… giúp tương tác giữa các chuỗi trở nên thuận tiện dễ dàng hơn.
- Một số ứng dụng khác trong tương lai: Ngoài các ứng dụng đã được phát triển, Axelar Network đang lên kế hoạch mở rộng các ứng dụng khác như: vay và cho vay trong thị trường DeFi, tài sản tổng hợp đa chuỗi (cross-chain synthetic asset), quyền quản trị đa chuỗi (cross-chain governance)...
Token Axelar Network là gì?
Axelar Network có native token là AXL. Bên cạnh AXL token, Axelar Network cũng phát hành token wAXL, có thể hoạt động trên tất cả các chuỗi tương thích với EVM.
Tuy nhiên, wAXL không thể được sử dụng để cung cấp thanh khoản.
AXL Token Key Metric
- Token name: Axelar Network
- Ticker: AXL
- Blockchain: Ethereum, BNB, Base…
- Token Standard: ERC-20
- Token Type: Utility
- Token Supply: 1,086,031,711 AXL
- Circulating Supply: 365,590,513 AXL
Vì token AXL có thể ứng dụng trên nhiều chain, do đó người dùng có thể tham khảo các blockchain cũng như contract được hỗ trợ tại đây.
AXL Token Use Cases
AXL token được dùng để:
- Tham gia tương tác DeFi.
- Bỏ phiếu vào quyền quản trị DAO.
- Phí và phần thưởng cho người dùng.
- Staking trong dự án.
- Cung cấp thanh khoản
AXL Token Allocation
AXL token được phân bổ như sau:
- Community Program: 36%
- Backers: 29.5%
- Team: 17%
- Company Operation: 12.5%
- Community Sale: 5%
AXL Token Sale
AXL sẽ được mở bán trên Coinlist vào ngày 10/3/2022 1:00 AM (giờ VN). Chi tiết như sau:
- Giá: 1 USD/AXL.
- Min/max: 100 USD min, 750 USD max.
- Thời gian trả token: Token sẽ mở khóa vào khoảng ngày 11/5/2022, sau đó trả dần trong 9 tháng.
- Supply: 50,000,000 AXL.
Roadmap
Axelar Network thông báo cập nhật trong năm 2023 như sau:
- Tích hợp thêm nhiều chuỗi mới: Tới thời điểm hiện tại, Axelar đã kết nối 30 hệ sinh thái trong Web3 và dự án vẫn đang tiếp tục mở rộng.
- Chương trình Airdrop, bounties và grant.
- Tích hợp các chain không tương thích với EVM.
- Hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ lập trình khác: Move, Rust…
Đội ngũ dự án
Axelar Network được xây dựng bởi hai Co-Founder sau:
- Sergey Gorbunov - Co-Founder của Axelar đồng thời là Founder của Algorand.
- Georgios Vlachos - Co-Founder, đồng thời là Head of Mathematics tại Algorand.
Và cùng nhiều thành viên trong đội ngũ kỹ thuật dự án.
Đối tác dự án
Axelar đã kêu gọi được 28.8 triệu USD trong 2 vòng gọi vốn. Đồng thời, Axelar cũng nhận được sự tài trợ từ 16 nhà đầu tư như North Island Ventures, Polychain, Dragonfly Capital, Coinbase Ventures, Binance...
Ngày 15/2/2022, Axelar Network tiếp tục gọi vốn vòng Series B với 35 triệu USD và định giá ở 1 tỷ USD. Những quỹ tham gia vòng này là Polychain, Dragonfly...
Gần đây nhất, Axelar Network thông báo kết hợp với Microsoft nhằm phát triển và tích hợp công nghệ Web3.
Các dự án tương tự
Các dự án tương tự Axelar Network có thể kể đến như: