SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Bandchain & Band Protocol - Oracle platform hàng đầu trên Cosmos

Mối quan hệ giữa Bandchain và Band Protocol là như thế nào? Tìm hiểu về cơ chế hoạt động và tương lai của nền tảng Oracle hàng đầu trên Cosmos!
Avatar
vinhvo
Published Sep 09 2021
Updated May 17 2023
9 min read
thumbnail

Band Protocol từng là một Oracle Protocol được xây dựng trên Ethereum, nó cho phép các bên độc lập hợp tác làm việc để cung cấp dữ liệu đáng tin cậy trên chuỗi, dữ liệu này sau đó sẽ được sử dụng bởi các ứng dụng khác.

Nhưng sau đó, Band Protocol quyết định xây dựng cho mình một blockchain riêng để vận hành Band Protocol, đó là BandChain. Điều này khiến Band Protocol mất và được một số thứ, có thể xem nó là một sự trade-off giữa bảo mật, độ tin cậy, tốc độ, chi phí,... Trong bài viết này, hãy cùng Coin98 tìm hiểu về mối quan hệ cũng như cách hoạt động và tương lai của Band Protocol & BandChain.

Mối quan hệ giữa Band Protocol & Bandchain

Band Protocol & Bandchain là gì?

Bandchain là một Proof-of-Stake (DPoS) Blockchain được xây dựng trên Cosmos bằng cách sử dụng Tendermint và Cosmos SDK. BandChain được tùy chỉnh để chạy Band Protocol.

Trong đó, Tendermint là thuật toán đồng thuận BFT của Cosmos, Cosmos SDK là một Software Development Kit hỗ trợ việc xây dựng blockchain riêng biệt trên Cosmos.

Band Protocol là một nền tảng Cross-chain Oracle hỗ trợ tổng hợp, kết nối dữ liệu từ thế giới thực và cho phép các smart contract truy cập thông qua API. Band Protocol hoạt động trên Bandchain.

band protocol

Lộ trình phát triển của Bandchain

BandChain sẽ được phát triển thông qua 4 bốn giai đoạn:

  • Giai đoạn 0 là phiên bản nền tảng của BandChain cho phép chuyển và staking BAND để làm các validator. Mainnet giai đoạn 0 được khởi chạy vào ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  • Giai đoạn 1 hỗ trợ việc tạo data oracle scripts có thể tùy chỉnh để có thể truy vấn các nguồn dữ liệu công khai và không được phép (permissionless). Giai đoạn 1 đã hoàn thành vào ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  • Giai đoạn 2 nhằm mục đích cho phép các nhà cung cấp API thương mại hóa dữ liệu của họ trên chuỗi một cách không tin cậy (trustless) và kiếm doanh thu từ chúng.
  • Giai đoạn 3 hỗ trợ private/identity oracle scripts và nhiều tùy chọn thanh toán hơn trong hệ sinh thái, cho phép các nhà phát triển thanh toán bằng token theo ý họ hoặc subscription model khác. Trọng tâm của bản upgrade này là sẽ hoàn thiện mạng lưới oracle phân quyền trên BandChain, sẵn sàng thúc đẩy khả năng tương tác giữa các smart contract và các dịch vụ doanh nghiệp truyền thống.

Hiện tại, Bandchain đang trong giai đoạn phát triển giai đoạn 2, dự đoán có thể ra mắt vào Q4/2021. Dưới đây là một số dữ liệu thống kê đáng chú ý của Band protocol & Bandchain ở thời điểm hiện tại.

Cách Band Protocol hoạt động & ứng dụng của BAND token

Cách hoạt động của Band protocol trên Bandchain

Tổng quan, cách hoạt động của Band Protocol giống như là một Aggregator Data.

Data Providers là bên thứ ba cung cấp dữ liệu cho Band protocol, đổi lại, họ có thể nhận lại reward cho công sức của mình. Lưu ý, Data Providers không bắt buộc là người khởi tạo dữ liệu.

Bandchain là một Blockchain riêng biệt được tùy chỉnh cho Band Protocol. Bandchain được vận hành & bảo mật bởi một nhóm các Validators. Khi data được yêu cầu bởi data consumers, các validators sẽ được chọn ngẫu nhiên giả để lấy và xác nhận dữ liệu được cung cấp từ Data Providers. 

Các Validator buộc phải staking một số lượng BAND token và chịu nguy cơ bị burn token nến phát hiện hành vi gian lận, đổi lại, các Validator nhận được phần thưởng lạm phát mạng & một phần phí giao dịch (giao động tầm 7 - 20%/năm, hiện tại là 11%).

Data Consumers là bên sử dụng data được cung cấp từ Band Protocol, đổi lại, họ phải trả phí để sử dụng dịch vụ.

Ứng dụng của BAND token

BAND token có 3 use case chính;

  • Collateral/Stake: BAND holders có thể staking BAND để trở thành validator, hoặc delegate cho các validator để kiếm phần thưởng khối và một phần phí giao dịch. Các Validators sẽ bị burn token nến phát hiện hành vi gian lận.
  • Transaction & Access Fees: BAND được sử dụng để thanh toán phí giao dịch, phí truy vấn và cũng để truy cập dữ liệu trên Band Protocol.
  • Burn: 50% phí giao dịch trên Bandchain được burn khỏi lưu thông.
  • Governance: BAND holders có thể tham gia bỏ phiếu nâng cấp giao thức và thay đổi tham số trên BandChain. Quy trình quản trị của Bandchain & Band Protocol cho phép BAND holder có quyền ra quyết định trong việc định hướng phát triển mạng.

Band Protocol được và mất gì khi di chuyển từ Ethereum đến Bandchain?

Như mình có trình bày ở đầu bài viết, quyết định chuyển từ một Protocol xây dựng trên Ethereum thành một app-chain trên L0 như Cosmos là một sự trade-off.

Ethereum là một trong những blockchain bảo mật và có hệ sinh thái rộng lớn, đa dạng hàng đầu trong không gian crypto, dựa trên Network Effect, các protocol & dapp xây dựng trên nó cũng có thể đạt được các lợi ích mà Ethereum mang lại như: sự bảo mật, toolkit, hệ sinh thái đa dạng & use base lớn,...

Bên cạnh đó, Ethereum cũng tồn tại những khuyết điểm về mặt kiến trúc, khiến platform đang gặp phải tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng. Mặc khác, các yếu tố như kỹ thuật như: Blocktimes 15s, transaction fee ngày càng đắt đỏ,... cũng ảnh hưởng rất nhiều các tới các Protocol & Dapp xây dựng trên Ethereum.

Một số ý tưởng của các protocol & Dapp sẽ chẳng thể thực hiện được do các vấn đề kỹ thuật & kinh tế với sự ảnh hưởng từ base layer.

Việc di chuyển từ Ethereum sang Cosmos khiến Band Protocol phải từ bỏ các lợi thế được mang lại từ Ethereum như sự bảo mật mạng, hệ sinh thái & người dùng rộng lớn, nhưng bù lại, nó giúp Band protocol:

  • Tự chủ hơn về mặt công nghệ, với Tendermint và Cosmos SDK, Band protocol tạo ra Bandchain, một blockchain riêng biệt có thời gian tạo khối chỉ 2 - 3s, đồng thời có thể xử lý 1,000 giao dịch mỗi giây. Với hiệu suất như thế, Band protocol có thể xử lý nhiều data request hơn, với chi phí hoạt động rẻ hơn nhiều trên Ethereum.
  • Ngoài ra, ý tưởng tập trung vào “sự đơn giản khi sử dụng” cũng đã được cụ thể hóa nhờ tính năng "Packed transaction", trong đó dữ liệu có thể được gửi với cùng một giao dịch của người dùng, cho phép các protocol & dapp truy cập data theo thời gian thực. Trong khi đó, nếu chạy tính năng này trên Ethereum thì nó sẽ ngốn một lượng gas khổng lồ, dẫn tới tình trạng thu không bù chi.
  • Ngoài ra, thông qua IBC, nó cho phép bất cứ blockchain nào được xây dựng dựa trên Cosmos SDK có thể tương tác dễ dàng với nhau. Đối với các blockchain không thuộc hệ sinh thái Cosmos sẽ phải dùng các bridge để tương tác.

Tương lai của Band protocol & Bandchain

Tokenomic

BAND token có 2 use case đang chú ý:

  • Phần thưởng khối trả cho các validator & delegator bằng BAND token, ước tính tốc độ lạm phát hằng năm sẽ giao động tầm 7 - 20%.
  • 50% phí giao dịch trên Bandchain sẽ được burn khỏi lưu thông.

Phần thưởng khối có xu hướng ít biến động hơn và phục thuộc vào tổng lượng BAND token staking. Trong khi đó, phí giao dịch phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu sử dụng Band Oracle của các protocol & dapp.

Trong trường hợp này, khi càng nhiều protocol & dapp sử dụng oracle được cung cấp từ Band protocol thì sẽ tạo ra nhiều phí giao dịch ⇒ Nhiều fee được burn hơn.

Ưu điểm của thiết kế tokenomic này tương tự sự tác động của EIP 1559 tới giá của ETH, nó sẽ giảm lạm phát, hoặc thậm chí giảm phát BAND khi số lượng phí giao dịch được burn nhiều hơn số BAND được tạo ra từ phần thưởng khối.

Hệ sinh thái Cosmos

Ngoài thiết kế tokenomic, một điểm đáng lưu ý khác là việc Band Protocol đặt cược vào tương lai inter-chain. Nếu tương lai đó thành hiện thực, khả năng cao Band Protocol sẽ chiếm vị thế đáng kể trong đó vì vài lý do sau:

  • Band Oracle là lựa chọn hàng đầu cho các Protocol & dapp xây dựng trên Cosmos Ecosystem bằng Cosmos SDK, vì chúng có thể dễ dàng tương tác với nhau thông qua IBC.
  • Key features Band protocol so với các oracle platform khác là “sự đơn giản khi sử dụng”.
  • Chi phí vận hành hệ thống rẻ.

Tổng kết

Phía trên là những thông tin về mối quan hệ giữa Band protocol (BAND) & Bandchain, cũng như một số suy nghĩ về tương lai của Band protocol. Nếu các bạn có những câu hỏi khác liên quan đến chủ đề trên, hãy bình luận ở phía dưới để Coin98 hỗ trợ ngay nhé!

RELEVANT SERIES