SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phí Gas là gì? Các tip tối ưu Gas Fee khi giao dịch

Gas Fee có vai trò gì trong giao dịch Crypto? Cùng tìm hiểu kiến thức về phí Gas để tối ưu trong quá trình đầu tư của mình.
dieudang
Published Mar 19 2021
Updated May 31 2024
7 min read
phí gas là gì

Phí gas là gì?

Phí gas (gas fee) là khoản phí mà người dùng phải trả cho các mạng lưới Blockchain để hoàn thành một giao dịch hoặc tham gia vào các hoạt động DeFi có tương tác với smart

Phí gas được sử dụng để trả cho các thợ đào, validator đã tham gia vào quy trình xác thực và ghi lại giao dịch trên nền tảng, đồng thời giảm lượng giao dịch spam trên mạng.

Phí gas có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào kích thước của giao dịch, chi phí đơn vị gas, mức độ phức tạp của hành động… hoặc người dùng có thể tùy chỉnh phí gas theo nhu cầu.

Trong hình dưới đây, người dùng có thể quan sát việc thực hiện một giao dịch đi qua rất nhiều bước tính toán của máy tính, cứ mỗi bước như vậy đều đòi hỏi có gas để tiến hành.

phí gas là gì

Đọc thêm: So sánh phí giao dịch blockchain và phí gas

advertising

Phân biệt Gas Limit và Gas Price

Cấu trúc của phí Gas sẽ bao gồm 2 phần quan trọng cần lưu ý:

  • Gas Limit
  • Gas Price

Trong đó:

Gas Limit

Gas Limit là lượng gas tối đa mà người dùng sẵn sàng trả để thực hiện một hoạt động hoặc xác nhận một giao dịch. Giá trị mặc định của Gas Limit thay đổi tùy thuộc vào thời gian và loại giao dịch. Người dùng được quyền thiết lập Gas Limit.

Sự cần thiết của Gas Limit để hoàn thành một giao dịch phụ thuộc vào mức độ phức tạp của giao dịch đó. Giao dịch càng phức tạp thì càng tiêu tốn nhiều tài nguyên tính toán và lượng gas tiêu thụ càng nhiều.

Gas Price

Gas Price là số tiền tính bằng đồng coin gốc của blockchain đó mà người dùng sẵn sàng chi cho mỗi đơn vị Gas.

Gas Price sẽ ảnh hưởng đến tốc độ xác nhận giao dịch của miner/validator trong network và đưa chúng vào block mới.

  • Gas Price mà người dùng sẵn sàng trả càng cao Phần thưởng của miner/validator càng cao ⇒ Miner/Validator sẽ xác nhận giao dịch của người dùng càng nhanh.
  • Ngược lại, Gas Price mà người dùng sẵn sàng trả càng thấp ⇒ Người dùng sẽ phải đợi lâu hơn. Nếu không vội, người dùng có thể tiết kiệm tiền bằng cách đặt Gas Price thấp hơn.

Riêng blockchain Ethereum sẽ tính Gas Price bằng đơn vị Gwei, bản thân Gwei là một mệnh giá của ETH - mỗi Gwei bằng 0,000000001 ETH (10-9 ETH).

Ví dụ: Thay vì nói rằng Gas Fee là 0,000000001 ETH, người dùng có thể nói Gas Fee là 1 Gwei. Hiện nay, Ethereum chính là nền tảng blockchain thu hút được số lượng lớn Dapp xây dựng và phát triển trên đó. Người dùng chơi hệ DeFi nhất định phải hiểu rõ Ethereum và cũng như gas fee của Ethereum để bắt trend cho kịp thời.

Giả sử khi giao dịch, Gas Limit Ethereum là 21,000 và Gas Price là 106 Gwei. Như vậy:

Gas Fee = 21,000 x 106 Gwei = 2,226,000 Gwei ~ 0,002226 ETH

Có nghĩa là người dùng sẵn sàng trả 0,002226 ETH để giao dịch được thực hiện.

Phí Gas trên các Blockchain

Giao dịch trên Blockchain nào, trả Gas Fee bằng coin của blockchain đó. Điều này có nghĩa là tùy vào nền tảng blockchain khác nhau mà phí Gas cũng được tính ở những đơn vị khác nhau.

Nói cách khác, khi thực hiện giao dịch hay muốn chuyển token ở blockchain nào, người dùng sẽ dùng chính đồng coin gốc của blockchain đó để trả phí giao dịch.

Gas Fee ở mỗi blockchain là hoàn toàn không giống nhau. người dùng muốn giao dịch trên blockchain nào thì phải đảm bảo người dùng có đồng coin gốc của blockchain đó làm Gas. Cụ thể:

  • Muốn giao dịch trên Ethereum: Mua, bán, lưu trữ token ERC20 như ETH, USDT ERC20,.... ⇒ Trả Gas Fee bằng đồng Ether (ETH).
  • Muốn giao dịch trên Solana: Mua, bán, lưu trữ token SPL như SRM, RAY,… ⇒ Trả Gas Fee bằng đồng Solana (SOL).
  • Muốn giao dịch trên Binance Smart Chain: Mua, bán, lưu trữ token BEP20,… ⇒ Trả Gas Fee bằng đồng Binance Coin (BNB).

Nếu người dùng vẫn băn khoăn không biết nên dùng đồng nào để làm phí giao dịch (Gas Fee) khi sử dụng blockchain nào, người dùng có thể xem ở hình dưới đây:

phí gas trên các blockchain
Phí gas trên các blockchain

Chú thích:

  • Father Token: Đồng coin người dùng dùng làm Gas Fee tương ứng với các blockchain.
  • Child Token: Là các chuẩn token được hỗ trợ trên các blockchain tương ứng.

Tại sao phải cần có Gas Fee?

Với sự xuất hiện của Gas Fee:

  • Hạn chế việc spam mạng lưới, tăng tính bảo mật của network.
  • Tăng hiệu suất khi thực hiện các thuật toán tiến hành giao dịch. Các nhà phát triển sẽ phải cố gắng để giới hạn số bước cần dùng đến khi thực hiện giao dịch để tiết kiệm chi phí.
  • Chi trả cho những nỗ lực và đền bù cho lượng năng lượng máy tính được sử dụng của miner.
taị sao có gas fee

Tips tiết kiệm Gas Fee khi swap trên các AMM

Hiện tại đang có rất nhiều AMM để người dùng có thể sử dụng và giao dịch đồng coin mà mình mong muốn như:

  • Pancakeswap trên BSC;
  • SerumSwap, LunaDEX trên Solana;
  • Uniswap, Sushiswap trên Ethereum;
  • MDEX trên Heco Chain.

Để đơn giản hóa quy trình swap cho người dùng, Coin98 Super Wallet đã phát triển sản phẩm SpaceGate, cho phép người dùng swap và chuyển token trên nhiều mạng lưới, cùng với cơ chế tối ưu phí giao dịch, SpaceGate đóng vai trò là giải pháp giúp người dùng trải nghiệm chuyển tài sản tiền điện tử giữa các mạng lưới một cách mượt mà.

điều chỉnh gas fee
Người dùng truy cập SpaceGate trên Coin98 Super Wallet để thực hiện swap và điều chỉnh phí gas theo nhu cầu

Ngoài ra người dùng cũng có thể áp dụng thêm các tip dưới đây để tiết kiệm phí Gas:

  • Tối ưu hóa các bước giao dịch, càng ít bước càng tốt. Vì cứ mỗi bước, người dùng sẽ phải tốn gas để thực hiện làm tăng gas fee.
  • Lường trước số gas để hạn chế việc thiếu gas khiến giao dịch thất bại và tốn thêm phí. Dùng các website Scan để tham khảo phí giao dịch và chọn thời điểm gas rẻ để tiến hành các giao dịch. Điển hình: EtherScan cho Ethereum, BSCscan cho Binance Smart Chain....
  • Theo dõi mật độ giao dịch của mạng lưới để tránh những lúc nghẽn mạng, phí Gas cao và có nguy cơ thực hiện giao dịch thất bại. Ví dụ: Trước khi giao dịch trên Ethereum, người dùng có thể check thông tin mật độ giao dịch trên: https://ethereumprice.org/gas.

Ngoài Gas Fee, còn một khái niệm khác mà người dùng có thể cũng bắt gặp trong quá trình giao dịch, đó là Gas War, người dùng tìm hiểu thêm tại: Gas War là gì? Làm sao để thắng trong cuộc chiến Gas War?

RELEVANT SERIES