SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Bitcoin ảnh hưởng xấu đến môi trường, NEAR thì không!

Blockchain NEAR thân thiện với môi trường. Nếu bạn lo lắng về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của blockchain đối với trái đất, bài viết này sẽ giúp bạn thấy NEAR là lựa chọn đúng đắn để cứu khí hậu.
Avatar
support
Published Apr 28 2022
Updated Jan 22 2024
7 min read
thumbnail

Nan đề crypto và môi trường

Lĩnh vực công nghệ thường không được xem là một trong những ngành “trọng tội” góp phần đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu, thế nhưng việc sản xuất thiết bị và tiêu thụ năng lượng liên quan ngày càng tăng có tác động lớn đến môi trường.

Trong không gian blockchain, tiêu thụ năng lượng đã trở thành vấn đề trọng tâm của cả những người ủng hộ và hoài nghi tiền điện tử. Những cuộc tranh luận này thường bắt đầu với Bitcoin - blockchain đầu tiên có vốn hóa thị trường cao nhất và được biết đến rộng rãi nhất hiện nay.

Bitcoin và Bằng chứng công việc

Bitcoin là giao thức blockchain sử dụng bằng chứng công việc (PoW), trong đó các thợ đào giải quyết các vấn đề toán học để xác thực các block và nhận phần thưởng. Và cơ chế đồng thuận PoW này là trung tâm của cuộc tranh luận về năng lượng blockchain.

Việc giải phương trình toán học để sản xuất các block đòi hỏi một lượng lớn thiết bị khai khác, và chúng tiêu thụ lượng điện cao trong quá trình sản xuất, lắp đặt và vận hành.

Các thợ đào cạnh tranh với nhau để giành phần thưởng cho việc xác thực block và ngày càng đổ nhiều lực vào thiết bị, miễn là phần thưởng lớn hơn chi phí đã bỏ ra. Phần lớn năng lượng tính toán này bị lãng phí trong cuộc đua giành phần thưởng. 

Năng lượng tiêu thụ qua PoW

Tùy thuộc vào nguồn điện, hoạt động khai thác PoW đi kèm với lượng khí thải carbon cao. Nguyên nhân là do hoạt động này vừa không hiệu quả, vừa diễn ra trên quy mô lớn toàn cầu. Việc khai thác Bitcoin hiện tại đang ngang bằng mức tiêu thụ năng lượng của một số quốc gia. 

Một số thợ đào tuyên bố bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng năng lượng thủy điện hoặc năng lượng hạt nhân để vận hành các giàn khai thác. Tuy nhiên, do mức độ tiêu thụ điện lớn, những nguồn năng lượng này vẫn gây thiệt hại đáng kể cho môi trường, đi kèm với đó là vấn đề chất thải dưới dạng phần cứng máy tính.

Dựa trên Chỉ số tiêu thụ năng lượng của Digiconomist, Bitcoin tạo ra 37 triệu tấn khí thải CO2 hàng năm. Chia nhỏ con số này xuống còn 365 ngày mỗi năm và khoảng 330,000 giao dịch mỗi ngày trên blockchain Bitcoin, ta có một giao dịch Bitcoin tạo ra khoảng 0.3 tấn khí thải CO2. Con số này tương đương với lượng khí thải carbon của một chiếc xe chạy 1,600 km tiêu thụ 8 lít xăng/100km. Bạn cũng có thể nghĩ về nó giống như việc đốt 130 lít xăng chỉ cho một giao dịch Bitcoin.

Nếu bạn chuyển Bitcoin sang một sàn giao dịch, thì sàn giao dịch đó thường chuyển Bitcoin của bạn vào một pool có giao dịch khác trên blockchain, và như thế lại thải ra lượng CO2 tương đương xe chạy 1,600 km. Ngoài ra, bằng cách ấn vài nút để làm một giao dịch thử nghiệm, bạn đã tạo ra lượng khí thải carbon bằng một chuyến đi ô tô từ San Francisco đến New York.

Ethereum và PoW 

Ethereum, blockchain lớn thứ hai theo vốn hóa thị trường, cũng chạy bằng đồng thuận PoW nhưng có lượng khí thải carbon thấp hơn đáng kể so với Bitcoin. 

Theo Chỉ số tiêu thụ năng lượng của Digiconomist, Ethereum tạo ra khoảng 12 triệu tấn khí thải CO2 hàng năm, bằng khoảng một phần ba so với Bitcoin. 

Ethereum cho phép số lượng giao dịch mỗi giây nhiều gấp bốn lần so với Bitcoin. Do đó, các giao dịch Ethereum dẫn đến lượng khí thải carbon thấp hơn khoảng 12 lần so với các giao dịch Bitcoin. Tuy nhiên, điều đó vẫn giống như đốt 12 lít xăng cho mỗi giao dịch.

Ethereum 2.0 và Bằng chứng cổ phần

Ethereum đang tiến hành nâng cấp kiến ​​trúc mạng lên Ethereum 2.0. Khi hoàn tất giai đoạn cuối cùng của quá trình, đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS) sẽ thay thế PoW để duy trì mạng.

Trong PoS, không cần công cụ khai thác để giải các bài toán. Thay vào đó, người xác thực đặt một số lượng token nhất định làm tiền đặt cược trước khi xác thực các block và nhận phần thưởng.

Mặc dù chain Beacon, được gọi là "nhịp tim" ở cốt lõi kiến ​​trúc mới của Ethereum, đã ra mắt, nhưng sẽ mất ít nhất vài năm trước khi người dùng có thể xây dựng và giao dịch trên ETH 2.0.

Nhưng Ethereum 2.0 sẽ không phải là blockchain PoS đầu tiên hoạt động. Một số blockchain khác, bao gồm NEAR, đã sử dụng cơ chế này.

NEAR và PoS - Giải pháp thay thế xanh 

Ra mắt vào năm 2020, giao thức NEAR là blockchain thế hệ thứ ba dựa trên PoS và xử lý 1,000 giao dịch mỗi giây.

Thông lượng này đã tăng lên nhờ Sharding - công nghệ mở rộng quy mô blockchain trên các "phân đoạn" song song. Các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng trên NEAR và sử dụng bộ công cụ của blockchain đang phát triển rất nhanh này.

Ngoài hiệu quả năng lượng với đồng thuận PoS, NEAR Foundation đã cam kết biến nền tảng trở nên thân thiện với môi trường. Vào tháng 2/2021, NEAR Protocol đã mời South Pole, nhà phát triển dự án hàng đầu và nhà cung cấp giải pháp khí hậu toàn cầu có trụ sở chính tại Zurich, Thụy Sĩ, đánh giá lượng khí thải carbon của NEAR, giảm lượng khí thải nếu có thể và bù đắp hoàn toàn lượng khí thải còn lại bằng các dự án bù CO2 trong tương lai. 

South Pole đã xem xét lượng khí thải carbon của NEAR Foundation, Core Collective (tất cả nhân viên và nhà thầu làm việc trên Giao thức NEAR) và tất cả những người xác thực.

Kết quả cho thấy NEAR hiện tạo ra lượng khí thải carbon là 174 tấn CO2 mỗi năm. Như thế, NEAR thải carbon ít hơn 200,000 lần so với Bitcoin, chủ yếu bằng cách áp dụng PoS thay vì PoW.

Một lợi thế khác của PoS là lượng khí thải carbon của NEAR sẽ chỉ tăng lên một chút khi lưu lượng giao dịch ngày càng tăng. NEAR cũng bù đắp lượng CO2 đó bằng các dự án trồng rừng, cụ thể thực hiện các giao dịch trên NEAR về trồng cây ở Colombia, Zimbabwe và Hoa Kỳ.

Đọc thêm Vỡ mộng với cú dump của Bitcoin, mình đã đến với NEAR.

RELEVANT SERIES