SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Chương trình điểm Points trong crypto

Bắt đầu từ năm 2023, hệ thống điểm Points của các dự án đã nổi lên như một sự đổi mới trong cách phân phối token cho cộng đồng. Trong bài viết này, hãy cùng Coin98 Insights tìm hiểu tổng quan về hệ thống điểm (Point) trong thị trường crypto.
Avatar
vinhvo
Published Mar 26 2024
Updated Apr 01 2024
8 min read
thumbnail

Crypto point (điểm) là gì?

Crypto point đề cập đến việc các dự án trong thị trường crypto sử dụng hệ thống điểm để gán giá trị cho một số hành vi nhất định.

Ví dụ: Khi người dùng stake ETH hoặc LST vào Puffer Finance, họ sẽ nhận lại Puffer point (điểm Puffer) & EigenLayer point (điểm EigenLayer).

crypto point

Hiểu theo cách khác, điểm có thể được xem như một dạng tiền nội tệ do các dự án crypto phát hành, giá trị và tiện ích của nó được xác định bởi các tổ chức liên quan.

Các hệ thống điểm thường được thiết kế rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp. Người dùng tham gia các hệ thống này và kiếm điểm (point) bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ hoặc thực hiện các hành động cụ thể trên giao thức.

advertising

Sự phát triển của các hệ thống điểm trong thị trường crypto

Nhìn lại lịch sử của thị trường crypto, chúng ta thấy sự phát triển của các mô hình phân phối token (Token Distribution Model), bắt đầu tăng cường tài trợ cho dự án, sau đó là thanh khoản và mức độ tương tác của người dùng.

hệ thống point crypto
  • Năm 2017, Initial Coin Offering (ICO) & SAFT Sales đã trở nên phổ biến, tận dụng tiêu chuẩn ERC20 của Ethereum để ra mắt token.
  • Tuy nhiên, các vấn đề về thanh khoản và khả năng phân phối đã dẫn đến sự xuất hiện của Initial Exchange Offering (IEO) vào năm 2018, cung cấp cho các dự án nguồn thanh khoản và khả năng hiển thị tốt hơn trên các CEX.
  • Sự bùng nổ DeFi vào năm 2020 đã giới thiệu các mô hình như Initial Decentralized Exchange Offering (IDO) và Liquidity Mining program, tập trung vào DEX và phần thưởng cho người dùng.
  • Năm 2021, lĩnh vực này đã chứng kiến ​​sự đổi mới hơn nữa với các chiến lược retroactive tập trung vào mức độ tương tác của người dùng với dự án.
  • Năm 2023, xu hướng airdrop/retroactive tiếp tục phát triển từ khuyến khích “ngầm” sang khuyến khích bằng point với các ưu đãi có mục tiêu. Xu hướng này phản ánh sự thay đổi chiến lược hướng tới việc tạo ra các cộng đồng có tính tương tác cao, nơi hành động của người dùng đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của giao thức.

Các trường hợp thành công của việc triển khai hệ thống điểm được ghi nhận ở Ethereum và Solana, sau đó lan rộng ra các hệ sinh thái khác.

Các dự án như EigenLayer, MarginFi bắt đầu bằng các hệ thống điểm đơn giản, dự án thưởng điểm khi người dùng gửi token vào protocol.

  • EigenLayer Stage 1 Mainnet vào 6/2023, người dùng có thể nạp ETH/LST vào giao thức để kiếm điểm EigenLayer.
  • MarginFi là nền tảng lending trên Solana, họ cũng đã triển khai chương trình phần thưởng dựa trên điểm vào 6/2023. Những điểm này được cho là có khả năng chuyển đổi thành native token của MarginFi, dẫn đến lượng người dùng và TVL tăng đột biến.
token dep marginfi

Nhận thấy sự thành công của hệ thống điểm trên MarginFi, một loạt các dự án Solana cũng bắt đầu sử dụng chiến lược tương tự như Jito (9/2023) và Kamino. Tháng 12/2023, Jito retroactive cho người dùng dựa trên số điểm của họ.

Sau đó xu hướng sử dụng hệ thống điểm lan rộng ra cả thị trường, hàng loạt dự án chưa có token cũng bắt đầu sử dụng hệ thống point để khuyến khích người dùng tương tác với dự án của mình.

Hiện nay, không gian thiết kế các hệ thống point đã đa dạng hơn, một số dự án duy trì các hệ thống đơn giản, một số thì thiết kế các hệ thống point phức tạp.

Đọc thêm Hành trình phát triển của airdrop/retroactive trong crypto.

Ưu điểm của các hệ thống điểm

Ngày càng có nhiều dự án crypto sử dụng các hệ thống điểm như một cơ chế cốt lõi để kích thích tương tác, sự tham gia của người dùng vào giao thức để thúc đẩy sự tăng trưởng.

Điểm độc đáo của hệ thống điểm nằm ở khả năng đưa ra các ưu đãi có mục tiêu. Các dự án có thể thưởng cho người dùng vì những hành vi cụ thể có lợi cho giao thức.

Hơn nữa, hệ thống điểm mang lại lợi thế về tính linh hoạt, các dự án thường chỉ phân bố điểm để ghi nhận sự tham gia của người dùng, điểm này có thể được chuyển đổi thành native token ở giai đoạn sau.

Phương pháp này cho phép các dự án lập kế hoạch chiến lược và tăng trưởng theo từng giai đoạn mà không chịu áp lực trực tiếp từ các giao dịch tài chính.

Ví dụ: 

eETH của Etherfi mainnet vào Q4/2023, sau đó dự án khuyến khích người dùng stake ETH vào giao thức và sử dụng eETH.

Cứ mỗi 0.001 ETH được stake, người dùng sẽ nhận được 1 điểm/ngày, cộng thêm với việc khuyến khích gián tiếp từ EigenLayer, TVL của Etherfi đã tăng từ 45,000 ETH lên hơn 800,000 ETH chỉ Q1/2024.

etherfi

Tương tự trường hợp của Etherfi, Puffer cũng là một dự án nổi bật trong nhóm dự án liquid restaking. Dự án bắt đầu cho phép người dùng stake ETH/stETH vào protocol bắt đầu từ 1/2/2024, với thiết kế point tương tự như Etherfi, chỉ trong 2 tháng TVL của dự án đã tăng từ 40,000 ETH lên 371,000 ETH.

image

Hạn chế của các hệ thống điểm

Trong bối cảnh crypto, các hệ thống điểm đã nổi lên như một công cụ chiến lược cho các dự án chưa ra mắt native token. Tuy nhiên, cách làm của một số dự án lại không được hiệu quả như mong muốn.

  • Starknet thông báo airdrop theo điểm point. Tuy nhiên dự án không nói rõ điều kiện là phải giữ tối thiểu 0.05 ETH trong mỗi địa chỉ ví. Việc này khiến cho cộng đồng những người ủng hộ và tham gia hệ sinh thái để kiếm điểm point phẫn nộ.
  • Hay như Solend - dự án đã phát hành token SLND từ tháng 11/2021, nhưng vẫn tiếp tục ra mắt chương trình điểm point vào tháng 8/2023. Hệ thống points này như một cách để người dùng tính toán xem lượng phần thưởng họ nhận được là bao nhiêu, dựa trên các hoạt động trên ứng dụng. Chứ nó không hẳn là hình thức airdrop như các dự án chưa ra mắt token khác. Vì cơ bản, người dùng vẫn nhận được phần thưởng nếu như không có chương trình point này.

Các hệ thống điểm Points này phù hợp với các dự án chưa ra mắt token. Sau khi TGE, các dự án cũng cần xem xét các chiến lược phát triển bền vững để tránh các hiệu ứng tiêu cực.

Một số dự án nổi bật sử dụng hệ thống point để khuyến khích người dùng tham gia

Hình dưới là top 5 dự án nổi bật đang triển khai hệ thống điểm trong thị trường crypto:

hệ thống crypto point

EigenLayer là giao thức restaking đầu tiên trên Ethereum, cho phép tái sử dụng ETH trên lớp đồng thuận (consensus layer). EigenLayer đang thưởng điểm cho người dùng deposit ETH/LST vào hệ thống.

Puffer là một trong những dự án liquid restaking được xây dựng trên EigenLayer. Dự án đang khuyến khích các người dùng như stake ETH vào giao thức và sử dụng pufETH vào các dự án DeFi khác nhau.

Drift là một perpetual DEX xây dựng trên Solana. Dự án đang sử dụng dụng hệ thống điểm khuyến khích người dùng trade và cung cấp thanh khoản cho giao thức.

Meteora là top 3 DEX hàng đầu trên Solana. Dự án đang sử dụng hệ thống điểm để khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản cho giao thức.

Ambient là multichain DEX đang hoạt động trên Ethereum, Scroll & Blast. Dự án đang triển khai hệ thống điểm để khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản cho dự án.

Kết luận

Hệ thống point là một công cụ hữu ích để khuyến khích người dùng tương tác với giao thức và giúp dự án phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên cần ghi nhớ, các hệ thống điểm là công cụ không phải mục tiêu. Chúng cũng không phải là liều thuốc chữa bách bệnh.

Các hệ thống điểm có thể giúp các dự án khuyến khích các mô hình tương tác lành mạnh nhưng chúng có nguy cơ đặt ra những kỳ vọng không thực tế cho người dùng.

RELEVANT SERIES