SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Weekly Insights W37: CPI cao hơn kỳ vọng, mảng Identity được chú trọng

Đây là Series “Weekly Insights” tổng kết những sự kiện diễn ra trong tuần thông qua các infographic giúp người đọc nắm được các insight một cách trực quan nhất.
Avatar
chungnguyen
Published Sep 20 2022
Updated Sep 27 2023
17 min read
thumbnail

Kiến thức trọng tâm:

  • Cộng đồng quan tâm nhiều tới The Merge và sự kiện đã diễn ra thành công.
  • Chỉ số CPI cao hơn mức kỳ vọng gây ảnh hưởng tiêu cực tới toàn thị trường crypto.
  • Mảng Identity đang được nhiều bên chú trọng, bao gồm cả Binance. 
  • Một quỹ lớn “đổ bộ” hệ sinh thái Avalanche, Near có thêm quỹ 100 triệu USD.
  • Thị trường gọi vốn tập trung vào các dự án phát triển Infrastructure và Web3 với ơn 20 thương vụ trị giá hơn 270 triệu USD, điều này cho thấy dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào các dự án crypto.

Tình hình vĩ mô và crypto

Sự kiện The Merge của Ethereum diễn ra thành công

Trong tuần qua, không thể không nhắc đến sự kiện nổi bật nhất của Ethereum - The Merge. Sự kiện này phổ biến đến mức Google đã tạo hẳn một Easter Egg (quả trứng Phục sinh) để gia tăng sự thú vị cho thị trường. Sự kiện The Merge chính thức diễn ra thành công vào ngày 16/9/2022, chuyển đổi cơ chế đồng thuận của Ethereum sang Proof-of-Stake (PoS).

Theo dữ liệu từ Coinmetrics, trước đây các thợ đào (miner) trên Ethereum có doanh thu tăng trưởng mạnh theo năm. Đặc biệt, 2021 là năm họ nhận được doanh thu cao nhất, với hơn 18 tỷ USD (cao hơn 50% tổng doanh thu các năm trước).

Sau sự kiện The Merge, gần 70% thợ đào Ethereum dừng hoạt động, lý do chủ yếu là vì Ethereum chuyển thành Proof-of-Stake blockchain và lợi nhuận từ việc đào ETH không còn nhiều. Tuy nhiên, các Ethereum miner vẫn còn những lựa chọn khác:

  • Chuyển qua đào tại các Proof-of-Work (PoW) blockchain khác như Ethereum Classic (ETC), Ravencoin…
  • Tiếp tục với Proof-of-Work Ethereum bản fork. Tuy nhiên, vì đây là bản fork nên nó sẽ tồn tại những rủi ro khó lường trước. Các thợ đào nên cân nhắc cẩn thận và chờ một thời gian đến khi mạng Ethereum fork ổn định.
  • Thích nghi với mạng Proof-of-Stake: Với lượng ETH tích lũy được từ việc làm Ethereum miner trước đó, các thợ đào có thể chuyển qua stake ETH trên PoS Ethereum. Lợi nhuận các thợ đào nhận được sẽ phụ thuộc vào số ETH họ stake, có thể sẽ ít hơn khi Ethereum sử dụng PoW, nhưng việc Ethereum chuyển thành PoS blockchain sẽ giúp ích về dài hạn.

⇒ The Merge là một sự kiện bước ngoặt của mạng Ethereum và cộng đồng crypto, đánh dấu sự chấm dứt của hơn 7 năm mạng Ethereum sử dụng cơ chế PoW từ 2015. Mặc dù bước sang trang mới, mạng Ethereum vẫn còn nhiều lần cập nhật khác mà cộng đồng nên tiếp tục theo dõi.

Tìm hiểu thêm: The Merge thành công: Tại sao crypto fan vừa mừng vừa lo?

CPI cao hơn kỳ vọng nhưng thấp hơn tháng trước

Tuần qua, Mỹ công bố chỉ số CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) tháng 8/2022 ở mức 8.3%, cao hơn mức kỳ vọng nhưng thấp hơn 0.2% so với CPI tháng trước đó. Từ giữa năm 2022, chỉ số CPI đang có xu hướng giảm từ 9.1% xuống 8.5% và còn 8.3% ở lần công bố gần nhất. Vì vậy, chúng ta có thể thấy các chính sách của Hoa Kỳ đang có tác động đến việc kiềm chế lạm phát.

Sau công bố CPI, giá Bitcoin và các crypto khác đồng loạt phản ứng khiến gần 100,000 vị thế bị thanh lý trong 24h. Lượng tài sản bị thanh lý nhiều nhất là Bitcoin (133 triệu USD) và Ethereum  (127 triệu USD).

Chỉ số CPI cũng sẽ ảnh hưởng tới quyết định của FED (Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ) về lãi suất cơ bản. Theo dữ kiện trước đó, FED đã tăng lãi suất cơ bản 4 lần liên tiếp, mức tăng thêm lần lượt là 0.25%, 0.5% và hai lần 0.75%. Do đó, có thể thấy FED đã có những quyết định cứng rắn nhằm kiềm chế lạm phát diễn ra tại Mỹ sau thời kì hậu Covid.

Hiện tại, có thể thấy rõ mối tương quan giữa CPI và quyết định tăng lãi suất tại Mỹ. Nếu chỉ số CPI cao hơn lần công bố trước thì FED khả năng cao sẽ có quyết định mạnh tay hơn. Trong giai đoạn giữa năm 2022, CPI tăng từ 8.3% lên 8.6% và lên 9.1% nên FED đã hai lần quyết định tăng lãi suất thêm 0.75%.

Bên cạnh đó, có thể tính tới việc các nhà đầu tư trong thị trường đã quen với sự không ổn định của chỉ số CPI và các quyết định lãi suất. Do đó, sự tương quan giữa những sự kiện vĩ mô này với thị trường crypto có thể bị suy giảm, chúng không còn ảnh hưởng lẫn nhau nhiều như trước.

FED dự kiến sẽ công bố quyết định lãi suất vào ngày 21/9/2022. Theo tờ Forbes, thị trường kỳ vọng lãi suất sẽ tăng thêm 0.75% như hai lần trước đó. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng lãi suất có thể tăng thêm 0.5% hoặc 1%.

Mặc dù tăng lãi suất là tin tiêu cực với thị trường Crypto nhưng FED lại là bên triển khai CBDC. Đây sẽ là giải pháp giúp nhà đầu tư ở Mỹ có thể tiếp cận Crypto một cách dễ dàng hơn đồng thời đi đến Mass Adoption nhanh hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Hàn Quốc ra lệnh bắt Do Kwon

Ngày 14/9/2022, tòa án Seoul chính thức ban hành lệnh bắt giữ Do Kwon, sáng lập Terraform Labs và blockchain Terra (LUNA) và 5 thành viên khác. Động thái này nhằm làm sáng tỏ vụ việc stablecoin UST depeg khiến hơn 40 tỷ USD bị xóa sổ và hệ sinh thái Terra bị sụp đổ vào tháng 5/2022.

Đọc thêm về sự sụp đổ của Terra: UST mất peg, Terra sụp đổ

Sau khi có thông báo về lệnh bắt giữ, Bộ ngoại giao Hàn Quốc đã vô hiệu hoá hộ chiếu của Do Kwon nhằm hạn chế hoạt động đi lại của anh. Tuy nhiên, founder của Terra đang không ở Hàn Quốc, và  hiện không có nhiều thông tin về địa chỉ cụ thể của anh.

Từ ngày 9-11/9/2022 LUNA/USD có tăng trưởng ấn tượng về volume và market cap. Giá token LUNA đã tăng hơn 350%, từ khoảng 2 USD lên hơn 6.5 USD. Tuy nhiên, sau thông báo về lệnh bắt giữ nhà sáng lập Terra (LUNA), giá token này ngay lập tức giảm xuống gần về mức giá trước ngày 9/9/2022. 

Sự biến động về market cap và khối lượng giao dịch của token LUNA đã làm dấy lên nhiều nghi ngờ về việc thao túng giá - vốn có khả năng xảy ra vì market cap trước đó của LUNA chỉ khoảng 300 triệu USD và chỉ sau vài ngày tăng lên hơn 1 tỷ USD.

⇒ Nhà đầu tư LUNA bị tác động bởi tin tức về lệnh bắt giữ Do Kwon. Nếu cơ quan điều tra đủ chứng cứ buộc tội Do Kwon, blockchain Terra (LUNA) và toàn bộ hệ sinh thái có khả năng sẽ hoàn toàn bị sụp đổ.

Tổng quan tình hình DeFi

Mảng Identity đang được chú ý?

Đặc điểm nổi bật của Web3 là việc người dùng có quyền sở hữu thông tin (data ownership), trong khi đó ở kỷ nguyên Web2, các công ty như Facebook hay Google bị lên án vì sử dụng thông tin người dùng để trục lợi. 

Vậy xu hướng Identity (danh tính) có đang diễn ra? Chúng ta hãy thử điểm qua những sự kiện liên quan trong tuần:

  • Binance Account Bound (BAB) với ý tưởng tương tự như Soul Bound Token (SBT) của Vitalik Buterin.
  • Binance Labs đầu tư vào Space ID. Ngày 15/9, Space ID đã cho mint 10,000 tên miền .bnb với điều kiện là người tham gia phải có Binance Account Bound (BAB).
  • Gitcoin ra mắt Gitcoin Passport giúp người dùng phát triển decentralized identity (danh tính phi tập trung).
  • Polygon ra mắt Polygon ID.
  • Galaxy Project (GAL), dự án làm về mảng credential, yêu cầu người dùng xác minh danh tính để mint NFT của dự án và hưởng các lợi ích khác.

Có thể thấy liên tiếp các sự kiện được ra mắt để thúc đẩy người dùng tạo danh tính của mình trong thế giới crypto. Đặc biệt, một “ông lớn” như Binance cũng có động thái ra mắt Binance Account Bound và đầu tư vào dự án Space ID nhằm thúc đẩy mảng Identity này. 

Nhưng theo quan sát, có vẻ không có nhiều cơ hội trong mảng này vì hiện tại người dùng chỉ có mint NFT hoặc xác minh danh tính để nhận thưởng. Do đó, bên cạnh việc đưa ra các incentive nhằm thu hút người dùng, các dự án Identity có thể phát triển các mô hình dựa trên lượng người dùng sẵn có để tạo ra lợi ích lâu dài cho các bên.

Kế hoạch tiếp theo của Lido Finance

Lido Finance (LIDO) là một giải pháp liquidity staking cho phép người nắm giữ crypto có thể stake trên nền tảng này và nhận về crypto kèm lãi suất. Hiện tại, trên mạng blockchain Proof-of-Stake Ethereum, Lido Finance là dự án có số lượng validator  lớn nhất, hơn 120,000 validators (chiếm khoảng 30% tổng số validator).

Trong buổi phỏng vấn mới nhất với Token Terminal, Jacob, trưởng phòng phát triển kinh doanh của Lido Finance, đã chia sẻ tầm nhìn trong tương lai của Lido:

“Lido Finance sẽ tập trung cạnh tranh trên thị trường chính Ethereum và Layer 2, tiếp theo sẽ mở rộng sang các blockchain khác như Cosmos, Near, Avalaunch. Sau khi đã tăng độ nhận diện của mình trên khoảng 15 chain, Lido có thể sẽ nghiên cứu phát triển các dự án xoay quanh stToken,” Jacob cho biết.

Hiện tại, Lido Finance đang cung cấp dịch vụ ở 5 blockchain, gồm Ethereum, Solana, Polygon, Polkadot và Kusama. APR trên Lido dao động trong khoảng 4.8% tới 16.5% tuỳ thuộc vào blockchain người dùng chọn stake. 

“Tận dụng vị thế dẫn đầu mảng liquidity staking, Lido Finance sẽ tiếp tục ‘càn quét’ các blockchain khác nhằm phục vụ nhu cầu từ phía người dùng thay vì ra mắt sản phẩm mới và cạnh tranh với các dự án DeFi khác”, Vĩ Đặng - thành viên Coin98 Ventures nhận định.

⇒ Có thể thấy trong xu hướng giảm, mỗi dự án sẽ tận dụng lợi thế của mình để phát triển và đồng thời đưa ra kế hoạch cho tương lai. Với Lido Finance, việc thống trị mảng liquidity staking sẽ tạo tiền đề tốt cho các sản phẩm DeFi trong tương lai của dự án. Đặc biệt, chúng ta có thể mong chờ thêm utility cho stToken của Lido Finance.

Tổng quan tình hình trên các hệ sinh thái

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thời gian qua các hệ sinh thái có gì nổi bật.

Hệ sinh thái Near ra mắt quỹ 100 triệu USD

Một thời gian sau khi stablecoin USN ra mắt, hệ sinh thái Near không có nhiều tin tức nổi bật. Nhưng trong khuôn khổ NearCon tháng 9/2022, Near Foundation kết hợp với VC mới thành lập Caerus Ventures đã ra mắt quỹ phát triển hệ sinh thái Near trị giá 100 triệu USD. Quỹ này sẽ tập trung hỗ trợ các nền tảng giải trí và dự án Web3 ở vòng seed tới Series A.

Giai đoạn 2021-2022, hệ sinh thái Near chủ yếu có các dự án mảng DeFi như Ref Finance, Burrow, hay L2 solution như Aurora, trong khi mảng NFT và Gaming chưa có dự án nổi bật. Do đó, sự thành lập của quỹ phát triển này có thể giúp thu thút thêm  thêm nhiều developer và builder tới hệ sinh thái Near.

Quỹ lớn thâm nhập Avalanche

Quỹ đầu tư KKR của Mỹ ra mắt quỹ Health Care Strategic Growth Fund (Quỹ tăng trưởng chiến lược chăm sóc sức khỏe) hoạt động chính trên mạng Avalanche. Theo dữ liệu từ quỹ, KKR đang quản lý khoản 491 tỷ USD giá trị tài sản và từng nhiều lần muốn tham gia thị trường crypto. 

Có thể điểm qua một vài dự án liên quan tới crypto được quỹ KKR tham gia đầu tư:

  • Voyager Innovations với thương vụ 210 triệu USD
  • Anchorage Digital với thương vụ 350 triệu USD
  • Animoca Brands với thương vụ 500 triệu USD
  • Dragonfly Capital với thương vụ 650 triệu USD

Trong 1 năm qua, KKR tham gia bốn thương vụ đầu tư trong thị trường crypto  và thương vụ nào cũng lớn, trị giá hàng trăm triệu USD. Có thể thấy, quỹ KKR là một backer mạnh và không ngại tham gia vào các dự án và quỹ cần nguồn lực lớn. Do đó, việc KRR tin tưởng chọn Avalanche làm nơi triển khai quỹ Health Care Strategic Growth Fund là một tín hiệu tốt cho toàn bộ hệ sinh thái.

Cardano Hardfork sắp diễn ra

Sau nhiều lần trì hoãn, sự kiện đáng mong đợi nhất nửa cuối năm 2022 của Cardano - bản mainnet Hardfork Vasil sẽ dự kiến diễn ra vào ngày 22/9/2022. Theo dữ liệu trước đó, giá ADA có xu hướng tăng trước những lần diễn ra hardfork. Tuy nhiên, chỉ còn vài ngày nữa sự kiện này sẽ diễn ra nhưng có thể thấy ADA chưa xuất hiện phản ứng gì quá đặc biệt.

Nếu xét về hoạt động phát triển trên Github của dự án Cardano, có thể thấy Cardano đang tích cực phát triển. Trong khi đó so với Cardano, chỉ số này ở Solana, Near và Algorand đang khá thấp. 

Mặc dù sự kiện hardfork của Cardano bị chậm trễ nhiều lần, đội ngũ dự án vẫn đang tích cực phát triển hệ sinh tháin. Sự kiện hardfork lần này sẽ cải tiến hiệu năng và nâng cấp ngôn ngữ smart contract Plutus nhằm gia tăng tốc độ xử lý của Cardano.

⇒ Mặc dù Charles Hoskinson - sáng lập Cardano đã đánh giá Vasil Hardfork là bản cập nhật khó nhất từ trước tới nay, nhưng có thể thấy tốc độ triển khai của Cardano đang chậm hơn so với các blockchain khác.

Tổng quan tình hình thị trường gọi vốn

Tuần qua, thị trường có hơn 20 dự án gọi vốn, với tổng giá trị hơn 270 triệu USD. Các dự án gọi vốn thành công chủ yếu nằm ở mảng infrastructure và Web3.

Các Venture Capital (VC) đang chủ yếu tập trung vào các dự án mất nhiều thời gian xây dựng thuộc nhóm Infrastructure và Web3, thay vì các dự án có thể fork như nhóm DeFi. Hơn nữa, xu hướng chính của thị trường hiện nay là giảm nên các dự án và Venture Capital cũng ít mạo hiểm đầu tư theo trend.

Bên cạnh những dự án gọi vốn ở vòng hạt giống (Seed), tuần này có 4 dự án gọi vốn vòng Series A đều trên 10 triệu USD bao gồm Portofino Technologies, Reku, Diamond Standard và Ownera.

Diamond Standard gọi vốn 30 triệu USD vòng Series A

Diamond Standard là một dự án blockchain tập trung phát triển các sản phẩm đầu tư liên quan tới kim cương. Dự án gọi vốn 30 triệu USD vòng Series A với sự tham gia đầu tư của hai quỹ đầu tư Left Lane Capital và Horizon Kinetics. Hai VC này không quá nổi bật trong thị trường crypto nhưng cũng đã có kinh nghiệm đầu tư các công ty truyền thống trước đó.

Sản phẩm chính của Diamond Standard là quỹ chỉ số kim cương với ticker DIAM. Theo dữ liệu từ phía dự án, từ giữa năm 2020, DIAM có mức tăng trưởng cao hơn so với vàng (GOLD). Ngoài ra, DIAM có tốc độ tăng trưởng ngang với chỉ số S&P500. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của DIAM còn rất nhỏ khi so sánh với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2020-2021 của thị trường crypto.

Ứng dụng blockchain vào việc giao dịch tài sản crypto gắn với kim cương là một bước đi mới, tuy nhiên, dự án có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý. Hơn nữa, thị trường kim cương hiện cũng không có quá nhiều nhà đầu tư tham gia. Có thể thấy, nếu chọn tham gia thị trường crypto các nhà đầu tư sẽ không mặn mà lắm với các tài sản có nguồn cung bị kiểm soát như vàng hay kim cương.

Doodles gọi vốn 54 triệu USD

Bộ sưu tập NFT Doodles gọi vốn 54 triệu USD và nâng mức định giá của mình lên 704 triệu USD vào giữa tháng 9/2022. Tham gia vòng gọi vốn này có Seven Seven Six và FTX. Có thể thấy giai đoạn thị trường downtrend là thời điểm thích hợp để các dự án xây dựng kế hoạch cho những sản phẩm tiếp theo.

Doodles đã thành công gọi vốn ở mức định giá 1 tỷ USD trong khi Yuga Labs với BAYC cũng có định giá 4 tỷ USD trong lần gọi vốn gần nhất. Do đó, thị trường NFT đã có những bộ sưu tập được định giá hàng tỷ USD.

Trong tương lai, khi thị trường hồi phục và thị trường NFT trở nên sôi động trở lại, các dự án NFT như Doodles khả năng cao sẽ tung ra các sản phẩm áp dụng collectibes từ dự án. Bên cạnh nhận lại giá trị từ việc đặt ảnh NFT làm ảnh đại diện, nhà đầu tư cũng hy vọng có thêm các utilities cho NFT mà họ sở hữu.

Lời kết

Thị trường crypto đang trong giai đoạn xuất hiện nhiều tin tức tích cực và tiêu cực. Do đó, chúng ta nên theo dõi các tin tức vĩ mô như The Merge hoặc chỉ số CPI. Trong tuần tới, tin tức quan trọng về quyết định lãi suất của FED sẽ có thể gây biến động mạnh cho thị trường crypto. Vì thế, nọi người nên cẩn trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư.

Đọc thêm:  Empty Set Dollar Weekly Newsletter Vol 2

RELEVANT SERIES