Sự kiện Ethereum Merge: Nguồn gốc, Bối cảnh & Hiểu lầm về The Merge
The Merge có thể là nâng cấp quan trọng nhất của Ethereum trong năm 2022. Đây là sự kiện hợp nhất Consensus layer và Execution layer của Ethereum.
Tuy nhiên, đã có nhiều sự nhầm lẫn xung quanh sự kiện The Merge của Ethereum: The Merge đến từ đâu, điều gì sẽ xảy ra sau The Merge?
Trong bài viết này, Coin98 Insights sẽ giải đáp cho bạn đọc bối cảnh trước và sau của sự kiện The Merge, bên cạnh đó là những tác động chính của The Merge đối với Ethereum và hệ sinh thái của nó.
Bối cảnh chung của Ethereum xung quanh The Merge
Kế hoạch mở rộng của Ethereum từ năm 2018
Ethereum là một mạng lưới hoạt động khá phân quyền. Vì vậy, kể từ năm 2017, các nhà phát triển của Ethereum đã nhận ra các vấn đề của mạng lưới này và nhiều nhóm phát triển độc lập đã làm việc dựa trên cơ sở lý luận của riêng mình.
Đến 2018, một lộ trình mở rộng chung cho Ethereum đã được thông qua và chúng vẫn đang được áp dụng cho đến hiện tại, được gọi là Ethereum 2.0. Trong kế hoạch đó, Ethereum sẽ chuyển từ PoW sang PoS, kết hợp với kỹ thuật data sharding để cho phép Ethereum có thể xử lý lên tới hàng trăm nghìn TPS mà vẫn đảm bảo mạng có bảo mật và phân quyền cao.
Đọc thêm: Sharding là gì? Thách thức & rủi ro tiềm ẩn của công nghệ Sharding
Đã 4 năm trôi qua, cộng đồng Ethereum chứng kiến sự ra mắt của một giải pháp mở rộng khả thi cho Ethereum dựa trên tiêu chí chung: tăng thông lượng nhưng vẫn đảm bảo mạng có bảo mật và phân quyền cao.
- Ở cấp độ ứng dụng (off-chain scaling): L2 & Rollup - permissionless, vẫn tiếp tục phát triển rất nhanh, không cần đến sự cho phép của bất kỳ ai.
- Ở cấp độ giao thức (on-chain scaling): Chuyển đổi PoS & Data sharing - permission, tốc độ diễn ra chậm, mọi thay đổi của giao thức đều cần thông qua ý kiến của số đông các nhà phát triển cốt lõi.
Trong bối cảnh đó, Ethereum 1.0 & Ethereum 2.0 có vẻ không còn phù hợp khi nói đến tầm nhìn phát triển chung của Ethereum. Vấn đề lớn đối với việc xây dựng Ethereum 1.0 & Ethereum 2.0 là nó khiến cho những người mới sử dụng Ethereum bối rối.
Ví dụ, những suy nghĩ phổ biến khi lần đầu nghe những thuật ngữ Ethereum 1.0 & Ethereum 2.0:
- Ethereum 1.0 có trước và Ethereum 2.0 đến sau.
- Hoặc Ethereum 1.0 sẽ không còn tồn tại sau khi Ethereum 2.0 hoạt động.
Trên thực tế, hai suy nghĩ trên đều có phần không đúng. Bằng cách loại bỏ thuật ngữ Ethereum 1.0 & Ethereum 2.0, Ethereum giúp người dùng thoát khỏi những suy nghĩ phổ biến nhưng có phần sai lầm ở trên.
Kể từ cuối năm 2021, các nhà phát triển cốt lõi của Ethereum đã ngừng sử dụng hai thuật ngữ trên và thay thế bằng các thuật ngữ bên dưới để nói đến kế hoạch mở rộng ở lớp giao thức cốt lõi (PoS & Data sharding):
- Ethereum 1.0 → Execution layer.
- Ethereum 2.0 → Consensus layer.
- Execution layer + Consensus layer = Ethereum.
Execution Layer, Consensus Layer, The Merge và xa hơn là Data Sharding
Ethereum PoW blockchain (Execution Layer) hay còn được gọi là Ethereum mainnet: Ethereum mà chúng ta đang sử dụng, chạy đồng thuận PoW, nơi hàng ngàn ứng dụng liên quan đến DeFi và NFTs đang hoạt động.
Beacon PoS blockchain (Consensus Layer): Đây là một blockchain riêng biệt ra mắt vào 12/2020, hoạt động dưới dạng một lớp đồng thuận PoS hoàn toàn độc lập và chạy song song với Ethereum mainnet. Beacon blockchain được ra mắt để chuẩn bị cho sự di chuyển của Ethereum từ PoW sang PoS.
The Merge (hay còn gọi là Ethereum Merge) là nơi đánh dấu Ethereum PoW blockchain (Execution Layer) và Beacon PoS blockchain (Consensus Layer) hợp nhất để Ethereum Mainnet (nơi tất cả các hoạt động hiện đang diễn ra) bắt đầu sử dụng đồng thuận Proof of Stake.
Tìm hiểu thêm: Ethereum Merge là gì?
Sự khác biệt giữa trước và sau The Merge sẽ như hình dưới:
Tuy The Merge một bản cập nhật phức tạp và quan trọng nhất của Ethereum từ trước tới giờ, vì nó là một trong hai bước đi lớn trong tầm nhìn “PoS & Data sharding” của Ethereum. Tuy nhiên, ở cấp độ người dùng, bạn sẽ không cần làm gì cả.
Sau The Merge, các nhà phát triển Ethereum có thể tập trung hơn vào việc thực hiện Data Sharding, dự kiến diễn ra vào 2023 - 2025. Hình dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bối cảnh và dòng thời gian của các sự kiện liên quan.
4 sai lầm phổ biến về The Merge của Ethereum
Dưới đây là một số quan niệm phổ biến sai lầm về The Merge:
Sau The merge, sẽ có đồng ETH “mới”, người dùng cần Migrate “ETH cũ” sang “ETH mới”
Một quan niệm sai lầm phổ biến là Ethereum sẽ có một token ETH “mới” sau khi The Merge. Người dùng phải migrate ETH “cũ” sang đồng ETH “mới” như các dự án lớn khác (ví dụ, Bitcoin Cash hardfork ra Bitcoin Cash ABC & Bitcoin SV).
Điều này hoàn toàn không đúng, Ethereum states không thay đổi, không có một đồng ETH mới nào được tạo ra và người dùng cũng không cần làm bất cứ điều gì. Đây cũng là lý do chính để Ethereum foundation thay đổi các thuật ngữ liên quan như Eth 1.0, Eth 2.0 sang execution layer, consensus layer để tránh những quan niệm nhầm lẫn như thế này.
Sau The Merge, phí hoạt động trên Ethereum sẽ giảm
Một quan niệm sai lầm khác là sau The Merge sẽ làm giảm “gas fee” hoặc phí giao dịch của Ethereum.
Điều này cũng không chính xác, The Merge sẽ chỉ chuyển Ethereum mainnet từ mô hình đồng thuận PoW sang mô hình đồng thuận PoS, nó không ảnh hưởng tới gas fee. Phí để hoạt động trên Ethereum sau The Merge vẫn sẽ tương đối đắt đỏ như hiện nay, chúng có xu hướng gia tăng hay giảm tùy thuộc vào Market Sentiment của thị trường.
Sau The Merge, để chạy một Ethereum node cần 32 ETH
Điều này đúng một phần. Bạn sẽ cần 32 ETH để kích hoạt validator của riêng mình, nhưng bạn có thể staking ít hơn con số 32 ETH. Đây là 4 lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc, Các lựa chọn nhắm đến nhiều đối tượng người dùng khác nhau.
Chúng có rủi ro, phần thưởng và các giả định về niềm tin & bảo mật khác nhau. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng và chọn ra giải pháp phù hợp với điều kiện cá nhân trước khi thực hiện việc staking ETH.
12 triệu ETH đã staked sẽ được unlock sau The Merge?
Hiện nay, số lượng ETH staked trên Beacon chain đã gần đạt 12 triệu ETH, với mức giá $2,900 cho một ETH thì con số này trị giá gần $35B.
Trước sự kiện The Merge, staking ETH là staking một chiều. Các nhà đầu tư không thể rút ETH và phần thưởng của họ. Nhiều người tin rằng, sau khi The Merge diễn ra, 12M ETH và phần thưởng staking sẽ được unlock và tạo ra áp lực bán lớn lên ETH.
Điều này là không đúng! Sau khi The Merge diễn ra, tính năng cho phép rút ETH đã staked và reward sẽ được kích hoạt ơ sự kiện Shanghai Upgrade. Ngoài ra, khi tính năng rút ETH được kích hoạt, số lượng ETH được phép withdraw mỗi ngày sẽ bị giới hạn.
Những tác động của The Merge
Dưới đây là một số tác động lớn của Ethereum đến Ethereum và hệ sinh thái của nó:
Đồng thuận PoS sẽ giảm 99.95% năng lượng để vận hành Ethereum
Ethereum mainnet hiện tại sử dụng sự đồng thuận Proof of Work (PoW) để xác thực tính hợp của các giao dịch diễn ra trong mạng. Theo một số ước tính được đăng trên Ethereum Foundation Blog, mức tiêu thụ năng lượng của Ethereum mainnet tương đương với một quốc gia quy mô trung bình.
Nhưng sau The Merge, mức tiêu thụ điện năng của Ethereum sẽ giảm rất nhiều, theo ước của một vài chuyên gia trong ngành. Sau The Merge, mức tiêu thụ điện năng dùng để vận hành mạng lưới Ethereum sẽ giảm 99.95% (chi tiết tại đây), tương đương mức giảm 2000 lần. Hình ở dưới là một so sánh thú vị có thể làm nổi bật lên sự thay đổi về mức tiêu thụ điện năng của ETH PoW & ETH PoS.
Mặc dù không quá phổ biến, các blockchain PoW tiêu thụ một lượng lớn năng lượng để vận hành và thường bị trỉ trích về việc không thân thiện môi trường. Một Ethereum “Green” hơn có thể là cách tiếp cận bền vững hơn trong bối cảnh sự quan tâm về biến đổi khí hậu phổ biến ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Không còn áp lực bán từ các Miner
Trong các blockchain PoW, các miner không nhất thiết phải là những người bullish cho dự án và đồng coin đó, như trong Ethereum PoW, việc khai thác ETH là cực kỳ tốn kém vì chi phí phần cứng và điện. Luôn tồn tại một áp bán từ phía các miner để trang trải các chi phí liên quan. Đôi khi các miner khai thác ETH chỉ đơn giản là họ đang đầu tư vào phần cứng và điện, không phải vì đầu tư ETH.
Ngược lại với Ethereum PoS, ETH staker không cần tốn chi phí triển khai nhiều, họ chỉ buộc phải staking ETH. Vì vậy, trên cơ sở này, ETH staker không có áp lực phải bán ETH để trang trải các chi phí vận hành lớn như các ETH miner trên Ethereum PoW.
Nguồn cung ETH sẽ giảm phát nhẹ hoặc có lạm phát thấp
Đầu tiên hãy xác định nguồn cung mới của ETH đến từ đâu. Ở thời điểm hiện tại, nguồn cung mới của Ethereum bao gồm:
- Trên Execution Layer (Ethereum mainnet): Kể từ khi Constantinople update diễn ra vào 28/2/2019. Block reward của Ethereum được giảm từ 3 ETH/block xuống 2ETH/block, với blocktime tầm 13 - 13.5s, mỗi ngày sẽ có tầm 13,000 - 13,500 ETH mới được phát hành trên Ethereum mainnet.
- Consensus Layer (Beacon chain): Bên cạnh đó, một số lượng ETH mới được phát hành trên Beacon chain để làm staking reward cho ETH staker. Con số này phụ thuộc vào lượng ETH được staking, staking càng nhiều thì càng có nhiều ETH được issue ra. Với 12M ETH đang được staking trên Beacon chain thì có tầm 1,600 ETH mới được issued mỗi ngày.
Tổng cộng mỗi ngày sẽ có tầm 14,500 - 15,000 ETH mới được phát hành mỗi ngày, trong đó:
- Hơn 90% được issued trên Execution Layer (Ethereum mainnet).
- Tầm 10% được issued onsensus Layer (Beacon chain).
Bắt đầu từ ngày 5/8/2021, EIP-1559 được thông qua và apply vào Ethereum network, trong đó, một cơ chế burn base fee đã được thông qua. Base fee là phí tối thiểu được báo giá bởi giao thức để đưa giao dịch vào một block trên Ethereum.
Nói đơn giản, nếu người dùng summit gas fee dưới mức base fee thì giao dịch sẽ thất bại. Trọng thực tế, để được ưu tiên thực hiện giao dịch, người dùng thường summit mức phí bao gồm base fee + phí ưu tiên (Priority fees hay còn gọi là Tip fees). Base fee bị burn khỏi mạng lưới và phí ưu tiên là “thu nhập thêm” của minner trên Execution Layer (Ethereum mainnet).
Theo dữ liệu được cung cấp bởi intotheblock, tỷ lệ base fee/total fee rơi vào tầm 80 - 85%. Tức là, nếu người dùng trả 1 ETH để đưa các giao dịch vào một block mới thì trong đó có 0.8 - 0.85 ETH là base fee và con số này được burn khỏi hệ thống. Có một số liệu thú vị được cung cấp bởi ultrasound money, kể từ khi Ethereum apply EIP-1559 được thông quan và apply vào mạng thì Ethereum đã burn hơn 2.1M ETH.
Ở thời điểm hiện tại, tổng số ETH mới được issued trên thị trường sẽ được tính bằng:
New ETH issued on Execution Layer (Ethereum mainnet) + New ETH issued on Consensus Layer (Beacon chain) - total fee burn
Sau The Merge, sẽ không còn block reward được tạo ra trên Execution Layer (Ethereum mainnet) nữa. Nói cách khác, nguồn cung ETH mới sẽ lập tức giảm từ 14,500 - 14,000 ETH/ngày xuống tầm 1,500 - 1,600 ETH/ngày (tính toán dựa trên số lượng ETH staking trong beacon chain ở thời điểm hiện tại).
Khi đó, tổng số ETH mới được issued trên thị trường sẽ được tính bằng:
New ETH issued on Ethereum PoS Chain - total fee burn.
Dựa số liệu kể từ khi ETH-1559 được thông qua và apply vào Ethereum network và một số dữ liệu khác. Chúng ta có mô phỏng được supply growth của ETH sau sự kiện The Merge. Khả năng cao là nguồn cung ETH sẽ rơi vào tình trạng lạm phát nhẹ hoặc giảm phát (theo ý kiến của mình, chúng sẽ rơi giao động trong khoảng -3% hoặc 3% mỗi năm).
Staking APR tăng x1.5 - x3 lần
Hãy phân tích kỹ, nguồn thu nhập của ETH staker trước và sau The Merge:
Trước The Merge, nguồn thu nhập của ETH staker chỉ là block reward trên Consensus Layer (Beacon chain). Nó phụ thuộc vào số lượng ETH staked. Hiện nay, với tầm 12M ETH được staked thì APR của ETH staker đạt tầm 4.5%.
ETH staker APR = APR (cơ bản)
APR này phụ thuộc duy nhất vào số lượng ETH staked trên mạng, số lượng ETH staked càng lớn thì APR cơ bản sẽ giảm xuống.
Ví dụ, hiện tại có tầm 12M ETH được staked thì APR tầm 4.5%, khi có 20M ETH được staked thì APR tầm 3.65%, 30M ETH được staked thì APR tầm 3.04%.
Sau khi The Merge diễn ra, nguồn thu nhập của ETH staker sẽ tăng. Vì khi đó, nguồn thu nhập của ETH staker ngoài block reward từ Ethereum PoS Chain, còn được bổ sung bằng Tip fees (Priority fees) từ phí giao dịch.
ETH staker APR = APR (cơ bản) + APR (Tip fees)
Nếu Tip fees tăng mạnh thì APR tổng thể của Staker sẽ tăng mạnh lên 2 con số. Tổng quan lại, nó phụ thuộc 3 yếu tố:
- Số lượng ETH Staked.
- Gas fee trên Ethereum network.
- Tỷ lệ Base burn / Total fee.
Như mình đã đề cập ở trước đó:
- số lượng ETH staked càng lớn thì APR cơ bản sẽ giảm, APR cơ bản có thể giao động từ 4.5 - 3% khi lượng ETH staked giao động từ 12M - 30M.
- Tỷ lệ Base burn / Total fee rơi vào tầm 80 - 85% từ lúc EIP-1559 được apply vào mạng.
- Total gas fee trên Ethereum network phụ thuộc vào việc hiệu suất hoạt động của mạng.
Vì vậy, nếu Ethereum network tiếp tục “đông đúc & nhộn nhịp” như khi trend DeFi & NFT và người dùng sẵn sàng trả thêm tip fees để đưa giao giao dịch của mình lên hàng chờ đầu, khả năng cao chúng ta sẽ chứng kiến APR của ETH Staker giao động từ 10 - 15%.
Góc nhìn thực tế hơn, dựa vào kết quả hoạt động của thị trường trong 30 ngày gần đây (26/3 - 26/4/2022) và số lượng ETH staked trong mạng lưới là 12M, APR của Staker sau The Merge có thể đạt 6 - 7%.
Ý kiến trái chiều về The Merge & Hướng phát triển của Ethereum
Mặc dù, đại đa số mọi người đều bullish về tương lai của Ethereum & ETH sau sự kiện The Merge. Tuy nhiên vẫn có một số ít nhà phát triển lo ngại về đường hướng phát triển lâu dài của Ethereum, họ cho rằng Ethereum đang phát triển theo hướng “không sạch”.
Họ cho rằng Ethereum đang ngày càng trở nên phức tạp hơn vì mọi thay đổi lớn (1559, The Merge, sharding, verkle, stateless, L2,...) đều được xếp chồng lên nhau, độ khó phát triển của Ethereum sẽ gia tăng theo cấp số nhân. Nếu giao thức không trở nên mỏng hơn, nó sẽ rất khó để thành công.