SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Hành trình phát triển USDC: Stablecoin tăng trưởng nhanh

Theo dữ liệu thống kê, có thể thấy USDC là stablecoin tăng trưởng nhanh nhất 2021. Bài viết này sẽ tập trung phân tích tình hình hoạt động của USDC, Circle và Coinbase.
Avatar
chungnguyen
Published Nov 01 2022
Updated May 03 2024
16 min read
thumbnail

Tổng quan USDC

USDC là đồng fiat-backed stablecoin ra mắt vào tháng 10/2018 (fiat-backed stablecoin là những stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định). Có thể hiểu, USDC có giá trị tỷ lệ 1:1 với USD và được bảo chứng bởi USD. Hiện tại, stablecoin này đang có vốn hóa thị trường đứng thứ hai thị trường, sau USDT.

Hành trình của USDC vào giai đoạn đầu rất thuận lợi, khi các bên lớn trong ngành crypto đều hỗ trợ stablecoin tích cực. Cụ thể, Coinbase hỗ trợ nạp rút và các gặp giao dịch với USDC từ tháng 10/2018 vì Coinbase cũng là một trong những đồng sáng lập của CENTRE (tổ chức phát triển USDC). Chỉ một tháng sau, sàn Binance hỗ trợ nạp rút USDC và bắt đầu niêm yết các cặp giao dịch với USDC.

giới thiệu usdc
USDC là fiat-backed stablecoin ra mắt vào tháng 10/2018, được phát hành bởi Circle

Việc USDC được các bên hỗ trợ tốt từ những ngày đầu tiên đã tạo tiền đề cho sự phát triển của stablecoin này. Hiện USDC là stablecoin cạnh tranh trực tiếp với USDT về hầu hết các mặt. USDC đã đạt được những chỉ số tích cực, nhưng stablecoin cũng đang gặp nhiều thách thức ở phía trước. Trong phần tiếp theo, cùng tìm hiểu USDC qua các con số và hành trình phát triển của nó.

advertising

Phân tích tình hình hoạt động USDC

USDC đứng thứ hai thị trường stablecoin

Thị trường crypto có 4 stablecoin nổi bật với vốn hoá hàng tỷ USD như USDT, USDC, BUSD và DAI. Trong đó, USDC đứng vị trí thứ hai về vốn hoá, sau USDT. Những stablecoin trên có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt trong giai đoạn 2020-2021.

Vốn hoá của USDC tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021, từ 4 tỷ USD lên 38 tỷ USD (tăng 850%). Mặc dù tổng vốn hoá của USDT luôn cao hơn USDC, nhưng trong năm 2021, tốc độ tăng trưởng của USDT chỉ đạt 270%, từ 21 tỷ USD lên hơn 80 tỷ USD. Do vậy, USDC là stablecoin có mức tăng trưởng nổi bật nhất năm 2021.

Bước sang năm 2022, hầu hết stablecoin có xu hướng đi ngang hoặc giảm, chỉ một số ít stablecoin như BUSD có vốn hoá tăng. Nguồn cung USDC từ đầu năm 2022 dao động trong khoảng 40-48 tỷ USD và đang có dấu hiệu giảm. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng USDC của người dùng giảm và số lượng USDC được rút để chuyển thành USD nhiều hơn số USDC được tạo ra. USDC áp đảo tại nhiều blockchain.

usdc usdt busd dai

Tổng cung của 4 đồng stablecoin nổi bật trong năm 2020-2021. Nguồn: TheBlock

Vốn hoá của USDC chủ yếu nằm ở Ethereum với hơn 33 tỷ USD. Trong khi đó, USDC tại các blockchain khác chỉ dao động quanh mức 500 triệu đến 2 tỷ USD giá trị USDC. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng USDC tại Ethereum cao hơn so với các blockchain khác.

Tiếp theo, hãy tìm hiểu vị thế của USDC tại nhiều blockchain khác như Ethereum, Solana, BNB Chain, Avalanche, Optimism, Polygon…

Tại nhiều blockchain, USDC có vốn hoá lớn hơn USDT và BUSD - hai đối thủ chính của USDC. Cụ thể:

  • Ethereum: USDC có vốn hoá là 33.9 tỷ USD, USDT là 28.1 tỷ USD.
  • Solana: USDC có vốn hoá là 2.1 tỷ USD, USDT là 1.8 tỷ USD.
  • Avalanche: USDC có vốn hoá là 1.1 tỷ USD, USDT là 650 triệu USD.
  • Optimism: USDC có vốn hoá là 444 triệu USD, DAI là 120 triệu USD.
  • Polygon: USDC có vốn hoá là 940 triệu USD, USDT là 660 triệu USD.
  • Arbitrum: USDC có vốn hoá là 870 triệu USD, USDT là 215 triệu USD.
  • BNB Chain: USDC có vốn hoá là 1.2 tỷ USD, BUSD là 4.75 tỷ USD.

Vốn hoá của USDC đang đứng đầu tại Ethereum, Solana, Avalanche, Optimism, Polygon và Arbitrum. Chỉ có tại BNB Chain vốn hoá của USDC thấp hơn USDT và BUSD. Vì vậy có thể thấy, USDC có độ phủ rộng tại nhiều blockchain lớn.

Từ năm 2017, USDT luôn là stablecoin có khối lượng giao dịch áp đảo trong thị trường crypto. Khối lượng giao dịch của các stablecoin trong thị trường tăng mạnh từ 2021-2022. Có thể kể ra những cái tên nổi bật có nhiều khối lượng giao dịch như USDT, USDC, DAI và BUSD. Bộ tứ stablecoin trên được sử dụng rộng rãi nhất trong thị trường.

USDC vượt USDT về khối lượng giao dịch trên mạng Ethereum từ cuối năm 2022. Cụ thể, khối lượng giao dịch trong tháng 7/2022 của USDC là 270 tỷ USD, trong khi USDT là 245 tỷ USD. Trước đó, khối lượng giao dịch hàng tháng của USDT luôn cao hơn USDC.

USDC tiến nhanh tới các blockchain

Trong bối cảnh thị trường crypto đang tồn tại hàng trăm blockchain khác nhau, việc các stablecoin chỉ hoạt động tại một blockchain duy nhất sẽ làm hạn chế sự phát triển của mình.

Ví dụ, nếu một stablecoin chỉ phát hành ở Ethereum, stablecoin đó chỉ có thể phát triển tối đa trong phạm vi blockchain Ethereum. Do vậy, việc các stablecoin bao phủ tại nhiều blockchain khác nhau sẽ tạo cho chúng lợi thế phát triển về dài hạn.

USDC ra mắt vào cuối năm 2018 và chỉ phát hành trên mạng Ethereum. Theo thời gian, USDC được tích hợp thêm nhiều mạng như Algorand, Solana, Tron… Tần suất tích hợp blockchain của USDC tăng mạnh trong năm 2022, với 7 blockchain bao gồm: Flow, Near, Arbitrum, Optimism, Cosmos và Polkadot.

usdc on multichain

USDC phát triển trên nhiều blockchain

Circle đang mở rộng về chiều ngang giữa các hệ sinh thái hỗ trợ USDC trong bối cảnh stablecoin này bị hệ sinh thái Binance hạn chế. Cụ thể, để hỗ trợ BUSD, hai sàn giao dịch Binance và WazirX (do Binance Labs đầu tư) đã đưa ra những chiến lược hạn chế USDC và các stablecoin khác. Tháng 9/2022, hai nền tảng trên đưa ra tính năng tự động chuyển USDC nạp vào thành BUSD, và các cặp giao dịch có USDC sẽ được cặp với BUSD.

Binance hỗ trợ nạp rút và các cặp giao dịch USDC vào tháng 11/2018 - thời điểm USDC ra mắt. Có thể thấy thời gian này mối quan hệ giữa USDC và Binance diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, có thể Binance lo ngại sự phát triển “thần tốc” của USDC giai đoạn 2021-2022 sẽ làm ảnh hưởng tới sản phẩm BUSD của Binance.

Hơn nữa, đối thủ chính của Binance là Coinbase cũng là đồng sáng lập tổ chức CENTRE, đơn vị đứng sau USDC. Do vậy, USDC đang bị hạn chế quyết liệt tại hệ sinh thái Binance.

Bên cạnh việc được các công ty tích hợp vào các blockchain mới, các fiat-backed stablecoin còn được chuyển tới nhiều blockchain khác qua các bridge. Ví dụ: USDT đang được sử dụng tại 60 blockchain khác nhau, trong khi đó con số này ở USDC là 58 blockchain. Do vậy, cuộc đua crosschain giữa hai stablecoin USDT và USDC đang rất sát sao.

Từ góc độ người dùng, USDC có thể được xem là sự thay thế của USDT, vì hiện tại mức adoption (sự chấp nhận) của USDC cũng gần ngang với USDT. Đặc biệt, việc USDC được Coinbase hỗ trợ mạnh mẽ sẽ mang lại nhiều lợi thế cho stablecoin này tại thị trường Mỹ.

Hành trình của USDC

Bối cảnh ra đời của USDC

Công ty Circle công bố kế hoạch ra mắt USDC vào tháng 5/2018, và vào tháng 9/2018 USDC chính thức được phát hành và hoạt động trên Ethereum. Bên cạnh USDC, có nhiều stablecoin khác được khai sinh trong giai đoạn 2018 như UST (Terra LUNA), TUSD (True USD)... Có thể thấy, cuộc đua giữa các stablecoin đã bắt đầu từ nhiều năm trước.

Thị trường stablecoin ngày càng cạnh tranh khi ngày càng có nhiều đơn vị ra mắt stablecoin với các cơ chế hoạt động khác nhau. Điều này tạo động lực phát triển cho các sản phẩm stablecoin, đồng thời làm dấy lên nhiều nghi ngờ về độ an toàn của chúng.

Có thể nhắc tới sự sụp đổ của UST và hệ sinh thái Terra (LUNA) khiến hàng chục tỷ USD vốn hóa “bốc hơi”. Điều này ảnh hưởng lớn tới niềm tin của cộng đồng vào tương lai của thị trường stablecoin.

ust mất peg
Sự sụp đổ của đồng stablecoin UST gây tác động lớn lên toàn bộ thị trường stablecoin.

Ở giai đoạn 2017-2018, thị trường crypto tồn tại nhiều stablecoin nhưng chỉ có USDT áp đảo thị phần của các stablecoin khác. Vốn hoá USDT vào cuối năm 2018 khoảng 2.6 tỷ USD, trong khi tổng vốn hoá của các stablecoin khác (USDC, GUSD, TUSD và USDP) chỉ khoảng 700 triệu USD. Thị phần stablecoin của USDT chiếm hơn 78% vào cuối năm 2018. Do đó, nhiều nhà phát triển đã tạo ra các stablecoin mới nhằm cạnh tranh với USDT.

Hơn nữa, USDT - đối thủ chính của USDC - gặp phải rất nhiều thách thức trong suốt quá trình phát triển từ 2014 đến nay. Có thể kể tới việc USDT bị nhiều bên nghi ngờ về tính minh bạch của USDT Reserves (nơi lưu trữ tài sản đảm bảo). Hơn nữa, hai sự kiện gồm vụ hack USDT Reserves gây tổn thất 31 triệu USDT và án phạt 41 triệu USD của Tether đã hạn chế sự phát triển của USDT.

USDC do CENTRE tạo ra, với sự tham gia của Circle và Coinbase, hướng đến tham vọng thay thế USDT trong tương lai. Đây cũng là một công cụ chính để Coinbase cạnh tranh với BUSD của Binance.

Vào tháng 5/2022, UST mất peg và sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra (LUNA) đã gây chấn động thị trường stablecoin. Hàng tỷ USD vốn hóa của UST bốc hơi trong thời gian ngắn khiến các nhà đầu tư nghi ngờ sự ổn định của các stablecoin khác như USDT, USDC, BUSD, DAI…

Giá của USDT, USDC, BUSD và DAI biến động ra khỏi mức 1 USD. Đặc biệt, chỉ có giá của USDT biến động dưới 1 USD, trong khi USDC, BUSD và DAI đều biến động trên 1 USD. Điều này cho thấy trong giai đoạn thị trường diễn ra sự kiện sụp đổ của UST và Terra (LUNA), các nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ USDC, BUSD và DAI hơn USDT.

Đặc điểm then chốt của stablecoin là tính ổn định. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Terra (LUNA) và UST, các nhà đầu tư càng băn khoăn về tính ổn định của các stablecoin khác về lâu dài.

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động USDC.

CENTRE và Circle

CENTRE là một tổ chức công nghệ do công ty Circle và sàn Coinbase thành lập. Tổ chức sẽ có trách nhiệm phát triển và điều hành USDC. Với vai trò phát triển công nghệ, CENTRE có trách nhiệm tích hợp USDC vào các blockchain hiện nay trong thị trường crypto.

centre usdc
CENTRE là tổ chức công nghệ được thành lập bởi công ty Circle và sàn Coinbase.

Circle cũng tích cực tham gia vào thị trường M&A (mua và sáp nhập công ty). Trong năm 2017-2018, Circle đã mua lại 3 công ty bao gồm Trigger Finance (ứng dụng theo dõi chứng khoán), Poloniex (sàn crypto) và SeedInvest (nền tảng gọi vốn).

Sau đó, phải tới năm 2022, Circle mới tiếp tục tham gia vào 2 thương vụ M&A để mua lại công ty CYBAVO (quản lý tài sản) và Elements (ứng dụng thanh toán crypto).

Circle đang mở rộng sức ảnh hưởng của mình bằng những thương vụ M&A. Những công ty được Circle mua lại đều liên quan tới mảng tài chính và thanh toán - điều này càng giúp USDC gia tăng adoption.

Coinbase và USDC

Coinbase là sàn giao dịch crypto có khối lượng lớn nhất tại Mỹ và có quan hệ chiến lược với USDC. Với tư cách là thành viên đồng sáng lập CENTRE, tổ chức đứng sau USDC, Coinbase đã đồng hành cùng USDC từ những ngày đầu tiên. Có thể nói, Coinbase đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của stablecoin này.

Do Coinbase đi cùng với USDC từ những ngày đầu, nên hãy cùng điểm qua những sự kiện quan trọng của mối quan hệ này:

  • 10/2018: Sàn Coinbase tích hợp USDC và gia nhập CENTRE với tư cách là thành viên đồng sáng lập.
  • 4/2019: Coinbase mở cổng thanh toán quốc tế cho USDC.
  • 5/2019: Coinbase hỗ trợ giao dịch USDC tại 85 quốc gia.
  • 5/2019: Coinbase Commerce, kênh thanh toán của Coinbase, hỗ trợ USDC với chính sách miễn phí giao dịch.
  • 9/2019: Coinbase nạp 2 triệu USDC vào Compound và dYdX.
  • 10/2019: Coinbase trả 1.25% lãi suất cho người nắm giữ USDC trên nền tảng của mình.
  • 2/2020: Người dân New York có thể giao dịch USDC trên Coinbase.
  • 4/2020: Coinbase nạp 1.1 triệu USDC vào Uniswap và PoolTogether.
  • 6/2020: Circle và Coinbase tích hợp USDC vào blockchain Algorand.
  • 8/2020: Coinbase và Circle tiết lộ về kế hoạch “USDC 2.0”. Nếu thành công, thay vì dùng ETH hoặc các crypto khác, người dùng có thể sử dụng USDCđể trả phí giao dịch on-chain.
  • 6/2021: Coinbase ra mắt sản phẩm Savings với 4% APY cho USDC.
  • 8/2021: Coinbase và Circle sẽ rút USDC Reserves (quỹ USDC) ra khỏi các khoản đầu tư có rủi ro cao.
  • 6/2022: Coinbase tích hợp nạp rút USDC trên mạng Polygon.

Tương tự như Binance có BUSD, Coinbase có USDC là stablecoin được hỗ trợ chính trên nền tảng này. Từ năm 2018, USDC được Coinbase tích cực hỗ trợ thông qua các hoạt động hợp tác và các incentive (chương trình thúc đẩy người dùng sử dụng USDC).

Binance hạn chế sự phát triển của USDC

Sàn Binance, sàn giao dịch lớn nhất thị trường crypto về khối lượng giao dịch, đã có những hành động hạn chế sự phát triển của USDC. Cụ thể, trong tháng 9/2022, Binance và WarziX đã đưa ra tính năng tự động chuyển đổi USDC nạp vào thành BUSD và loại bỏ các cặp giao dịch cặp với USDC.

Hai sàn giao dịch trên không chỉ hạn chế USDC mà còn các stablecoin khác như Pax Dollar (USDP) và TrueUSD (TUSD). Hành động của Binance và WazirX được cho là để thúc đẩy sự phát triển của BUSD tại hệ sinh thái Binance và BNB Chain. Mặc dù USDT vẫn phát triển ổn định tại Binance và BNB Chain nhưng không loại trừ khả năng Binance sẽ có những hành động tương tự với USDT trong tương lai.

binance hạn chế usdc
Binance có những hành động làm hạn chế sự phát triển của USDC

Từ những dẫn chứng ở phần trước, có thể thấy USDC đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và có một vài chỉ số đã vượt qua USDT và BUSD. Có lẽ Binance nhận ra sản phẩm BUSD của họ có thể bị đe dọa trong tương lai nên đã có chiến lược nhằm hạn chế USDC.

Vậy những hành động của Binance và WazirX đã ảnh hưởng như thế nào tới USDC?

Số lượng các stablecoin lớn (USDT, USDC và BUSD) được lưu trữ trên các sàn CEX tăng mạnh từ năm 2020 đến cuối năm 2021. Tuy nhiên, sang năm 2022, chỉ số này có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể:

  • BUSD tiếp tục xu hướng tăng từ 9.5 tỷ USD lên 15 tỷ USD.
  • USDT đi ngang trong khoảng 7 - 10 tỷ USD.
  • USDC trên các sàn CEX đạt mức cao nhất ở 6 tỷ USD và hiện tại còn khoảng 2.9 tỷ USD (giảm 52%).

Từ đầu năm 2022, số lượng USDC lưu trữ trên các sàn tập trung giảm, trong khi USDT đi ngang còn BUSD tăng trưởng. Chiến lược của Binance và WazirX đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của USDC.   Người dùng mới sẽ có xu hướng dùng CEX hơn DEX vì CEX dễ tiếp cận. Đặc biệt, sàn giao dịch lớn như Binance sẽ thu hút nhiều người dùng mới và do đó  hạn chế sự tiếp cận USDC của người dùng trên Binance và thay đổi thói quen của họi. Do vậy, USDC đang gặp thử thách lớn sau khi bị Binance và WazirX hạn chế.

Tham khảo thêm: Hành trình phát triển BUSD.

Tuy nhiên, đến ngày 29/11/2023, Paxos đã thông báo ngừng việc phát hành (mint) thêm BUSD, đồng thời sàn Binance cũng ngừng hỗ trợ stablecoin BUSD và các sản phẩm liên quan đến BUSD kể từ ngày 15/12/2023. Thay vào đó, Binance chuyển đổi sự tập trung sang FDUSD, đồng stablecoin do FD121 Ltd phát hành.

Kết luận

Circle và Coinbase thành công xây dựng USDC giữ vị thế số 2 trong thị trường stablecoin. Mặc dù chỉ mới hoạt động từ năm 2018, USDC đã đạt được những con số ấn tượng và “vượt mặt” nhiều cái tên khác trong thị trường. Tuy nhiên, USDC đang gặp nhiều khó khăn do bị Binance hạn chế. USDC cũng đang có nhiều thay đổi nhằm thích nghi và tăng tính cạnh tranh trong tương lai.

RELEVANT SERIES