SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

EigenLayer - Có gì trong hệ sinh thái 15 tỷ USD TVL

EigenLayer mở ra một hệ sinh thái mới về Restaking trên Ethereum. Hiện hệ sinh thái này đã xếp thứ 2 toàn thị trường, chỉ nhỏ hơn Liquid Staking của Lido.
Avatar
LilYang
Published Apr 20 2024
Updated Apr 27 2024
12 min read
Hệ sinh thái EigenLayer

Hệ thống của EigenLayer

Hệ thống của EigenLayer bao gồm 3 vai trò khác nhau: restaker, operator, AVS (Actively Validated Services). Trong mô hình này, staker có thể lựa chọn và ủy quyền ETH/LST của họ cho các operator. Operator sẽ chọn AVS để tích lũy thêm lợi nhuận và chia lại cho các bên liên quan, bao gồm chính operator, restaker và EigenLayer.

cách hoạt động eigenlayer

Hệ thống EigenLayer tập hợp ba vai trò chính:

  • Restaker: Người tham gia staking ETH/LST, cho phép EigenLayer áp đặt các điều kiện slashing (phạt) bổ sung đối với AVS mà họ định tham gia cung cấp dịch vụ xác thực. Đổi lại, restaker có thêm nguồn doanh thu bổ sung từ AVS mà họ chọn tham gia.
  • Operator: Là người vận hành trong hệ thống, đại diện cho restaker vận hành các dịch vụ xác thực cho AVS. Restaker sẽ góp vốn (ETH) làm tài sản thế chấp, Operator sẽ phụ trách khía cạnh kỹ thuật, thiết lập các phần cứng và phần mềm cần thiết để cung cấp xác thực cho các AVS mà restaker chọn tham gia. Lợi ích thu được sẽ được phân phối lại cho các bên liên quan bao gồm: restaker, operator, EigenLayer.
  • AVS (Actively Validated Services): Các thành phần cung cấp cơ sở hạ tầng sử dụng cơ chế xác nhận độc lập của riêng chúng. AVS trả tiền để thuê bảo mật do operator & restaker cung cấp.

Như vậy, hệ sinh thái trên EigenLayer sẽ gồm 3 nhóm dự án chính như trên. Trong đó, Restaker sẽ có 2 lựa chọn restaking:

  • Native restaking: Sử dụng ETH trên Beacon chain của Ethereum validator để bảo mật cho các AVS. Trong một số trường hợp nhất định, native restaker có thể đảm nhiệm luôn vai trò của operator để vận hành các phần cứng và phần mềm ngoài chuỗi cung cấp xác thực cho AVS.
  • Liquidity restaking: Sử dụng các LST để làm tài sản thế chấp để bảo mật cho các AVS. Restaker sẽ cần ủy quyền cho operator để thay mặt mình vận hành các dịch vụ xác thực cho AVS.

Native Restaking là hình thức tham gia mạng lưới khó tiếp cận hơn khi yêu cầu người tham gia phải trực tiếp vận hành một Validator Ethereum, đồng nghĩa người dùng cần stake 32 ETH. Do đó, các dự án đã phát triển nô hình native liquid staking token (nLRT) với mục đích khắc phục các nhược điểm của EigenLayer:

  • Lựa chọn operator là một thách thức do những rủi ro/lợi ích khác nhau từ việc xác thực AVS.
  • Việc gộp phần thưởng theo cách thủ công sẽ phát sinh phí gas cao.
  • ETH restaked không có tính thanh khoản vì bị khóa trong EigenLayer và không thể sử dụng ở nơi khác.

Để người dùng dễ dàng tiếp cận hơn với restaking, nhóm dự án native liquid staking token phát triển mạnh mẽ trên EigenLayer. Các dự án này hiện đang đóng góp 90% tổng số lượng ETH native restaking trên EigenLayer, đóng vai trò là người kết nối các restaker.

Đọc thêm: EigenLayer là gì? Dự án restaking tiên phong trên Ethereum

advertising

Các số liệu nổi bật của EigenLayer

Sau khi ra mắt từ T6/2023, EigenLayer mở ra khái niệm mới về Restaking và nhanh chóng được cộng đồng đón nhận. Mỗi lần dự án mở giới hạn ETH cho phép restake, con số này nhanh chóng đạt giới hạn. Một vài con số đáng chú ý:

  • TVL Restaking đạt 14.26 tỷ USD, đứng thứ 2 về total TVL trong thị crypto. Trong đó, hơn 98% TVL này đến từ EigenLayer. 
  • Tổng cộng hơn 104,037 người dùng tham gia restake, số ETH đang được restaking đạt 14.47%.
  • 75+ dự án đang được xây dựng xoay quanh EigenLayer, trong đó phần lớn là Operators.
tvl eigenlayer
Cấu trúc TVL của EigenLayer. Nguồn: DefiLlama

Trong thời gian tới khi EigenLayer đã không còn giới hạn trần số lượng ETH restaking, các con số này có thể tăng thêm.

Hệ sinh thái các dự án trên EigenLayer

hệ sinh thái eigenalyer
Hệ sinh thái hiện tại trên EigenLayer.

Restaker

Như đã nói ở trên, để tham EigenLayer, người dùng buộc phải tham gia thông qua hình thức Native Restaking. Với mục đích loại bỏ hạn chế về mặt thanh khoản và giảm thiểu rào cản cho người dùng tham gia restaking trên EigenLayer nhóm dự án native liquid restaking (nLRT) xuất hiện. Hiện tại các dự án thuộc nhóm này đang trong giai đoạn tập trung thu hút ETH nạp lên nền tảng. 

Đã có rất nhiều dự án đã mainnet cũng như đang testnet, tuy nhiên đóng góp chính vào TVL có 4 dự án lớn Ether.fi, Renzo, Puffer và KelpDAO. Etherfi là dự án đi đầu và phát triển mạnh nhất, tuy nhiên dự án sau khi ra token đang có dấu hiệu bị Renzo Protocol bắt kịp.

tvl dự án lrt
TVL các dự án Liquid Restaking. Nguồn: Dune

4 dự án này có mô hình và chiến lược phát triển khác nhau. LRT thường sử dụng 2 mô hình để xử lý và phân phối phần thưởng restaking:

  • Mô hình rebase: Mô hình này sẽ phân phối phần thưởng staking bằng cách tăng số lượng LRT cho người dùng với tỷ lệ 1 ETH ~ 1 LRT token. 


Ví dụ: Người dùng stake 1 ETH, và nhận lại được 1 eETH trên Ether.fi với lãi suất 5%/năm. Sau 1 năm, người dùng sẽ nhận lại được 1.05 eETH (~1.05 ETH).

  • Mô hình Reward-bearing: Mô hình này sẽ phân phối phần thưởng restaking cho người dùng bằng cách tăng tỷ lệ quy đổi giữa ETH và LRT trong hệ thống. Từ đó, giúp cho nguồn cung LRT được cố định. 

Ví dụ: Người dùng stake 1 ETH trên KelpDAO với lãi suất 5%/năm với tỷ lệ ban đầu là 1 rETH ~ 1 ETH. Sau 1 năm tỷ lệ này sẽ tăng lên là 1 rETH ~ 1.05 ETH.

mô hình lrt

Ether.fi là dự án đi đầu với lựa chọn mô hình Rebase khác biệt so với các dự án còn lại. Việc sử dụng mô hình Rebase sẽ khiến số lượng eETH trên cộng đồng tăng trưởng nhiều hơn các dự án khác.

Sau Ether.fi, Renzo là dự án có sự phát triển ấn tượng nhờ chiến lược triển khai trên các Layer 2. Đây là dự án đầu tiên thực hiện chiến lược này trên các L2 nổi bật như Linea, Blast, Arbitrum, Base… Điều này giúp người dùng dễ dàng tiếp cận Restaking với mức phí giao dịch giá rẻ.

Puffer Finance có điểm mạnh về kỹ thuật, cung cấp giải pháp giúp tăng bảo mật và giảm thiểu rủi ro liên quan đến slashing cho các node validator thông qua việc sử dụng công nghệ Secure Signer. Tuy nhiên, dự án chỉ hoạt động trên Ethereum và không còn tính điểm EigenLayer nên đang bị Renzo bỏ lại.

so sánh restaking
So sánh các dự án LRT trên EigenLayer.

Các dự án này hầu hết đã được tích hợp vào các giao thức DeFi để tăng mức độ ứng dụng cho các loại LRT. Trong đó, Renzo là dự án được ứng dụng nhiều nhất do có mặt trên nhiều chain, nhiều dapp khác nhau. Các dự án này đều có thể được tối ưu nguồn lãi suất nhận lại qua Pendle.

AVS (Actively Validated Services)

Khi EigenLayer thông báo mainnet gần đây, 6 dự án AVS đầu tiên cũng đồng thời mainnet. Đây là nhóm dịch vụ cho nhiều mảng được xây dựng trên giao thức EigenLayer, sử dụng để gia tăng bảo mật cho các Layer 1, Layer 2, Bridge, hoặc bất kỳ dự án nào có nhu cầu nhờ việc tận dụng bảo mật từ Ethereum. 

Một số nhóm dịch vụ có thể bao gồm:

  • Blockchain Layer 1
  • Data Availability Layer*
  • Trình sắp xếp chuỗi (Sequencer) trên các L2
  • Dịch vụ hỗ trợ tương tác cross-chain

6 dự án AVS đã mainnet trên EigenLayer gồm: AltLayer MACH,  Brevis, Ethereum eoracle, LAGRANGE, Witness Chain và Xterio. Cùng với nhóm dự án này, EigenLayer cũng ra mắt giải pháp AVS riêng là EigenDA, giải pháp lớp DA* chuyên dụng dành cho cho các Rollup xuất bản dữ liệu giao dịch. 

*Data availability layer: đề cập đến tính sẵn có của dữ liệu, phục vụ và đảm bảo tất cả các node có khả năng truy cập và tải xuống dữ liệu trên Roll up khi cần thiết. 

Các dự án còn lại bao gồm:

AltLayer MACH

AltLayer MACH là một giải pháp AVS dành cho các Restaked Rollup, hoạt động với mục đích hỗ trợ xây dựng Rollup đạt được tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng (fast finality) thông qua các loại restaking ETH. MACH cũng giúp tăng cường bảo mật, tính phi tập trung trong việc xác thực giao dịch trên Rollup.

Hiện MACH đang được sử dụng cho các Rollup thuộc mạng lưới của OP Chain như Optimism Mainnet, Xterio Chain sử dụng OP Stack.

Brevis

Brevis coChain là dự án kết hợp bằng chứng không kiến thức (ZK Proof) và hệ thống bảo mật trong crypto thông qua EigenLayer restaking. Brevis cho phép hợp đồng thông minh truy cập và toàn quyền xử lý dữ liệu on-chain. Điều này giúp bộ xử lý dữ liệu ZK của dự án tối ưu chi phí bảo mật. 

eoracle

eoracle là dự án oracle hoạt động native trên Ethereum, dự án hướng tới một giải pháp oracle theo sự phi tập trung, minh bạch và bảo mật mà Ethereum hướng tới. Nhờ sự kết hợp với restaking của EigenLayer, eoracle có thể sử dụng các bộ Ethereum validator phi tập trung, đa dạng trên quy mô toàn cầu.

Trong tương lai, dự án sẽ phát triển lên thành eoracle chain, sử dụng công nghệ Rollup tích hợp từ các dự án lớn như Optimism OP Stack, Polygon CDK, Arbitrum Nitro, zkSync ZK Stack.

LAGRANGE

LAGRANGE là một trong những dự án đầu tiên phát triển công nghệ bằng chứng không kiến thức ZK Proof trên AVS. Các dự án, protocol có thể sử dụng công nghệ này để tăng cường bảo mật, phi tập trung, và tối ưu chi phí nhờ Light-client (chỉ cần lưu trữ một phần dữ liệu).

Witness Chain

Witness Chain là một layer hỗ trợ phát triển depin*, với sản phẩm đầu tiên được giới thiệu là Watchtowers Network. Watchtowers hoạt động như một lớp phòng thủ của các Rollup, đảm bảo các operator hoạt động tích cực, và tìm ra các hành vi gian lận.

DePIN (Decentralized Physical Infrastructure Network) là thuật ngữ ám chỉ những dự án xây dựng mạng lưới blockchain đóng vai trò trung gian để kết nối giữa những người cung cấp cơ sở hạ tầng như xe, VPN, băng thông… và khách hàng có nhu cầu.

Witness Chain sử dụng Operators của EigenLayers kết hợp cùng hơn 20 dự án DePIN và Rollup trong hệ sinh thái, hướng tới cộng đồng crypto có tính bảo mật cao.

Xterio

Xterio MACH là phiên kết hợp của dự án với AltLayer và EigenLayer, cũng là một giải pháp cho Restaked Rollup giống với AltLayer MACH. Xterio MACH cũng là AVS giúp Rollup đạt được tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng và bảo mật cao.

Tuy nhiên, Xterio MACH là phiên bản dành riêng để xây dựng Xterio L2, một blockchain gaming được xây dựng trên OP Stack. Xterio vốn là studio chuyên về game Web3 kết hợp với AI, các game của studio này tổng cộng đã gọi vốn được hơn 80 triệu USD.

Ngoài ra, còn một số dự án được cho là sắp mainnet như: 

  • Omni: cross-chain messaging protocol sử dụng restaking như một cơ chế bảo mật kép. Dự án đang thực hiện launchpool trên Binance.
  • Espresso: shared sequencer sử dụng restaking để tăng cường bảo mật cho việc sắp xếp các giao dịch cho đồng thời nhiều Rollup.

NO (Node Operator)

NO (Node Operator) đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực cho AVS, nâng cao tính bảo mật và tính toàn vẹn của mạng. Hiện tại, ai cũng có thể trở thành NO trong hệ sinh thái với điều kiện đăng ký với EigenLayer.

eigen node
Nhiệm vụ của các Node Operator.

Các công ty về cơ sở hạ tầng và vận hành node chuyên nghiệp trong thị trường crypto như Allnodes, Stakefish, Everstake, Nodes.Guru, Node3… sẽ không bỏ lỡ cơ hội tham gia vận hành với EigenLayer.

Đáng chú ý, hệ sinh thái còn có sự tham gia của những tên tuổi lớn từ các công ty công nghệ khác như Coinbase Cloud, Google Cloud Web3, HashKey Cloud, Galaxy… Đủ cho thấy sức hút của hệ sinh thái này.

Tổng kết

Hệ sinh thái EigenLayer đang phát triển với 3 trụ cột Restaker, Operator, AVS. Mỗi mảnh ghép đều có những bước tiến riêng trong thời gian gần đây. Trong đó các LRT nhận nhiệm vụ của Restaker nhận được sự chú ý nhiều nhất từ cộng đồng. Các dự án AVS dần mainnet và các công ty công nghệ quan tâm tới Node Operator cũng là dấu hiệu cho sự phát triển không thể bỏ qua của EigenLayer.