SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Restaking là gì? Ý tưởng staking sáng tạo dành cho Ethereum (ETH)

Restaking là một chủ đề mới và có độ phức tạp cao liên quan đến mô hình bảo mật của Ethereum nói chung. Sự ra đời của Restaking cho phép coin của blockchain tăng tính ứng dụng, còn holder có thể kiếm thêm lợi nhuận.
Avatar
Jack Vĩ
Published May 15 2023
Updated Apr 29 2024
12 min read
thumbnail

Để hiểu rõ về Restaking là gì, bài viết sẽ bắt đầu với bối cảnh ra đời của restaking và sau đó sẽ đi sâu hơn về mô hình hoạt động, tác động, ứng dụng của restaking. Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Restaking là gì?

Restaking là khái niệm được giới thiệu lần đầu bởi dự án EigenLayer - đây là dự án đầu tiên phát triển ra ý tưởng này và ra đời các sản phẩm liên quan đến nó. Ý tưởng của Restaking là stake lại những liquid staked token để cung cấp bảo mật và giúp staker (người dùng) có thể nhận lại phần thưởng từ các dịch vụ mà middleware (ứng dụng trung gian) cung cấp.

Hiện tại cơ chế Restaking vẫn còn mới và chưa có mô hình tiêu chuẩn như các mảng DEX, Lending, Liquid Staking Derivatives… Vì vậy, nội dung bài viết sẽ sử dụng mô hình restaking của EigenLayer để dẫn chứng.

advertising

Bối cảnh ra đời của Restaking

Năm 2009, Bitcoin mở ra tầm nhìn về niềm tin phi tập trung. Tuy nhiên, nó chỉ thực hiện được các giao dịch chuyển BTC. Vì vậy, Ethereum đã ra đời và tạo ra một lớp thực thi EVM dựa trên trust module (mô-đun tin cậy) của Ethereum. Điều này giúp các nhà phát triển hiện có thể xây dựng các ứng dụng trên đó mà không cần phải khởi động một mạng lưới mới.

Tuy nhiên, Ethereum vẫn còn các vấn đề:

Vấn đề 1: Các blockchain mới không thể tận dụng tính bảo mật của blockchain cũ. Để giải quyết vấn đề này, Modular blockchain là mô hình được sử dụng để cải tiện một phần hạn chế.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan Monolithic Blockchain & Modular Blockchain.

mô hình modular của ethereum
Mô hình modular của Ethereum blockchain.

Vấn đề 2: Ethereum phải phụ thuộc vào các dự án middleware như Oracle, Bridge,.... Tuy nhiên, middleware cần phát triển trust network của riêng mình và đa phần chúng có bảo mật không cao. Điều này khiến chúng trở thành một một mắt xích yếu nhất trong một modular stack.

Vấn đề 3: Ethereum (ETH) không tiếp nhận được hết giá trị vì người dùng cần dùng token của các Dapp khác.

Vấn đề 4: Mô hình chi phí không tối ưu vì chi phí để sử dụng dịch vụ có thể cao hơn giá trị mà chúng mang lại.

=>  Vì vậy, đặt ra nhu cầu về việc tăng tính bảo mật của các ứng dụng trung gian này thì Restaking là giải pháp cho vấn đề này.

Mô hình hoạt động của Restaking

Liquid Staking Derivatives - nền tảng của Restaking

Liquid Staking Derivatives là nền tảng của các dự án Restaking. Vì vậy, Coin98 Insights sẽ đề cập về LSD giúp bạn hiểu được cơ sở của Restaking. Khái niệm staking đã được các dự án LSDs sử dụng để đã tài chính hóa Ethereum Staking. Họ làm sẽ kết nối Depositors và Node Operators.

  • Depositors sẽ deposit ETH (góp vốn).
  • Node Operators sẽ thiết lập các phần mềm và phần cứng cần thiết để chạy Ethereum Validator (góp sức).

Tìm hiểu thêm về Liquid Staking Derivatives tại đây.

Depositors và Node Operators sẽ kết hợp với nhau để khai thác Ethereum block reward và chia sẻ phần thưởng này với nhau. Khi người dùng stake ETH vào các LSDs như Lido, họ sẽ nhận lại được một liquid staked token đại diện cho số lượng ETH mà họ đã deposit vào giao thức. Ví dụ: Lido Staked ETH (stETH), Rocket Pool (rETH),...

Tìm hiểu thêm về mô hình hoạt động của Lido Finance.

mô hình hoạt động của lido
Mô hình hoạt động của Lido.

Mô hình hoạt động của Restaking

Restaking sẽ có mô hình hoạt động như sau:

1. Người dùng có thể trở thành validator bằng cách stake ETH vào smart contract.

1a. Với cách thông thường, validator sẽ thực hiện nghĩa vụ của họ là xác thực giao dịch và nhận về phần thưởng hoặc bị phạt do thực hiện các hành vi không đúng.

2. Ngoài ra, node operators (người vận hành node) cũng có thể chuyển hướng ETH của họ sang smart contract của EigenLayer.

3. Node operators sẽ chọn dịch vụ họ muốn cung cấp cho các middleware (dự án trung gian) như Oracle, Data Availability, Sidechains, Rollups,...

4. Node operators có thể nhận về phần thưởng nhờ vào công sức của họ. Nếu họ vi phạm, cơ chế slashing sẽ tự phạt và cắt giảm ETH mà họ đã stake.

Trong Proof of Stake blockchain, slashing đề cập đến việc áp dụng hình phạt đối với các nhà xác nhận hoặc thành viên nếu họ thực hiện hành vi xấu hoặc gây hại. Hình phạt thông thường là trừ thẳng vào số lượng coin họ stake trong mạng lưới tùy vào mức độ nghiêm trọng. Mục đích của slashing là ngăn chặn hành động tấn công và đảm bảo an ninh cho blockchain.

mô hình hoạt động restaking
Mô hình hoạt động Restaking.

Đặc tính kỹ thuật và ưu điểm của Restaking

AVS (Actively Validated Services)

AVS (Actively Validated Services) được hiểu là các dịch vụ có trust module xác thực của riêng chúng. Ví dụ như các dự án Bridges, Oracle, Data Availability layers,... Trong mô hình kinh tế này, EigenLayer được xem là bên kết nối giữa restakers và các Actively Validated Services.

Ý tưởng triển khai restaking của EigenLayer

EigenLayer giới thiệu hai ý tưởng triển khai:

  • Pooled security via restaking

Ethereum validator có thể sử dụng lại ETH đã Staking của họ để bảo mật cho các AVS khác. Để làm được điều này, các Ethereum validator sẽ đồng ý với các điều kiện slashing mới được áp dụng trên lớp đồng thuận để đổi lấy phần thưởng bổ sung.

Do đó, điều này sẽ tạo ra động lực để người dùng tham gia restaking và cố gắng hành động trung thực, vì việc cắt giảm hoặc phạt sẽ ảnh hưởng đến số ETH của họ stake on-chain.

tính bảo mật restaking
Tăng cường tính bảo mật qua Restaking.

Hình ảnh phía trên mô tả cách pooled security bảo mật cho mạng lưới Ethereum và các DApp. Vơi mô hình trước đây (bên trái), nếu như hacker muốn tấn công mạng lưới, có tổng giá trị 13 tỷ USD, họ chỉ cần tấn công vào pool có giá trị nhỏ nhất là 1 tỷ USD thì mạng lưới đã chính thức bị ảnh hưởng thì với mô hình của EigenLayer (bên phải), họ cần tốn đến 13 tỷ USD để tấn công. Đây chính là cách pooled security tận dụng sức mạng mạng lưới để tăng cường bảo mật.

  • Fee-market governance

EigenLayer sẽ tạo ra một thị trường mở giữa Ethereum validator và AVS. Ethereum validator có thể xác định risk/reward của riêng họ bằng cách chọn tham gia hoặc không tham gia từng AVS được xây dựng trên EigenLayer.

Các phương thức restaking

Ngoài việc hỗ trợ đa dạng các dự án ra, EigenLayer cũng hỗ trợ nhiều phương thức restaking cho người dùng. Theo whitepaper của EigenLayer thì họ có 4 phương thức restaking:

  • Native restaking

Validator có thể restake số ETH đã stake bằng cách chuyển hướng thông tin rút tiền đến hợp đồng của EigenLayer. Đối tượng là Solo staker, họ có thể tự vận hành phần cứng & phần mềm hoặc thuê máy chủ trên mây & tự vận hành phần mềm để xác thực cho Ethereum blockchain. Mô hình này tương tự việc nhận phần thưởng thông qua staking trực tiếp ở Ethereum.

  • Restaking LSD

Validator có thể restake số ETH stake liquid token của Lido hay Rocket Pool bằng cách chuyển hướng thông tin rút tiền đến hợp đồng của EigenLayer. Đối tượng ở đây là người dùng Liquid Staking Protocol, cách nhận phần thưởng này có sự liên quan đến hoạt động DeFi.

  • Restaking ETH LP

Validator có thể restake số LP token liên kết cặp với ETH. Đây là mô hình kiếm phần thưởng trong thị trường DeFi.

  • Restaking LSD LP

Validator có thể restake số LP token liên kết cặp với liquid staking (Ví dụ: Curve’s stETH-ETH LP token). Đây là mô hình kiếm phần thưởng trên blockchain Layer 1 sau đó đến thị trường DeFi.

Hình ảnh dưới đây cho tùy chọn đa dạng khi sử dụng hình thức restaking của EigenLayer so với mô hình cũ là Liquid Staking hoặc Superfluid Staking.

so sánh mô hình staking eth
So sánh mô hình staking ETH trực tiếp hoặc thông qua EigenLayer.

Kết hợp giữa tốc độ và phi tập trung

Hiện tại, các blockchain trên thị trường đều gặp phải một vấn đề chưa thể giải quyết đó là blockchain trilemma. Đây là một khái niệm đề cập đến một trạng thái không thể đạt được cùng một lúc với ba yếu tố quan trọng là decentralization (phi tập trung), scalability (tính mở rộng), và security (an toàn).

Ví dụ:

  • Ethereum có tính phi tập và bảo mật cao nhưng khả năng mở rộng kém do tốc độ chậm và phí gas cao.
  • BNB Chain có độ bảo mật tương đối, tốc độ nhanh nhưng ngược lại tính phi tập trung thấp.

Để giải quyết vấn đề này, EigenLayer sẽ kết hợp tính bảo mật vốn có của Ethereum từ trước đến nay và tận dụng sự cải tiến của Ethereum để kết hợp với yếu tố phi tập trung được tạo ra bởi cộng đồng staker đông đảo của EigenLayer.

Hiện tại, EigenLayer đang cố gắng thực thi lớp dữ liệu khả dụng Danksharding trên mạng lưới này giúp Ethereum và các dự án Layer 2 có thể giảm phần lớn phí giao dịch.

eigenlayer tăng tốc độ và phi tập trung cho blockchain.
EigenLayer tăng tốc độ và phi tập trung cho blockchain.

Ứng dụng của Restaking

Theo trang Blockworks, mô hình restaking của EigenLayer có thể ứng dụng để xây dựng nhiều ứng dụng khác nhau. Đặc biệt là là dự án cần tận dụng độ bảo mật cao của Ethereum như các sidechain của Ethereum.

Hiện tại, Ethereum blockspace đang gặp nhiều vấn đề, khi blockspace càng chứa nhiều giao dịch, phí gas để xử lý giao dịch sẽ rất cao. Để giải quyết vấn đề này, các dự án có thể xây dựng sidechain được liên kết trực tiếp với Ethereum và tận dụng bảo mật bằng ETH để xử lý giao dịch trước khi chúng được xác thực ở Ethereum layer 1.

Ngoài ra, EigenLayer cũng phát triển một Data Availability layer (Lớp khả dụng dữ liệu) cho phép các giao dịch được thực hiện ở nơi có băng thông lớn hơn và phí rẻ hơn. Ví dụ: băng thông dữ liệu hiện tại của Ethereum với khối là khoảng 80 kilobyte mỗi giây. Với lớp khả dụng dữ liệu của EigenLayer, tốc độ này tăng lên 15 megabyte mỗi giây.

eigenlayer tăng tính bảo mật và phân quyền ở blockchain
EigenLayer tăng tính bảo mật và phân quyền ở blockchain.

Cuối cùng, EigenLayer còn được sử dụng bởi Mantle Network. Đây là một optimistic rollup được xây dựng bởi BitDAO (Bybit). Trong đó, Mantle Network sẽ bao gồm các stack sau:

  • Execution layer (Lớp thực thi): EVM compatible.
  • Data Availability layer (Lớp khả dụng dữ liệu): EigenLayer.
  • Consensus & Settlement Layer (Lớp đồng thuận & dàn xếp): Ethereum.

Cuối cùng, EigenLayer cũng cho rằng mình có thể hỗ trợ nhiều ứng dụng trung gian (middleware) như Oracle (Chainlink), Cross-chain Bridge (Multichain), Data Storage (Filecoin) có thể nâng cấp tương thích tốt hơn với Ethereum layer 1 và tránh sự xung đợt dẫn đến hard fork.

Tương lai của Restaking

Restaking là mô hình giải quyết được nhiều vấn đề thực tại của Ethereum và có thể giúp mạng lưới này trở nên bảo mật hơn. Tuy nhiên, đây là mô hình còn mới, chưa thu hút được nhiều dự án sử dụng và chưa có sự tác động lớn đến toàn bộ thị trường DeFi. Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục quan sát để xem động thái của các dự án DeFi lớn khác với cơ chế bảo mật này.

Nếu như mô hình Restaking thành công với Ethereum, chúng ta có thể kì vọng 3 viễn cảnh sau:

  • Mô hình Restaking sẽ được mở rộng sang các blockchain Proof of Stake khác. Nếu như EigenLayer đủ tiềm lực, họ có thể phát triển Multichain. Nếu không thì sẽ có những dự án fork trên chain khác đi trước một bước.
  • Các dự án trung gian (middleware) sẽ có sự xung đột với các dự án Restaking vì giờ đây giá trị token của các dự án middleware sẽ bị giảm đi do tính ứng dụng của chúng bị hạn chế. Lúc này các dự án middleware có thể buộc phải thay đổi mô hình kinh tế để vận hành nếu như các dự án restaking hút giá trị.
  • Ethereum trên thị trường có thể khan hiếm hơn vì giờ đây ngoài ứng dụng trả gas fee, stake trực tiếp trên Baecon chain, stake thông qua Liquid Staking Derivatives, chúng còn được restake ở các dự án restaking. Điều này giúp ETH lưu thông khan hiếm hơn và là cơ sở để giá tăng trong dài hạn.