SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Jesse Livermore là ai? Từ cậu bé làm nông tới “gấu mẹ phố Wall”

Jesse Livermore - một trong những tỷ phú giàu nhất nước Mỹ thời xưa, những dự đoán về xu hướng thị trường của ông đã đem về số tiền gần 1.5 tỷ USD. Vậy Jesse Livermore là ai? Điểm thú vị trong phương pháp giao dịch của Jesse Livermore là gì?
Avatar
nguyennsh
Published Mar 13 2024
Updated Apr 19 2024
8 min read
jesse livermore là ai

Jesse Livermore là ai?

Jesse Livermore (tên đầy đủ Jesse Lauriston Livermore) là một nhà giao dịch chứng khoán nổi tiếng trong phố Wall đầu thế kỷ 20. Ông bắt đầu hành trình của mình vào năm 14 tuổi và sở hữu khối lượng tài sản lên tới 100 triệu USD (tương đương 1.5 tỷ USD bây giờ) chỉ trong vòng 38 năm.

Ngoài ra, Jesse Livermore là nhân vật chính của cuốn sách “Reminiscences of a Stock Operator”, với nội dung về quãng thời gian thành công và thất bại của ông trong thị trường chứng khoán. Từ một cậu bé nông thôn cho tới trở thành một trong những người giàu nhất nước Mỹ thời điểm bấy giờ.

jesse livermore là ai
Jesse Livermore từng là một trong những người giàu nhất nước Mỹ
advertising

Tiểu sử của Jesse Livermore

Tuổi thơ về “cậu bé đầu cơ"

Jesse Livermore sinh ngày 26/7/1877 tại một gia đình làm nông ở thành phố Shrewsbury, Mỹ. Vì hoàn cảnh khó khăn, Jesse buộc phải nghỉ học vào năm 14 tuổi và bắt đầu phụ giúp gia đình theo lời của cha ông. Tuy nhiên, Jesse không hề yêu thích công việc làm nông nên đã bỏ nhà để tìm kiếm cơ hội mới.

Công việc đầu tiên của Jesse đơn thuần là người theo dõi, cập nhật bảng giá chứng khoán cho một công ty môi giới chứng khoán ở Boston - PaineWebber, và cũng chính công việc này đã góp phần không ít cho sự thành công của ông sau này.

Năm 1892, Jesse bỏ ra 5 USD đầu tiên để mua một cổ phiếu tại *bucket shop, ngay sau đó ông đã nhận về 3.2 USD, tương đương lãi 64%. Tự tin sau chiến thắng đầu tiên, Jesse tiếp tục giao dịch cổ phiếu và có những thời điểm ông kiếm được 200 USD/tuần, một con số rất lớn vào những năm 1893-1894. 

Thời điểm này, nhiều bucket shop đã gọi Jesse với cái tên là “The Boy Plunger" (tạm dịch: Cậu bé đầu cơ) và khiếp sợ những gì Jesse mang lại khi liên tục đầu cơ thắng, khiến nhiều bucket shop không thể thu lợi nhuận. Do đó, ông gần như bị cấm ở mọi bucket shop tại Boston.

*Bucket shop là nơi cho phép khách hàng dự đoán giá trị của một cổ phiếu trong tương lai, đồng thời cho phép họ sử dụng đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận, tương tự như cách thức perpetual futures thời nay.

Triệu phú tự thân vì bán khống

Năm 1893, Jesse nghỉ việc tại PaineWebber, di chuyển lên phố Wall - New York và bắt đầu hành trình của một nhà đầu tư chứng khoán toàn thời gian.

Trong khoảng thời gian ở phố Wall, ông đầu tư có thắng, có thua. Nhưng đáng phải kể đến nhất là sự kiện ông bán khống (short) cổ phiếu ngay trước thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 1907. Vị thế bán khống của ông mang về lợi nhuận lên tới gần 1 triệu USD/ngày và đưa khối lượng tài sản ròng chạm mức 3 triệu USD. Từ đây, ông chính thức chạm chân trở thành một trong những triệu phú tự thân trên thế giới.

Tiếp theo đó, Jesse tiếp tục bán khống cổ phiếu của những công ty như Piggy Wiggly với khối lượng lên tới 10 triệu USD. Ông thậm chí còn che giấu hành vi bán khống của mình thông qua việc thuê 100 nhà môi giới khác nhau để đặt lệnh short.

Mặc dù việc bán khống ở thời điểm này chịu nhiều rủi ro trong một khoảng thời gian, nhưng đến cuối năm 1929, phố Wall chứng kiến một vụ sụp đổ lớn, hàng loạt cổ phiếu giảm. Từ việc đang lỗ vốn, Jesse đột nhiên có lợi nhuận lên đến 100 triệu USD. Từ đây, mọi người đã gọi ông Jesse với cái tên “The Great Bear of Wall Street" (tạm dịch: Gấu mẹ phố Wall).

phố wall năm 1929
Tiêu đề báo chí về sự kiện sụp đổ phố Wall ngày 24/10/1929. Ảnh: Icon Communication

Quyết định sai lầm của Jesse Livermore?

Năm 1934, SEC ra đời và thiết lập những quy định về chứng khoán, cổ phiếu mà sau này ảnh hưởng lớn đối với cách thức đầu tư của Jesse Livermore. Và cũng từ đây các dự đoán của ông về thị trường bắt đầu lệch lạc.

Năm 1937, Jesse Livermore nộp đơn phá sản, đồng thời trong khoảng thời gian này, Jesse cũng gặp những khủng hoảng tinh thần về vấn đề gia đình.

Tuy chứng kiến sự tụt dốc của Jesse, nhưng nhiều người vẫn mong chờ về những kiến thức, kinh nghiệm đầu tư thị trường chứng khoán của ông. Vì vậy, năm 1940, Jesse ra mắt cuốn sách “How to Trade in Stocks” như một di sản để lại cho mọi nhà đầu tư trên thế giới. Tuy nhiên, sau bao nhiêu biến cố ông cũng không vượt qua được cú shock tâm lý và quyết định tự tử.

khách sạn mà jesse livermore tự sát
Jesse Livermore được tìm thấy tự sát ở khách sạn Sherry Netherland. Ảnh: Wikimedia Commons

Phương pháp giao dịch của Jesse Livermore

Phương pháp dựa trên pivotal point

Vào những năm của Jesse Livermore, ông không có những công cụ hay chỉ báo để phân tích biểu đồ. Phương thức đầu tư duy nhất của Jesse Livermore là lựa chọn những cổ phiếu có một xu hướng nhất định, tránh những loại tài sản biến động cao hoặc xu hướng không rõ ràng. Sau khi lựa chọn xong, Jesse sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định điểm kháng cự, hỗ trợ (pivotal point).

Ví dụ, giá trị của cổ phiếu A trong đà giảm từ 60 xuống 40, sau đó từ điểm 40 quay đầu và bắt đầu hình thành một xu hướng tăng mới. Tuy nhiên, đà tăng không đủ lớn và quay lại mốc 40, từ đây Jesse gọi mốc 40 là pivotal point. Bất kể giá của cổ phiếu tăng hay giảm từ mốc pivotal point đều được Jesse giao dịch.

Jesse Livermore cho rằng ông sẽ không bao giờ có lợi nhuận nếu tham gia vào giữa đường giá đang trong xu hướng. Do đó cách duy nhất là kiên nhẫn và chọn điểm vào ngay khi xu hướng bắt đầu.

Phương pháp bán khống khi giá breakout

Ngoài phương pháp dựa trên pivotal point, Jesse còn sử dụng một phương thức đầu tư khác khi giá trị cổ phiếu breakout khỏi đường hỗ trợ và liên tục thể hiện một xu hướng giảm lớn. Lúc này, Jesse bắt đầu bán khống cổ phiếu, tương tự như cách mà ông sử dụng vào năm 1907 và 1929.

Nhưng trước khi xác định bán khống cổ phiếu, Jesse luôn có những tiêu chí như sau:

  • Tại pivotal point, khối lượng giao dịch tăng bất thường.
  • Đường giá của cổ phiếu di chuyển theo một xu hướng rõ ràng trong vài ngày đầu tiên.
  • Thị trường có thể đã trải qua một đoạn điều chỉnh ngắn bao gồm khối lượng giao dịch giảm, và đường giá của cổ phiếu đi ngược với xu hướng ban đầu.
  • Sau một tới hai ngày, khối lượng giao dịch tăng trở lại và đường giá của cổ phiếu trở về xu hướng ban đầu.
phương pháp giao dịch của jesse livermore
Hai phương pháp giao dịch của Jesse Livermore.

Jesse Livermore luôn xác định rõ xu hướng của thị trường trong tương lai và khá chắc chắn về những suy đoán của ông. Nếu mô hình giá đi lệch với những tiêu chí trên, Jesse cho rằng đây là thời điểm để thoát hàng.

Chính vì vậy, khi quy luật thị trường có những biến đổi, có thể thấy Jesse Livermore vẫn luôn “gắn chặt” với những vị thế short, dẫn đến những biến cố về sau của cuộc đời ông.

Đọc thêm: Tiểu sử về sói già phố Wall - Jordan Belfort.

RELEVANT SERIES