SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Lightning Network là gì? Bitcoin Layer 2 đời đầu trong crypto

Theo CoinDesk, các dự án Bitcoin Layer 2 hiện có bốn trụ cột lớn với tên gọi "Big Four", và một trong số đó là Lightning Network. Vậy Lightning Network là gì? Tại sao dự án được cho là Big Four? Tìm hiểu về Bitcoin Lightning Network trong bài viết.
Avatar
nguyennsh
Published Apr 05 2024
Updated Jul 22 2024
7 min read
lightning network

Lightning Network là gì?

Lightning Network là một giải pháp mở rộng Bitcoin Layer 2 được phát triển nhằm mục đích tăng tốc độ và giảm phí giao dịch của blockchain Bitcoin.

Whitepaper của Lightning Network đã ra mắt vào năm 2016 và chính thức hoạt động năm 2018, nên dự án có thể coi là một trong những Bitcoin Layer 2 đầu tiên trên thị trường crypto.

Năm 2015, thời điểm đã có nhiều blockchain ra đời ngoài Bitcoin, hai nhà phát triển Joseph Poon và Tadge Dryja nhận thấy rằng Bitcoin - mạng lưới đầu tiên và lớn nhất, đang chứng kiến sự thua thiệt với những blockchain khác về tốc độ giao dịch và phí mạng lưới. Do đó, vào tháng 2/2015, họ đã bắt tay nghiên cứu với mục đích giải quyết những vấn đề tồn đọng của Bitcoin.

Dựa vào whitepaper của Bitcoin và những tài liệu liên quan, tháng 1/2016, hai người đã thành công ra mắt bản whitepaper của Lightning Network với tên gọi “The Bitcoin Lightning Network”. Nội dung chính của whitepaper nói về vấn đề của Bitcoin và cách thức giải quyết, thông qua mô hình hoạt động off-chain.

Giao dịch đầu tiên diễn ra trên Lightning Network là vào tháng 12 năm 2017.

Tìm hiểu thêm: Bitcoin Layer 2 là gì? Tại sao Bitcoin nên cần Layer 2?

lightning network
Giao diện website Lightning Network.
advertising

Mô hình hoạt động của Lightning Network

Mô hình hoạt động của Lightning Network lấy ý tưởng từ cơ chế P2P của Bitcoin, khi việc giao dịch giữa hai bên là ngang hàng và không có sự can thiệp từ bên thứ ba. Các giao dịch tại Lightning Network đều được xử lý trong những payment channel.

Những payment channel này có tác dụng xử lý giao dịch mà không đợi sự xác thực từ miner/node, nên tốc độ hoàn thiện nhanh. Hình thức này được gọi là giao dịch off-chain (giao dịch ngoài chuỗi Bitcoin). Khi các giao dịch tại payment channel hoàn thành, Lightning Network bắt đầu tổng hợp dữ liệu từ nhiều payment channel khác nhau và gửi đồng loạt xuống mạng lưới Bitcoin để lưu trữ trong block.

Để mở một payment channel, hai bên tham gia giao dịch cần khoá một lượng Bitcoin nhất định. Sau đó, họ có thể tự do thực hiện một hoặc nhiều giao dịch. Cuối cùng, khi hoàn tất giao dịch, hai bên đóng channel và nhận lại số Bitcoin đã khoá. Phí giao dịch trên Lightning Network cũng tương đối thấp, khi chỉ có 0.001 USD/giao dịch.

mô hình hoạt động lightning network
Mô hình hoạt động của Bitcoin Ligtning Network. Ảnh: BitPay.

Với mô hình hoạt động của Lightning Network, mạng lưới Bitcoin có thể xử lý nhanh các giao dịch nhỏ lẻ mà không tốn nhiều thời gian. Nếu trường hợp không có Lightning Network, những giao dịch nhỏ lẻ trong mạng lưới Bitcoin có thể gây tắc nghẽn mạng và khiến các giao dịch lớn diễn ra lâu hơn, đặc biệt trong bối cảnh BRC-20 và Ordinals nổi lên.

Ngoài ra, Lightning Network sử dụng smart contract trong các payment channel, nhằm mục đích đem tính công bằng cho hai bên và hạn chế những rủi ro lừa đảo trong payment channel.

Hạn chế của Lightning Network

Mặc dù Lightning Network đem lại nhiều lợi ích cho mạng lưới Bitcoin, dự án vẫn có những rủi ro ảnh hưởng tới tài sản người dùng. Thậm chí, Lightning Network còn tồn động những dạng tấn công “độc quyền" trên mạng lưới, gồm:

  • Griefing attack: Loại hình mà kẻ tấn công tạo hàng loạt giao dịch cùng lúc trên một payment channel. Từ đó, kẻ tấn công gây nghẽn kênh và tài sản của người dùng bị kẹt một khoảng thời gian dài.
  • Flood & loot: Loại hình mà kẻ tấn công sử dụng một vài biện pháp để số lượng người dùng trên Lightning Network nhận (claim) tài sản cùng lúc. Với số lượng claim quá lớn, Lightning Network sẽ bắt đầu nghẽn mạng và kẻ tấn công lợi dụng sơ hở để lấy cắp những tài sản trong quá trình claim.
  • Pinning attack: Loại hình mà kẻ tấn công đóng channel đúng lúc giao dịch được thực hiện, nhằm mục đích khiến giao dịch diễn ra nhưng tài sản của kẻ tấn công không biến mất. Ví dụ, A là nạn nhân và B là kẻ tấn công, A chuyển tiền trước cho B để mua 1 Inscription BTC từ B. Ngay lúc B vừa chuyển 1 Inscription cho A, B đóng giao dịch ngay lập tức.
  • Time-dilation attack: Hình thức tấn công gây ảnh hưởng trong Lightning Network, khi kẻ lừa đảo tạo hàng loạt channel để gây tắc nghẽn mạng lưới. Sau đó, trong một channel bất kỳ, kẻ tấn công có thể thực hiện hành vi lừa đảo và đóng channel, mà không lo các node của Lightning Network phát hiện.

Ngoài ra, Lightning Network hiện có hệ sinh thái tương đối nhỏ, với số lượng dApp chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, dòng tiền của Lightning Network cũng hạn chế, theo dữ liệu của LookintoBitcoin, số lượng BTC lưu thông trên Lightning Network chỉ vỏn vẹn 5,000 BTC (thời điểm 2/2024).

bitcoin trên lightning network
Số lượng Bitcoin trên Lightning Network.

Trong khi đó, số Bitcoin được giao dịch tại mạng lưới Ethereum lại gấp 3 lần Lightning Network, với 15,000 *WBTC.

*Do token BTC không thể tương thích trên mạng lưới Ethereum, nên mạng lưới phải sử dụng wrapped token WBTC với tỷ lệ 1:1 BTC.

Mục đích ban đầu của Lightning Network là giải quyết vấn đề của Bitcoin, nên dự án vẫn chưa có ý định ra mắt token.

Roadmap và cập nhật của Lightning Network

Dưới đây là các mốc thời gian nổi bật của Lightning Network:

  • 1/2016: Ra mắt whitepaper của Lightning Network.
  • 28/12/2017: Giao dịch đầu tiên trên Lightning Network.
  • 8/2018: Tích hợp một số ví Web3 gồm Eclair Wallet, Zap Wallet, BlueWallet…
  • 9/2021: Quốc gia El Salvador sử dụng Lightning Network để làm cổng thanh toán Bitcoin.
  • 2023: Hàng loạt dự án sử dụng cổng thanh toán Bitcoin thông qua Lightning Network, gồm Xapo Bank, Lightspark, ZEBEDEE…

Đội ngũ và nhà đầu tư Lightning Network

Đội ngũ dự án

Đội ngũ đằng sau Lightning Network đến từ Lightning Labs, họ bao gồm:

  • Thaddeus Dryja: Founder và kỹ sư tại Lightning Labs, ông từng là Founder của quỹ đầu tư Mirror.
  • Joseph Poon: Co-Founder tại Lightning Labs. Trước khi tham gia Lightning Labs, anh cũng từng là Founder của mạng lưới OMG.
đội ngũ lightning labs
Đội ngũ đằng sau Lightning Network.

Nhà đầu tư

Lightning Network đã trải qua một vòng gọi vốn vào ngày 15/3/2018. Cụ thể, đội ngũ huy động thành công 2.5 triệu USD vòng Seed, với sự tham gia của các nhà đầu tư như Digital Currency Group, Kevin Hartz, Jack Dorsey…

Một số dự án tương tự Bitcoin Lightning

Dưới đây là một số dự án tương tự Lightning Network:

  • Stacks: Là giải pháp Bitcoin layer 2, cho phép Bitcoin có khả năng tương thích với smart contract.
  • BEVM: Giải pháp Bitcoin layer 2, với khả năng tương thích với EVM. Từ đó, dự án cho phép những ứng dụng dApp có thể xây dựng trên BEVM.
RELEVANT SERIES