SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Luật phá sản - Chương 11 tại Hoa Kỳ: Hình thức phá sản crypto phổ biến

Luật phá sản Chương 11 ở Hoa Kỳ quy định như thế nào? Tại sao nhiều doanh nghiệp crypto tại Mỹ thường lựa chọn hình thức phá sản này khi đến bước đường cùng? Tìm hiểu về các hình thức phá sản phổ biến trong crypto.
Avatar
LilYang
Published Dec 11 2022
Updated May 28 2024
8 min read
thumbnail

Luật phá sản Chương 11 là gì?

Luật phá sản theo Chương 11 là những quy định về việc phá sản cho phép doanh nghiệp ở Hoa Kỳ tái cơ cấu các khoản nợ và vẫn có thể duy trì hoạt động kinh doanh, tức là doanh nghiệp đó có thể trì hoãn việc trả nợ trong khi thiết kế và thực hiện kế hoạch tái cơ cấu.

Trong đó, phá sản là tình trạng một công ty hay doanh nghiệp khó khăn về tài chính, thua lỗ hoặc thanh lý doanh nghiệp cũng không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn.

Sau khi một công ty tái cơ cấu, các hoạt động kinh doanh có thể được giữ nguyên, nhân viên có thể không bị mất việc, công ty thoát khỏi tình trạng phá sản vĩnh viễn và vẫn có thể kiếm tiền để trả các chủ nợ.

luật phá sản chương 11

Đây là hình thức phá sản khá phổ biến ở Hoa Kỳ khi các công ty gặp khó khăn về tài chính. Một vài ví dụ điển hình về việc phá sản theo Chương 11 sau đó vẫn tiếp tục hoạt động có thể kể đến General Motors (2008), Chrysler (2009), Marvel Entertainment (1996),  United Airlines (2002)... và đặc biệt là Apple (1997).

advertising

Ưu nhược điểm của hình thức phá sản theo Chương 11

Ưu điểm

  • Giúp các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, duy trì dòng tiền, tăng khả năng trả nợ.
  • Giúp các doanh nghiệp trì hoãn trả nợ trong quá trình tái cơ cấu, được pháp luật bảo hộ khỏi sự gây áp lực từ các chủ nợ.
  • Là cách tốt nhất để chủ nợ lấy lại được số tiền lớn nhất có thể khi tài sản chính của doanh nghiệp là các loại tài sản vô hình.
  • Tái cấu trúc các khoản nợ đồng thời giữ lại được các nhân sự quan trọng.

Nhược điểm

  • Là hình thức phá sản phức tạp nhất, tốn nhiều thời gian và công sức nhất trong các hình thức phá sản theo Luật Phá sản của Hoa Kỳ.
  • Kế hoạch tái cơ cấu phải được Tòa án Phá sản chấp thuận và phải đủ khả năng để doanh nghiệp có thể trả nợ một cách hợp lý theo thời gian. Khi kế hoạch được phê chuẩn, nhiều giao dịch kinh doanh hàng ngày như trước kia giờ cũng phải có sự phê chuẩn của tòa án.
  • Các chi phí chi trả cho luật sư để thực hiện hình thức này sẽ rất cao.
  • Có thể bị coi là hình thức trốn nợ của các doanh nghiệp.

Với những lí do trên, hình thức phá sản này thường không phù hợp với các công ty nhỏ, những công ty này thường sẽ lựa chọn hình thức Chương 7 hay Chương 13 nhiều hơn.

Cách hoạt động của Luật phá sản Chương 11

Về cơ bản, sẽ có 3 thành phần chính có liên quan khi một công ty, doanh nghiệp công bố phá sản:

  • Tài sản công ty
  • Chủ nợ
  • Cổ đông (equity holder)

Khi một công ty/doanh nghiệp không còn đủ khả năng chi trả các khoản nợ, công ty đó sẽ tuyên bố phá sản. Các bên liên quan sẽ thuê luật sư, ngân hàng và cùng bàn bạc để lên kế hoạch phá sản dựa trên đánh giá về các loại tài sản hiện có của công ty. Sau đó, công ty thực hiện tái cấu trúc và hoạt động như bình thường.

Ví dụ đơn giản, sau khi kiểm kê đánh giá các loại tài sản của công ty A, ngân hàng định giá các loại tài sản của công ty (vô hình và hữu hình) là 10 triệu USD, nợ phải trả 6 triệu USD, vốn cổ phần (equity) là 4 triệu USD.

Trong khi đó, các chủ nợ sẽ cố gắng định giá tài sản công ty càng thấp càng tốt. Trong trường hợp này có thể là khoảng 5 triệu USD, vì khi đó công ty sẽ không thể trả khoản nợ 6 triệu USD.

Giả sử tài sản công ty được định giá 5 triệu USD và chỉ có thể chi trả khoản nợ 2 triệu USD, 3 triệu USD còn lại thường sẽ được chia thành vốn chủ sở hữu/cổ phần mới (new equity) dành cho các chủ nợ khi công ty tái cấu trúc. Điều này có nghĩa chủ nợ giống như cổ đông mới sau tái cấu trúc, và nếu công ty có thể trở lại làm ăn tốt, các chủ nợ có thể exit liquidity bằng cách bán cổ phần, số tiền lấy lại được sẽ cao hơn.

Ngược lại, với trường hợp định giá 5 triệu trên, các equity holder sẽ không nhận lại gì, số cổ phần cũ họ nắm giữ cũng sẽ không có giá trị. Vì vậy, nhóm này sẽ cố gắng định giá tài sản công ty cao lên để cũng được nhận một phần cổ phần mới.

Một số công ty crypto phá sản theo Chương 11

Năm 2022 là một năm khó khăn với thị trường crypto, đã có nhiều công ty crypto đã sụp đổ và phải nộp đơn phá sản.

Voyager

Sau khi 3AC nộp đơn phá sản theo Chương 15, Voyager ngay lập tức gặp phải khó khăn khi không thể đòi lại khoản vay 675 triệu USD trước đó. Điều này dẫn tới hiệu ứng dây chuyền và Voyager cũng phải tuyên bố phá sản theo chương 11.

Tài sản của Voyager được ước tính khoảng 1-10 tỉ USD, khoảng nợ ước tính cũng ở mức 1-10 tỉ USD.

3ac phá sản

Celsius

Celsius cũng là một trong những nạn nhân nổi tiếng của vụ LUNA sụp đổ. Sau 1 tháng tạm dừng việc nạp rút của người dùng, công ty này đã chính thức tuyên bố phá sản theo Chương 11.

Tài sản và nợ phải trả của Celsius đều được ước tính ở khoảng 1-10 tỉ USD.

celsius phá sản

FTX

Sau khi Binance lên tiếng từ chối mua lại FTX, sàn giao dịch nổi tiếng này không còn cách nào khác phải nộp đơn xin phá sản. Theo đó, FTX cùng khoảng 130 công ty có liên quan nộp đơn phá sản theo Chương 11, Sam Bankman-Fried từ chức CEO của FTX.

Theo đơn phá sản, tài sản có tính thanh khoản mà FTX sở hữu chỉ còn khoảng 900 triệu USD, trong khi nợ phải trả lên tới 10 - 50 tỉ USD với 100,000 chủ nợ lớn nhỏ. Tổng giá trị các loại tài sản của FTX ước tính có giá trị trong khoảng 10 - 50 tỉ USD. So sánh với Lehman Brother khi đó có 600 tỉ USD và Enron có 60 tỉ USD để thấy mức độ nghiêm trọng của vụ sụp đổ này.

Tìm hiểu thêm: Hậu quả khi FTX phá sản.

BlockFi

BlockFi là một trong những nạn nhân nổi tiếng nhất chịu ảnh hưởng bởi vụ sụp đổ FTX. Công ty này cho biết lý do dẫn tới khủng hoảng là do liên quan tới FTX, cụ thể là khoản cho Alameda Research vay không thể đòi lại và số tài sản crypto để trên FTX không thể rút về. BlockFi cũng đã phải bán các loại tài sản crypto thuộc quyền sở hữu và sa thải 2/3 số nhân viên để trang trải việc trả nợ.

BlockFi ước tính giá trị tài sản và nợ phải trả ở mức 1 - 10 tỉ USD. Số tiền mặt BlockFi hiện còn nắm giữ là 256 triệu USD.

Tổng kết

Hình thức phá sản theo Chương 11 là hình thức phá sản khá phổ biến, được cho là một trong những điểm đặc biệt của nền kinh tế Hoa Kỳ. Các công ty crypto cũng không phải ngoại lệ, thường xử dụng hình thức phá sản này để nhận được sự bảo hộ của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người cho rằng, hình thức phá sản này có thể chỉ là cái cớ để các công ty trốn nợ, câu kéo thêm thời gian.

Xem thêm: Lehman Brothers là gì? Hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

RELEVANT SERIES