SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Lyra (LYRA) là gì? Toàn tập về tiền điện tử LYRA

Lyra là một trong những dự án làm về Option AMM. Vậy nền tảng này có gì nổi bật so với AMM thông thường?
Avatar
Khang Kỳ
Published Oct 04 2021
Updated Sep 09 2023
8 min read
thumbnail

Lyra là gì?

Lyra là giao thức AMM, chỉ cho phép người dùng mua bán các quyền chọn (Options) của Ethereum và Bitcoin. Ngoài ra, Lyra cũng là giao thức được xây dựng trên nhiều dApp khác nhau như:  Synthetix, Kwenta, GMX…

Nhằm mục đích tối ưu giá cả và lợi nhuận cho các LP (Liquidity Provider) và người dùng, Lyra sử dụng hai chỉ số gồm Vega (đo mức độ rủi ro dưới sự biến động của thị trường) và Delta (đo mức độ biến động của tài sản) cho giao thức của mình.

Đọc thêm: Hợp đồng quyền chọn là gì? Đặc điểm của giao dịch quyền chọn

trang chủ Lyra
Trang chủ Lyra Protocol: https://www.lyra.finance/

Sản phẩm của Lyra

Hiện tại, Lyra có hai sản phẩm chính gồm: Option AMM và Market Maker Vault:

Option AMM

Option AMM là nơi cho phép người dùng mua và bán các loại Option bao gồm ChainLink (LINK), Ripple (XRP)... trên hai mạng lưới chính là Arbitrum và Optimism. Điểm khác biệt giữa Option AMM và AMM thông thường, bao gồm hai yếu tố chính:

  • Tài sản: Trong AMM thông thường, người dùng sẽ giao dịch các cặp token như ETH/USDC, ARB/USDT… Và ở Options AMM, người dùng sẽ giao dịch Option cùng với stablecoin như USDC, sUSD… 
  • Giá và phí: AMM thông thường quản lý giá token dựa trên tỉ lệ mua và bán giữa người dùng. Tuy nhiên, tại Lyra, giá của Option lại được tính toán theo công thức và chịu ảnh hưởng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như giá tài sản, độ biến động…
giao diện option amm
Giao diện Option AMM trên Lyra

Market Maker Vault

Market Maker Vault là nơi người dùng có thể cung cấp thanh khoản, và nhận thêm phí mỗi khi có giao dịch Option diễn ra. Tuy nhiên, khác với việc cung cấp thanh khoản bình thường, Market Maker Vault chỉ cho phép người dùng cung cấp stablecoin gồm USDC và sUSD.

Ngoài ra, nếu như người dùng trở thành LP của Option AMM thay vì AMM thông thường, họ cũng phải chịu rủi ro về Impermanent Loss như cung cấp thanh khoản ở AMM thông thường.

Lưu ý: Sau khi người dùng cung cấp thanh khoản, số tiền sẽ bị khoá và không thể rút được trong vòng 3 ngày, và phí rút thanh khoản là 0.3%.

giao diện market maker vault
Giao diện Market Maker Vault

Mô hình hoạt động của Lyra

Khác với những AMM thông thường như Uniswap, 1inch… Lyra là một Options AMM với hai thành phần chính gồm:

  • Liquidity Provider (LPs): Là những người cung cấp thanh khoản cho nền tảng. 
  • Người dùng (Trader): Là thành phần mua bán các Option trên giao thức Lyra. 

Đầu tiên, các LPs cung cấp stablecoin như USDC, sUSD… cho Market Maker Vaults trên nền tảng. Sau đó, họ sẽ lợi nhuận từ phí giao dịch của các lệnh mua/bán Options. Ví dụ, anh T cung cấp stablecoin cho vault ETH, họ sẽ nhận được phí giao dịch mỗi khi có lệnh mua bán Option về giá ETH.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho người dùng, Lyra có một chức năng được gọi là Circuit Breaker (Cầu dao), cho phép nền tảng tự động ngừng giao dịch khi có vấn đề xảy ra. Circuit Breaker được chia làm ba loại gồm:

  • Liquidity Circuit Breaker: Cơ chế ngừng giao dịch khi liquidity pool có tài sản ròng (NAV) thấp hơn 5%.
  • Volatility Circuit Breaker: Cơ chế tự động ngừng giao dịch khi GWAVs (kỹ thuật đo độ biến động của thị trường) cách quá xa so với giá trị hiện tại của tài sản.
  • Contract adjustment Circuit Breaker: Cơ chế đảm bảo tất cả các LPs đều nhận được phần thưởng tương xứng, kể cả khi nền tảng có bị lỗi smart contract…

Khi một trong ba “cầu dao” được kích hoạt, sẽ có khoảng thời gian đếm ngược để “cầu dao” hoạt động trở lại. Đối với Liquidity Circuit Breaker là 3 ngày, Volatility Circuit Breaker là 1.5 ngày và riêng Contrast adjustment Circuit Breaker là không có thời gian đếm ngược.

Về phía người dùng, họ là người mua/bán các loại Options trên Lyra, đồng thời trả phí giao dịch cho LPs và nền tảng Lyra.

mô hình hoạt động của lyra
Mô hình hoạt động của Lyra

Không những vậy, Lyra sử dụng mô hình Black Scholes để ổn định giá cho các Option và hạn chế Impermanent Loss cho các LPs. Cụ thể, Black Scholes dựa vào 5 tiêu chí chính gồm:

Đọc thêm: Rủi ro trong AMM: Impermanent loss (IL) & Slippage trượt giá là gì?

công thức black scholes
Công thức Black Scholes được Lyra áp dụng.
  • Giá hiện tại của tài sản (S): Là giá hiện tại của đồng coin mà người dùng mua.
  • Giá thực hiện (strike price) (X): Là giá thỏa thuận mà Option sẽ được mua trên Lyra.
  • Thời gian đáo hạn (expire date) (T): Là thời điểm kết thúc hiệu lực của lệnh Option.
  • Lãi suất phi rủi ro (risk-free interest rate) (r): Là tỉ lệ hoàn vốn trên lý thuyết với rủi ro là không.
  • Mức biến động của tài sản (volatility) (o): Độ biến động thực tế của giá của một tài sản cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhìn chung, nếu như giá hiện tại thay đổi mạnh, giao thức Lyra cũng sẽ tự động thay đổi giá của các Option.

Điểm nổi bật của Lyra

Dưới đây là một số điểm nổi bật của Lyra:

  • Giá Option chính xác và ổn định: Như đã đề cập ở trên, mô hình Black Scholes cho phép Lyra điều chỉnh giá Option phù hợp với độ biến động của thị trường. Từ đó, hạn chế những rủi ro dành cho trader và LPs. Ngoài ra, họ còn kết hợp những chỉ số khác như Vega, Delta để tăng tính ổn định của Option.
  • Độ bảo mật tốt: Theo đội ngũ Lyra, các smart contract của dự án được audit bởi 4 công ty kiểm toán, bao gồm: Ioshiro, Sherlock, Trust Security và Halborn.
  • Hệ sinh thái lớn: Lyra là một trong những giao thức được nhiều nền tảng khác sử dụng như: GMX, Synthetix, Toros…

LYRA Token là gì?

LYRA Token Key Metric

  • Token name: Lyra Finance.
  • Ticker: LYRA.
  • Blockchain: Ethereum
  • Contract: 0x01ba67aac7f75f647d94220cc98fb30fcc5105bf
  • Token type: Governance, Utility
  • Total Supply: 1,000,000,000 LYRA

LYRA Token Use Case

Người dùng nắm giữ LYRA có những lợi ích sau đây:

  • Cung cấp thanh khoản.
  • Tham gia quản trị và biểu quyết.
  • Staking.

LYRA Token Allocation

LYRA Token được phân bổ như sau:

  • DAO: 20%
  • Core Team: 20%
  • Liquidity Reward: 15%
  • Trading Reward: 15%
  • Investors: 10%
  • Security Module: 10%
  • Token Liquidity: 5%
  • Community Incentives: 3%
  • SNX Stakers: 2% 
lyra token allocation
Lượng phân bổ token LYRA

Roadmap và cập nhật

Dưới đây là những mốc thời gian nổi bật của dự án Lyra:

  • 3/2021: Thiết kế cơ chế dự án.
  • 5/2021: Hoàn thành Audit.
  • 6/2021: Ra mắt Testnet.
  • Q3/2021: Ra mắt Mainnet.
  • Q2/2022: GMX, Toros… giao thức Lyra.
  • 18/5/2022: Nâng cấp lên phiên bản Avalon.

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác

Đội ngũ dự án

Đội ngũ đằng sau Lyra gồm:

  • Michael Spain: Co-Founder của Lyra, ông tốt nghiệp tại đại học Sydney, sau đó trở thành kỹ sư tại Synthetix.
  • Jake Fitzgerald: Co-Founder và Product tại Lyra, ông có nhiều năm kinh nghiệm tại vị trí kỹ sư công nghệ tại nhiều doanh nghiệp như Meta, Airtree…
  • Nick Forster: Co-Founder tại Lyra, ông có nhiều năm kinh nghiệm làm thuộc lĩnh vực Option.
đội ngũ lyra
Đội ngũ sáng lập Lyra gồm 3 Co-Founder

 Nhà đầu tư

Lyra đã trải qua hai vòng gọi vốn với tổng số tiền là 6.3 triệu USD:

  • 26/7/2021: Lyra gọi vốn 3.3 triệu USD vòng Seed từ Framework, ParaFi Capital, Apollo Capital…
  • 30/11/2022: Lyra gọi thành công 3 triệu USD vòng Strategic, từ Framework và GSR Ventures.
vòng gọi vốn lyra
Lyra có hai vòng gọi vốn lên tới số tiền 6.3 triệu USD

Đối tác

Đối tác chiến lược của Lyra hiện có nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Hop Protocol, Arrakis Finance, ChainLink…

Các dự án tương tự

  • Hegic: Giao thức giao dịch quyền chọn peer-to-pool, cho phép người dùng mua bán quyền chọn một cách phi tập trung.
  • Siren: Dự án thuộc mảng giao dịch quyền chọn (Options trading), giúp người dùng nhận được nhiều lợi nhuận hơn, cũng như giảm thiểu rủi ro trong giao dịch.

 

 
RELEVANT SERIES