M&A là gì? Các thương vụ M&A nổi bật nhất lịch sử
M&A là gì?
M&A là hoạt động mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp thông qua sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp nhằm sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác. Việc mua lại được thực hiện bằng tiền mặt, cổ phiếu, thế chấp nợ hoặc kết hợp các phương thức này.
M&A bao gồm hai mục tiêu mang tính chiến lược riêng biệt:
- M – Mergers (sáp nhập): Là quá trình liên kết giữa các công ty có quy mô, mục tiêu tương đồng với mục đích tạo ra một doanh nghiệp quy mô lớn hơn và duy nhất.
- A – Acquisitions (mua lại): Là hình thức doanh nghiệp lớn hơn mua lại doanh nghiệp có quy mô nhỏ và yếu hơn.
Các hình thức M&A
Hiện nay có ba hình thức M&A thường gặp, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng, cụ thể:
M&A theo chiều dọc
Đây là hình thức một doanh nghiệp mua lại các nhà cung cấp nguyên liệu, linh kiện đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự hợp nhất này giúp giảm thiểu chi phí trung gian, nâng cao hiệu suất hoạt động. Doanh nghiệp sẽ chủ động quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng, tận dụng tối đa lợi thế của mỗi bên.
Ví dụ: Công ty sản xuất xe sáp nhập công ty sản xuất vỏ bánh xe sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất xe có nguồn cung ứng dồi dào, tiết kiệm chi phí trung gian.
M&A theo chiều ngang
Hình thức này kết hợp hai doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ trong cùng một lĩnh vực kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng hoặc mở rộng danh mục sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Khi này, doanh nghiệp giảm bớt sự cạnh tranh trong ngành và sử dụng nguồn lợi thế có sẵn tiếp cận thị trường mới, tăng lượng khách hàng, doanh thu.
Ví dụ: Thương vụ Facebook mua lại Instagram giúp Facebook tiếp cận nhiều hơn nhóm khách hàng trẻ đặc trưng của Instagram.
M&A kết hợp
Đây là một quá trình sáp nhập các công ty có cùng ngành hàng nhưng cung cấp các sản phẩm bổ sung, tạo ra giá trị cộng thêm. Với mục tiêu nâng cấp và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới tăng sự cạnh tranh trên thị trường.
Việc kết hợp giúp loại bỏ các quy trình trùng lặp, tối ưu hóa các khâu hoạt động và giảm thiểu chi phí vận hành.
Ví dụ: Sự liên kết công ty sản xuất giày dép và túi xách tạo ra tổ chức linh hoạt có nhiều loại sản phẩm khác nhau từ cùng một nguồn nguyên liệu.
Những ưu và nhược điểm của các thương vụ M&A mang đến
Ưu điểm
- Tăng cường năng lực cạnh tranh: Khi một công ty đạt quy mô lớn trên thị trường, nó sẽ có nhiều lợi thế trong đàm phán với nhà cung cấp và tạo được lòng tin mạnh mẽ từ phía khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí: Dùng nguồn khách hàng có sẵn trước đó để tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng một cơ sở khách hàng mới.
- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh: Hợp nhất với công ty khác tăng sự đa dạng hàng hóa, giúp công ty không phụ thuộc vào một dòng sản phẩm duy nhất.
- Tăng trưởng nhanh chóng: Khi đã vận dụng chiến lược M&A, các công ty tăng trưởng nhanh chóng hơn bằng cách tiếp cận ngay lập tức với thị phần và khách hàng của công ty bị sáp nhập.
Nhược điểm
- Đầu tư chi phí lớn: Trong quá trình sáp nhập, các công ty bỏ ra một lượng tiền lớn để thực hiện thương vụ, bao gồm các chi phí như tư vấn tài chính, tư vấn luật sư, xây dựng chiến lược, đào tạo nhân viên...
- Thay đổi cơ cấu tổ chức: Sự thay đổi này có thể gây ra sự bất ổn và khó khăn trong việc duy trì hiệu quả hoạt động.
- Quản lý nhân viên: Việc kết hợp hai nền văn hóa doanh nghiệp không tương thích với nhau, dẫn đến không thích nghi với môi trường mới có thể khiến nhiều nhân viên chủ chốt ra đi.
- Rủi ro tài chính: Định giá chính xác luôn là một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính, việc định giá quá cao cho công ty mục tiêu có thể gây ra tổn thất tài chính đáng kể.
Các thương vụ M&A nổi bật
Thương vụ M&A đã tạo nên những ảnh hưởng nhất định đến thị trường. Dưới đây là vài giao dịch điển hình:
- LVMH (Bernard Arnault) - Tiffany&Co: LVMH chốt giá mua lại thương hiệu trang sức cao cấp Tiffany&Co với giá 16,3 tỷ USD. Với tầm nhìn xa trông rộng, việc mua lại Tiffany sẽ giúp LVMH đứng đầu bảng xếp hạng trong thị trường trang sức thương hiệu. Sau khi giao dịch này diễn ra, LVMH sẽ tăng gấp đôi thị phần trang sức lên 18,4%.
- Oracle - Cerner: Oracle là một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới đã mua lại tập đoàn Cerner với 28 tỷ USD. Việc sáp nhập với Cerner đã giúp củng cố lại vị thế Oracle trong lĩnh vực y tế đang mở rộng nhanh chóng.
- Databricks - MosaicML: Databricks là nhà cung cấp giải pháp quản lý dữ liệu mua lại MosaicML với giá 1,3 tỷ USD. Với mục tiêu cho khách hàng doanh nghiệp Databricks tăng khả năng xây dựng mô hình AI bằng cách sử dụng dữ liệu độc quyền của riêng họ.
Bằng cách hiểu rõ M&A và quản lý những thách thức, rủi ro một cách cẩn trọng. Các công ty đã và đang tận dụng tối đa lợi ích của M&A để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.
Đọc thêm: Elon Musk mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD.