Phân tích mô hình hoạt động của Iron Finance
Tổng quan về Iron Finance
Iron Finance là dự án Algorithmic Stablecoin sử dụng mô hình của Frax Finance, bao gồm 2 token chính là IRON (stablecoin) và TITAN (Governance token).
Iron Finance hiện đang là dự án nổi bật nhất trên hệ sinh thái Polygon với mức TVL gần 2 Tỷ USD, trước đó Iron Finance cũng đang phát triển sản phẩm trên BSC nhưng Polygon mới là thị trường chính hiện nay của dự án.
Trên Polygon, dự án đã đạt được những thành tựu rất lớn, chỉ trong nửa đầu tháng 6:
- TVL tăng lên tới $2 Tỷ USD.
- TITAN, governance token, tăng gần $50 lần, từ $1.33 lên mức đỉnh là $64.19.
Bài viết hôm nay sẽ giúp anh em hiểu hơn về dự án đang rất hot này, giúp anh em giải thích những câu hỏi như:
- Iron Finance hoạt động như thế nào?
- Tại sao Iron Finance lại thành công?
- Nguyên nhân thất bại của dự án?
Anh em đọc thêm để có thêm góc nhìn trong đầu tư.
Đọc thêm: Stablecoin là gì? Phân loại và cơ chế cân bằng giá của Stablecoin
Mô hình hoạt động sản phẩm của Iron Finance
Iron Finance có 2 phiên bản trên Polygon và BSC, nhưng Polygon mới là thị trường chính hiện nay của dự án, vậy nên ở bài viết này, mình sẽ tập trung giải thích về Mô hình hoạt động của Iron Finance trên Polygon.
Hiện tại trên Polygon, Iron Finance đang phát triển 3 sản phẩm chính:
- Bank: Cơ chế Mint/Redeem stablecoin IRON.
- Farms: Sản phẩm Incentives.
- Dragon Ball: Sản phẩm xổ số.
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về mô hình hoạt động của từng sản phẩm này và cách từng sản phẩm capture value cho TITAN token.
Bank
Bank là gì?
Bank là sản phẩm chính hiện nay của Iron Finance, cho phép mint/redeem stablecoin IRON theo cơ chế thế chấp 1 phần (partially collateral). Đây là sản phẩm fork từ Frax Finance.
Quy trình hoạt động của Bank
Bank gồm 2 cơ chế chính Mint & Redeem Stablecoin IRON.
Quy trình diễn ra đơn giản như sau:
Mint
(1) Anh em cần 2 token là USDC và TITAN theo một tỉ lệ cho trước để có thể mint stablecoin IRON.
(2) Đối với 2 token dùng để mint.
- (2.1) USDC sẽ được làm Reserve, và trả lại khi có ai đó redeem IRON.
- (2.2) TITAN được dùng để mint IRON sẽ được đem đi đốt.
Redeem
(3) Để nhận lại USDC và TITAN, anh em đơn giản chỉ cần burn IRON token.
(4) Sau đó anh em sẽ nhận được 2 token theo 1 tỉ lệ cho trước.
- (4.1) USDC từ Collateral Reserve.
- (4.2) TITAN được mint từ hệ thống.
Đó là toàn bộ quy trình hoạt động của Bank xoay quanh stablecoin IRON.
IRON là một stablecoin được pegged với tỉ giá $1, vậy nên điều quan trọng nhất trong việc thiết kế IRON là giữ được mức tỉ giá này.
Cơ chế Mint & Burn đảm bảo cho việc đó:
- IRON < $1: Người dùng có thể mua IRON, redeem nhận USDC và TITAN với trị giá $1 và bán nhận chênh lệch giá.
- IRON > $1: Người dùng có thể dùng USDC và TITAN giá trị $1 để mint ra IRON và bán trên thị trường kiếm chênh lệch.
Trong các algo stablecoin trên thị trường, cơ chế mint & burn + thế chấp 1 phần này đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc giữ giá Stablecoin ~ $1, điều này đã được chứng minh bởi Frax Finance với stablecoin FRAX.
Cách Bank capture value cho TITAN token:
Để có thể mint ra IRON, người dùng cần phải có 1 lượng TITAN, số TITAN này sẽ làm giảm trực tiếp nguồn cung trên thị trường. Khi IRON được sử dụng ngày càng nhiều, nhu cầu mua TITAN cũng sẽ ngày càng tăng.
Qua đó ta thấy, Bank là sản phẩm đã capture value cho TITAN 1 cách trực tiếp theo 2 cách:
- Tạo Buy Demand.
- Giảm nguồn cung TITAN ngoài thị trường.
Đây là sản phẩm tạo ra nguồn thu chính cho dự án, giúp giá token TITAN tăng mạnh. Tuy nhiên, sản phẩm này cũng có 1 tác hại ngược lại, đó là quá trình Redeem sẽ làm tăng ngược lại lượng TITAN trên thị trường, làm tăng lực bán.
Farms
Farms là gì?
Bank là sản phẩm tạo ra nguồn thu chính cho Iron Finance, và để nhu cầu tăng sử dụng Bank, Farms chính là sản phẩm giúp Iron Finance thu hút người dùng.
Lợi nhuận khủng duy trì trong thời gian khá lâu chính là điểm thu hút của Farm trên Iron Finance. Thậm chí khi Farm cặp Stablecoin IRON/ USDC (rất ít rủi ro), anh em vẫn nhận được mức APY lên đến 34,545%.
Farms hiện nay có 6 Pool chính, chia làm 2 loại:
- Staking Single Asets: Stake TITAN nhận USDC.
- Staking LP token: Đây có thể xem như chương trình Liquidity Mining trên Iron Finance, Staking LP token của các cặp nhất định sẽ được nhận TITAN/QUICK Incentives.
1. Single Staking (Profit Sharing)
Hiện phiên bản trên Polygon chỉ có 1 Pool duy nhất là Staking TITAN nhận USDC.
Anh em sẽ thắc mắc sao không phải Staking TITAN nhận TITAN (giống như CAKE), mà lại nhận USDC? USDC này ở đâu ra?
USDC này chính là doanh thu của dự án.
Quy trình tạo ra doanh thu của Iron Finance diễn ra như sau:
(1) Với sản phẩm Bank, khi người dùng Staking USDC + TITAN để mint ra IRON, USDC được giữ trong Reserve sẽ được dùng khi ai đó redeem lại IRON.
(2) Tuy nhiên, con số redeem lại mỗi ngày không đáng kể, phần lớn USDC để im sẽ khá lãng phí. Vì vậy Iron Finance đã đem 1 phần USDC đi cho vay, cụ thể ở đây là cho vay trên Aave để kiếm lãi.
(3) Số tiền lãi thu được sẽ được sẽ được chia lại cho TITAN holder.
Cơ chế đảm bảo luôn có đủ USDC khi người dùng cần Redeem
Iron Finance có 1 cơ chế để đảm bảo luôn có đủ USDC khi người dùng muốn redeem.
Cụ thể, số tiền tối đa được đem đi đầu tư là 75% Collateral Assets (ở đây là USDC), 25% còn lại sẽ được dự trữ cho nhu cầu Redeem của người dùng.
Nếu số USDC dự trữ giảm xuống 1 mức nhất định (Threshold Ratio), Iron Finance sẽ rút USDC từ Lending Protocol về để trả cho người dùng.
Cách Single Staking capture value cho TITAN token
Anh em có thể dễ dàng thấy, Single Staking là sản phẩm capture value trực tiếp cho TITAN token, thông qua việc chia lãi suất từ số USDC Collateral cho vay.
Đây là một cơ chế khá đặc biệt so với các Algo Stablecoin khác, việc tận dụng số tiền Collateral làm tăng hiệu suất sử dụng vốn (capital efficiency) trong Iron Finance.
Hiện tại, APY cho việc Staking TITAN đang ở mức 20%/năm, mức APY này sẽ tăng khi có nhiều Iron có nhiều tài sản thế chấp hơn.
2. Liquidity Mining
Như mình nói ở trên, đây là chương trình hấp dẫn nhất trên Iron Finance, giúp dự án thu hút lượng lớn người dùng bởi APY rất cao.
Quy trình Liquidity Mining diễn ra tương tự như ở những dự án khác:
(1) Anh em cung cấp thanh khoản vào các Pool được thưởng trên Sushiswap hoặc Quickswap.
(2) Staking LP token trên nền tảng Farms của Iron Finance để nhận TITAN Incentives.
Cách Liquidity Mining capture value cho TITAN token
Liquidity Mining là 1 cơ chế Incentives khá phổ biến trong DeFi và cũng rất hiệu quả.
Thông qua chương trình Liquidity Mining, mục tiêu của Iron Finance là tăng nhu cầu sử dụng 2 token TITAN và IRON, trong đó stablecoin IRON được chú trọng nhiều hơn khi dự án cho phần thưởng các Pool Stablecoin IRON nhiều hơn các Pool của TITAN.
Đây là điều khá dễ hiểu, vì IRON mới là sản phẩm chính của dự án, khi IRON phát triển mạnh cũng sẽ kéo theo governance token TITAN tăng giá.
Tổng lại, Liquidity Mining capture value cho TITAN theo 3 cách chính như sau:
- Tăng Buy demand mạnh cho TITAN token.
- Mua TITAN để Farms
- Mua TITAN để mint IRON và farm.
- Tăng nhu cầu sử dụng của stablecoin IRON.
- Tăng TVL cho các Pool stablecoin IRON, giúp giảm biến động khi giao dịch stablecoin này.
Dragon Ball
Dragon Ball là 1 sản phẩm xổ số phi tập trung, tương tự sản phẩm Lottery của PancakeSwap.
Đây là một sản phẩm phụ, không liên quan gì đến sản phẩm chính, kể cả Iron Finance là Bank. Sản phẩm này giúp tạo thêm use case cho TITAN token.
Quy trình hoạt động của sản phẩm Dragon Ball diễn ra như sau:
Quy trình hoạt động của Dragon Ball diễn ra theo 4 bước như sau:
(1) Để tham gia vào Dragon Ball, anh em dùng IRON để mua vé, 1 vé = 2 IRON.
- (1.1) Sau khi anh em gửi IRON, sẽ nhận được ticket tham gia Lottery.
- (1.2) Số IRON anh em dùng để mua vé sẽ được góp vào Reward Pool chung.
(2) Iron Finance cũng đóng góp 1 lượng IRON vào Pools để tăng phần thưởng, khuyến khích anh em tham gia ban đầu.
(3) Chương trình xổ số sẽ diễn ra, như những chương trình xổ số thông thường, sẽ có người thắng và người thua.
- (3.1) Thua: Anh em không nhận được gì, và mất số tiền mua vé.
- (3.2) Thắng: Anh em sẽ được chia số IRON trong Pools, tùy vào giải anh em thắng.
(4) Số tiền trong Reward Pool sẽ được phân phối cho những ai trúng giải. Nhiều cùng 1 giải có nhiều người trúng thì sẽ chia đều cho những người đó. Trong trường hợp nếu không ai trúng giải, tiền thưởng sẽ được dồn cho lần xổ số tiếp theo.
(5) Những người trúng thưởng sẽ chịu Tax (thuế) 30% từ dự án:
- 30% số Tax thu được sẽ được dùng Incentives cho Pools xổ số tiếp theo.
- 70% số Tax thu được sẽ được dùng để mua TITAN và đốt.
Cách Dragon Ball capture value cho TITAN token
Dragon Ball là 1 sản phẩm phụ, không quá liên quan đến sản phẩm chính là Stablecoin của dự án.
Tuy nhiên qua đó, Dragon Ball giúp TITAN token được sử dụng nhiều hơn, đồng thời tạo ra sân chơi mới cho cộng đồng.
Tổng lại, Dragon Ball là một sản phẩm capture value trực tiếp cho TITAN holder, sản phẩm capture value cho 2 cách như sau:
- Tạo Buy Demand TITAN: Người chơi phải dùng IRON (được mint từ TITAN) để tham gia xổ số.
- Giảm nguồn cung TITAN: 20% Pools TITAN thưởng sẽ được đem đi đốt.
Cách Iron Finance capture value cho TITAN token
Ở từng sản phẩm trên, mình đã nêu rõ cách từng sản phẩm capture value cho TITAN token, bây giờ mình sẽ tóm tắt lại cách mà Iron Finance capture value cho TITAN để cho anh em dễ nắm bắt.
Hiện tại, Iron Finance value cho TITAN token theo 4 cách chính:
- Governance: TITAN holder được quyền tham gia vào quản trị dự án.
- Nhận lãi từ việc cho vay Collateral Assets.
- Tạo ra Buy Demand:
- Mua TITAN để Farms hoặc Staking.
- Mua TITAN để mint IRON.
- Giảm nguồn cung TITAN ngoài thị trường:
- Số TITAN dùng để mint IRON sẽ được đốt đi.
- Số Tax thu được từ sản phẩm Dragon Ball sẽ được dùng để Buy & Burn TITAN token.
Iron Finance Flywheel
Incentives là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc thiết kế tokenomics hiện nay, và TITAN đã sử dụng Incentives, kết hợp nó với Mô hình kinh doanh của hoạt động của mình một cách hợp lí để có thể phát triển một Flywheel tăng tốc độ tăng rất nhanh.
Flywheel của TITAN diễn ra như sau:
(1) Bắt đầu với nguồn cung TITAN, theo tokenomics của TITAN token, 70% số TITAN sẽ được dùng cho việc Incentives, chủ yếu là Incentives sản phẩm Farms, làm tăng nhu cầu Farming của người dùng. Sản phẩm Farms tăng mạnh sẽ thúc đẩy nhu cầu của sản phẩm Bank, người dùng có nhu cầu mint IRON nhiều hơn.
(2) Các sản phẩm Farms, Bank, Dragon Ball sẽ tạo ra:
- TITAN token revenue: Đến từ sản phẩm Bank và Dragon Ball.
- TITAN/IRON Hold Demand: Người dùng hold TITAN và IRON để farms và sử dụng cho các mục đích khác như trading.
- TITAN/IRON Buy Demand: Lực mua mạnh đến từ việc muốn tham gia Farms.
(3) Các nguồn doanh thu này sẽ phát triển lại các nguồn Incentives, tạo ra các vòng Flywheel trong Iron Finance model.
- (3.1) TITAN token revenue sẽ được đem đi đốt, làm giảm nguồn cung TITAN.
- (3.2) TITAN, IRON buy demand sẽ làm tăng giá TITAN token, qua đó tăng phần thưởng Incentives.
Incentives tăng sẽ Snowball, tạo ra một Snowball Flywheel cho Iron Finance.
Tại sao TITAN lại tăng mạnh
Flywheel của TITAN với cơ chế sử dụng cả lạm phát và giảm phát, đây là mô hình không quá mới trong thị trường DeFi, nhưng Iron Finance đã sử dụng nó khá tốt, governance token TITAN tăng giá rất mạnh, tăng gần x50 lần trong vòng nửa tháng, từ $1.33 lên mức đỉnh là $64.
Theo mình, nguyên nhân chính là việc Iron Finance đã tăng tốc Flywheel của dự án, bằng cách tăng mạnh Incentives đầu vào, từ đó tăng mạnh các doanh thu đầu ra, chủ yếu là Buy Demand cho TITAN.
TITAN tăng mạnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh Incentives ⇒ Tốc độ Snowball Flywheel được đẩy lên rất nhanh.
Nhược điểm của TITAN
Incentives nhiều cũng là một nhược điểm của dự án, khi nó tạo ra Sell Demand mạnh.
Hiện tại, có khoảng ~700,000 TITAN được mint ra mỗi ngày để thưởng cho Incentives, với mức giá hiện nay của TITAN ~ $40, thì số TITAN này tạo ra lực xả ~ $28 M mỗi ngày.
Để mô hình của Iron Finance hoạt động hiệu quả, lực Buy Demand phải mạnh hơn số $28 M này, và Iron thực sự đã làm được điều đó, TVL các Pool IRON, TITAN tăng từ vài chục triệu đến vài trăm triệu USD mỗi ngày.
Buy Demand > Sell Demand ⇒ Dẫn đến giá TITAN tăng mạnh, và Flywheel của Iron Finance tiếp tục tăng tốc.
Tuy nhiên, đến một mức nào đó, khi TVL trên Iron Finance bắt đầu ngừng tăng hoặc giảm, Buy Demand < Sell Demand
=> Vòng Flywheel ngược sẽ bắt đầu, giá TITAN token giảm ⇒ TVL giảm ⇒ Redeem IRON sang TITAN ⇒ Giá TITAN tiếp tục giảm ⇒....
Vòng Flywheel ngược này sẽ nhanh không kém gì lúc nó tăng tốc.
TITAN rug pull
Vào thời điểm mình hoàn tất bài viết, vòng Flywheel ngược đã thực sự diễn ra, và nó đã diễn ra nhanh hơn mình dự đoán rất nhiều.
Cá nhân mình cho rằng, TITAN nhất định sẽ giảm, nhưng lực buy TITAN ⇒ mint IRON để kiếm lợi nhuận sẽ đỡ lại phần nào, qua đó giảm lực rug pull.
Tuy nhiên, trên thực tế, IRON đã rớt khỏi peg $1 và không có dấu hiệu phục hồi, điều đó làm lực redeem IRON sang USDC và TITAN tăng mạnh.
Khi Sell Demand > Buy Demand
⇒ Giá TITAN giảm ⇒ Reward giảm ⇒ rút TVL ⇒ Nhu cầu bán TITAN và IRON mạnh ⇒ Giá TITAN giảm ⇒ ….
Vòng Flywheel ngược cứ thế mà liên tục quay và diễn ra rất nhanh. Việc IRON bị rớt khỏi giá peg $1 cũng giống như “tức nước vỡ bờ”, làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Giá TITAN nhanh chóng giảm 99,99999%, từ mức $50 xuống còn $0,0000000695 chỉ trong vài giờ.
Nhìn chung, đây là một kịch bản rất dễ để dự án trước, điểm yếu trong thiết kế Incentives quá cao nhất định sẽ dẫn đến hậu quả về sau.
Trong trường hợp này, việc IRON được hype mạnh bởi cộng đồng, cũng là chính xúc tác, giúp hậu quả trở nên nặng nề hơn và không thể cứu chữa.
Nhận xét và kết luận
Iron Finance là một dự án sử dụng mô hình Stablecoin của Frax và tokenomics của Pancake Finance, dự án đã thành công thu hút được một lượng lớn người tham gia ban đầu, tuy nhiên nhanh chóng thất bài trong việc duy trì lượng người sử dụng đó.
Tổng lại về mô hình hoạt động của Iron Finance, chúng ta có thể rút ra một số ý chính sau:
- Iron Finance sử dụng mô hình algo stablecoin của Frax Finance.
- Farms là sản phẩm thu hút nhất của Iron Finance, bằng cách tăng mạnh Incentives đầu vào, dự án đã thành công thu hút người dùng và tăng tốc flywheel của dự án.
- Dự án đang phát triển thêm nhiều sản phẩm phụ để phát triển hệ sinh thái của mình.
- Incentives giúp Iron Finance phát triển rất nhanh, nhưng tác hại cũng nó cũng đẩy dự án xuống bờ vực sâu.
Trên đây là tổng quan về mô hình hoạt động của Iron Finance. Anh em nghĩ sao về dự án này? Hãy để lại ý kiến của anh em ở phần bình luận bên dưới để chúng ta có thể cùng trao đổi và thảo luận.
Anh em nếu muốn tìm hiểu mô hình hoạt động của Protocol nào nữa, hãy commnet ở phần bình luận để bọn mình có thể làm trong những số tiếp.
Hẹn gặp anh em ở những Series Mô hình hoạt động tiếp theo.
Disclaimer: Tất cả những thông tin trong bài nhằm cung cấp cho người đọc những thông tin mới nhất trong thị trường và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư rất mạo hiểm, người đọc cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư và chỉ nên tham gia với số vốn có thể mất.