SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

On The Mic #07 | Money Flow (Part 02) - Dòng tiền trong vi mô

Dòng tiền trong vi mô crypto là gì? Các layers mà dòng tiền sẽ chảy qua? Dấu hiệu nhận biết dòng tiền đang chảy qua?
Avatar
Viet
Published May 16 2021
Updated Jul 11 2023
20 min read
thumbnail

Xin chào anh em.

Chào mừng anh em đã đến với số Podcast tiếp theo của mình. Trong Podcast số thứ 6 vừa qua, mình đã trình bày và giải thích với anh em về Money Flow - Dòng tiền trong vĩ mô. Anh em có thể nghe và đọc lại Podcast 6 tại đây. Hôm nay mình sẽ chia sẻ tiếp chủ đề Money Flow với những thông tin cụ thể về dòng tiền trong vi mô.

Mình cũng xin khuyến cáo anh em những thông tin mình chia sẻ tại đây là những góc nhìn cá nhân mình và đội ngũ Coin98 với mục đích thông tin nhằm hỗ trợ anh em có thêm thông tin trong thị trường và không xem đây là lời khuyên đầu tư.

Nội dung chính hôm nay sẽ gồm có

  • Định nghĩa dòng tiền vi mô.
  • Các Layers trong DeFi.
  • Dấu hiệu nhận biết dòng tiền chảy qua từng Layers.
  • Dấu hiệu nhận biết dòng tiền đang dần rút ra khỏi hệ sinh thái DeFi.

Trường hợp Podcast không nghe trực tiếp trên website, các bạn có thể truy cập tại đây để nghe trên Spotify.

Phần 1 - Dòng tiền trong vi mô là gì?

Đầu tiên, để nắm được các nội dung trong Podcast số 7 này, mình khuyến khích anh em nên nghe lại Podcast số 6 để biết dòng tiền trong vĩ mô là gì, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn & dễ dàng hiểu được sâu hơn các keywords, các insights hơn.

  • Dòng tiền vĩ mô sẽ tương tự việc dòng tiền đổ qua các quốc gia khác nhau, trong đó, sẽ là những quốc gia phát triển, đang phát triển, chưa phát triển. Ứng dụng vào thế giới DeFi thì mỗi hệ sinh thái DeFi có thể coi là 1 quốc gia. Dòng tiền trong vĩ mô là việc dòng tiền chảy qua lại giữa các hệ sinh thái đó, tương tự như dòng tiền luân chuyển giữa các quốc gia vậy.
  • Dòng tiền trong vi mô là dòng tiền chảy qua các lớp layers, các categories bên trong mỗi hệ sinh thái DeFi. Nó tương tự như việc dòng tiền chảy qua các cơ quan, các bộ ngành, khu vực kinh tế trọng điểm trong quốc gia đó. Các layer 1, 2, 3, 4 đó mình đã nhắc khá nhiều ở các Podcast trước, anh em có thể nghe lại để hiểu trước khi chúng ta đi sâu vào các nội dung sau nhé.

Phần 2 - Các layers trong DeFi

Để anh em dễ hình dung mình sẽ chia các lớp layers đó như sau:

Layer 1: Blockchain platform

Đây là lớp layer đầu tiên, các dự án tạo ra những đồng coin phổ biến. Tương ứng với mỗi hệ sinh thái đó chúng ta sẽ có những đồng coin được nhiều người biết đến như ETH, BNB, ADA, SOL, NEAR, AVAX, DOT, LUNA, ICP, FTM,...

Layer 2: Các Dapp được build trực tiếp trên Layer 1

Các dự án thuộc Layer 2 là những Dapp được xây dựng trực tiếp trên Layer 1 (Blockchain Platform) mà mình có nhắc bên trên.

Đây là lớp layer có nhiều cơ hội đầu tư nhất mà mình muốn chia sẻ đến anh em, bản thân mình cũng đang quan sát và đưa chúng vào watchlist. Cụ thể trong DeFi, Layer 2 gồm các dự án làm về Stablecoins, AMM, Lending Borrowing.

Ngoài ra, còn có các dự án làm về Synthetics Assets, IDO Platform, Invest Management, Margin Trading, Derivatives, Insurance, NFT Issures, NFT Marketplaces, hoặc các dự án làm về cơ sở hạ tầng như Payment và Bridge (cầu nối),... 

Để nhận diện được layer 2, anh em có thể hiểu rằng nó là các Dapp được xây dựng trên các layer 1 (ETH, BNB, SOL,…) thì layer 2 chính là các Dapp trên chúng.

Nghe và tham khảo thêm podcast sau: On The Mic #04: Tại sao bạn lại cần một danh sách theo dõi trong thị trường Crypto?

Layer 3: Các Dapp được build để sử dụng trực tiếp tài nguyên trên lớp Layer 2

Layer 3 cũng tương tự layer 2, nó cũng sẽ là các Dapp trên Layer 1 bổ sung thêm là chúng sử dụng tài nguyên của layer 2, những tài nguyên đó có thể là Liquidity, Assets được issue bởi lớp layer 2.

Để đón đầu & nhận biết được dòng tiền các đồng coin nào có khả năng tăng trưởng, mình sẽ lấy một vài ví dụ sau:

  • Dự án dHedge (DHT): DHedge (L3) sử dụng thanh khoản, các tài sản synthetics của Synthetix (L2) đưa ra giải pháp Asset Management.
  • Dự án Spar Protocol (SPAR): Spar (L3) sử dụng thanh khoản, các tài sản synthetics của Mirror protocol (L2) để làm ứng dụng Asset Management cho các người dùng cuối.
  • Spar & dHedge là hai Dapp tiêu biểu trong layer 3, anh em nên lưu ý về hai lớp layer này vì mình sẽ đề cập khá nhiều về chúng trong các nội dung sau.

Phần 3 - Các dấu hiệu nhận biết dòng tiền sẽ chảy qua các layers 

Đây là phần có nội dung nhiều & quan trọng nhất trong bài, vì thế để tránh bỏ sót thông tin anh em có thể lưu lại bằng cách ghi chép các keywords trong đây nhé.

Các hệ sinh thái dưới đây, Coin98 đều thực hiện các series như Panorama (cập nhập mọi thông tin nổi bật hàng tuần), Ecosystem Digest (Tổng quan về từng hệ sinh thái) để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của anh em, nếu anh em quan tâm bất kỳ hệ sinh thái nào thì có thể tìm đọc trên Coin98 Insights nhé!

Giai đoạn 01: Dòng tiền đổ vào Layer 1

Nếu anh em đã xem Podcast #06 thì sẽ biết, dòng tiền sẽ chỉ chảy qua hệ sinh thái nào đã sẵn sàng & có sự chuẩn bị đầy đủ các yếu tố để thu hút nó cũng như giữ tiền ở lại. Ở những hệ sinh thái đang xây dựng thì các yếu tố giữ lại rất quan trọng, vì dòng tiền sẽ có thể nhận diện ra tiềm lực lợi nhuận của hệ sinh thái đó & sớm rời đi. Mình sẽ lấy ví dụ trong phần tiếp theo này để anh em nhận diện được rõ hơn. Ở đây mình sẽ liệt kê như sau:

"Khi dòng tiền trong vĩ mô bắt đầu chảy vào 1 hệ sinh thái DeFi, lớp layer thứ nhất blockchain platform sẽ là nơi đón nhận dòng tiền đầu tiên. Đó chính là các coin nền tảng như ETH, BNB, ADA, AVAX, DOT, FTM,...”

Tại sao chúng lại đổi về layer 1? 

  • Thông thường, các layer 2, 3, 4 sẽ được xây dựng trực tiếp trên layer 1. Với dòng tiền muốn tham gia vào hệ sinh thái, cần mua hoặc farming các coin/token ở layer 2, 3, 4 thì phải dùng Coin layer 1 để mua, từ đấy tăng nhu cầu mua cho Layer 1. Ví dụ muốn mua & join vào hệ sinh thái Avalanche bạn phải có AVAX hoặc muốn tham gia vào hệ Matic, bạn phải có MATIC, hệ Sol bạn phải có SOL, vv… 
  • Như vậy, dấu hiệu đầu tiên để chúng ta nhận biết dòng tiền bắt đầu đổ về 1 hệ, chính là coin Layer 1 tăng giá. Đây được xem là dấu hiệu đầu tiên để chúng ta có thể nhận biết được dòng tiền đang đổ vô. Tuy nhiên ko phải tất cả các trường hợp tăng giá của Layer 1 đều như vậy.

Giai đoạn 02: Dòng tiền tìm tới các cơ hội ở Layer 2

Tiếp theo, dòng tiền sẽ tìm đến các cơ hội đầu tư ở các lớp Layer 2. Khi các lớp Layer 1 đủ vững chắc & bắt đầu thu hút dòng tiền về cũng chính là tiền để các dự án Layer 2 phát triển.

Chúng ta có thể nhận diện qua các thông số như TVL (Total Value Locked) hay giá của các token tăng trưởng, đấy cũng là dấu hiệu xác nhận rõ hệ sinh thái này đã đang thu hút được dòng tiền (smart money). Tất cả những yếu tố phân tích cơ bản để một hệ sinh thái thu hút được dòng tiền mình đã có chia sẻ bên trong Podcast #6 anh em có thể tham khảo và tự đưa ra đánh giá.

Giai đoạn này, các bạn sẽ thấy rất nhiều dự án build trên Layer 1 ra mắt. Chúng thường là các mảnh ghép category quan trọng đầu tiên như AMM DEX, Liquidity, Lending Borrowing, Aggregators. Đây được xem là những mảnh ghép quan trọng để hình thành một hệ sinh thái DeFi & phải đủ vững chắc mới có thể giữ dòng tiền lại bên trong.

Ví dụ thực tế dòng tiền

Mình lấy ví dụ, về hệ sinh thái Solana bắt đầu các Layer 2 AMM DEX như RAY, Orca ra mắt và dòng vốn đổ về đó giúp đẩy TVL của cả Raydium, Orca, Fida,... tăng lên. Kéo theo là giá token RAY cũng tăng trưởng (tất nhiên để giá token tăng trưởng cùng với việc dòng tiền đồ vào dự án thì cách thiết kế token trong tokenomics cũng phải tốt)

Ví dụ thứ hai, đó là hệ Avalanche được mình quan sát khá là lâu trong thời gian qua & bản thân mình cũng đang tham gia đầu tư vào. Trước đó, tháng 2/2021 sau tết âm lịch giá AVAX tăng trưởng rất nhanh từ $11 - $12 lên mức 60$ (khoảng x 6 lần). Kéo theo sau đó là các dự án về AMM trên nền Avalanche phát triển mạnh, Pangolin PNG, Snowball SNOB tăng trưởng. 

Mọi người có thể xem lại lịch sử giá của nó để biết rõ hơn về các số liệu nhé, keyword này mình sẽ nhắc lại để giải thích lý do vì sao giá của chúng lại tăng trưởng nhanh ngay sau khi AVAX pump & sự tụt giảm sau đó.

Giai đoạn 03: Các dự án Layer 3, Layer 4 tăng trưởng

Ở đây mình sẽ lấy ví dụ DHT thuộc lớp Layer 3, nhắc lại một chút về DHT để anh em nắm rõ hơn.

DHedge là Dapp thuộc nhóm Asset Management - cho phép quản lý các tài sản crypto & nó được thiết kế đơn giản hơn Synthetix. DHedge nhắm trực tiếp vào những người dùng cuối, những người không cần biết quá nhiều về DeFi hoặc các kiến thức crypto khác để đầu tư. 

Theo quan sát của mình, nhóm khách hàng bên này tập trung là các nhóm khách hàng doanh nghiệp, những tổ chức quản lý quỹ lớn. Bên cạnh đó, dự án này còn khá kén khách hàng do mức phí giao dịch rất đắt đỏ. 

Tính từ tháng 12/ 2020, TVL của DHT chỉ là $1,000,000 cho tới hiện tại là $27,000,000 (tức là tăng 27 lần) mức tăng trưởng này cũng khá ấn tượng. Đồng thời DHT giai đoạn đó cũng tăng từ $1 lên cao nhất là $6.

Tuy nhiên với mình, theo tổng quan cả một hệ sinh thái DeFi phát triển (hệ sinh thái DeFi của Ethereum phát triển mạnh) thì nó vẫn chưa tương xứng, mức TVL còn thấp & chưa thể hiện đúng việc dòng tiền lớn trong hệ Ethereum chảy vào đây. Anh em có thể đặt ngay câu hỏi tại sao nó lại thấp như thế này & việc giá DHT tăng x6 lần đã tương xứng với sự tăng trưởng của TVL hay chưa?

Giải thích về sự tăng trưởng này, mình nghĩ có một số lý do như sau:

  • Thứ nhất, dòng tiền ở Layer 2 đang đi tới các mảnh ghép khác như Aggregators, IDO platform,... hơn là đi trực tiếp vào category Asset Management của DHT. Vì các mảnh ghép đó sẽ tạo ra lợi nhuận tốt hơn, vì thế nên thu hút được dòng tiền.
  • Hoặc chính model của DHT đang kén người dùng và không đủ hấp dẫn tới những người tham gia (Liquidity Providers, Managers, Staking,...) do vậy mà TVL vẫn còn khá thấp.

Cá nhân mình vẫn hi vọng dự án này sẽ tiếp tục phát triển, tại sao mình phân tích khá sâu về dHedge.

  • Vì vốn dĩ dự án này là một ví dụ tiêu biểu trong Layer 3, dòng tiền sẽ luân chuyển từ Layer 1 sang 2 & 3.
  • Nếu Layer 3 không phát triển thì dòng tiền có thể sẽ “quay đầu" hoặc chỉ luân chuyển từ Layer 1 đến 2.
  • DeFi trên hệ Ethereum chính là hình mẫu tiêu chuẩn của 1 hệ sinh thái hoàn thiện (ở thời điểm hiện tại). Nếu trên hệ top 1 như vậy mà category Asset Management còn chưa phát triển, thì category này ở các hệ khác khó mà phát triển tốt.

Đọc thêm: Phân tích dữ liệu On-chain dHEDGE (DHT): Holders tiếp tục hold DHT

Phần 4 - Dấu hiệu nhận biết dòng tiền đang dần rút ra khỏi hệ sinh thái DeFi

Nội dung này cũng là một keyword rất quan trọng mà mình muốn chia sẻ, để nhận biết những dấu hiệu này để chúng ta có thể nhìn được các hệ đang phát triển & còn tiếp tục phát triển hay không, từ đó anh em sẽ quyết định được chúng ta có nên tiếp tục giữ lại hay rời khỏi khỏi để chuyển sang một hệ sinh thái mới khác.

Nhắc lại, một hệ phải có đủ các yếu tố cơ bản, cơ sở hạ tầng, các mảnh ghép cùng phát triển để có thể thu hút và giữ dòng tiền ở lại. Nếu thiếu một trong số các mảnh ghép hoặc mắt xích, thì sẽ khó “giữ chân" được dòng tiền (smart money).

  • Trong một hệ sinh thái DeFi chưa hoàn chỉnh, lúc đó dòng tiền đến có thể mang yếu tố thăm dò nhưng họ sẽ nhanh chóng rút ra, nếu như nó ko đem lại lợi nhuận.
  • Tương tự, nếu Layer 1 & 2 tăng trưởng nhưng các lớp layer khác hoặc những mảnh ghép khác chưa có, chưa hoàn thiện thì khả năng cao là dòng tiền sẽ sớm rút ra khỏi.

Mình lấy ví dụ, về hệ Fantom trong thời gian vừa qua đã đi khá là nhanh, bản thân mình cũng đánh giá cao Layer 1 của nó & những mối quan hệ xung quanh hệ sinh thái này:

  • Cụ thể giữa tháng 4/2020, token FTM đã tăng trưởng nóng từ $0.25 tới gần $1 (khoảng x 4 lần). Việc này theo mình là do dòng tiền từ các hệ sinh thái lớn khác như BSC, SOL, ETH lúc đó đổ đi tới các hệ mới để lùng sục, tìm cơ hội đầu tư sinh lời & FTM là 1 trong số đó.
  • Các dự án AMM trên nền Fantom cũng ra đời như Spirit, Spooky BOO,... đây là 2 dự án AMM tốt nhất của Fantom. Dòng tiền cũng đã đổ về đây, minh chứng bằng việc TVL của 2 dự án này tăng trưởng rất nhanh & giá của nó cũng tăng nhanh (anh em có thể vào trực tiếp website của họ để tìm hiểu về lịch sử để biết thêm).

Tuy nhiên, từ tuần thứ 2 của tháng 5 trở đi, TVL & giá đã giảm dần đồng thời FTM cũng giảm đáng kể. Giá SPIRIT ban đầu $1.7 đến ngày mình thực hiện Podcast đã xuống còn khoảng $0.25. Vậy tại sao giá & TVL lại giảm? Việc này theo mình là dễ hiểu và chúng đã có những dấu hiệu nhận biết trước.

  • Thứ nhất, nói về hệ Fantom lúc đó mới chỉ có Fantom Layer 1, Spirit & Boo Layer 2 và một số dự án AMM khác mới manh nha lập website, launching,... Ngoài ra, còn có Andre Cronje DeFi Father chống lưng, các mảnh ghép khác gần như chưa có hoặc chưa ra mắt.
  • Như vậy, dòng tiền sẽ chỉ tới các Dapp Layer 2 ít ỏi và chưa đủ mạnh. Từ đó, các nhà đầu tư cũng sẽ sớm nhận ra, hệ Fantom chưa thực sự sẵn sàng & chưa có nhiều lựa chọn cho dòng tiền ở lại, tiếp tục sinh lờ và điều hiển nhiên là dòng tiền TVL trong các ứng dụng này tụt dần, giá các token cũng tụt xuống theo.

Theo quan sát, hệ Fantom cũng đang có những dự án mới thuộc nhóm Layer mới, category. Với mình Fantom đang mất đi sức hút của cộng đồng & đà tăng trưởng đang bị tụt dốc. Đây là một ví dụ tiêu biểu để chúng ta nhìn ra được trong các hệ sinh thái khác không chỉ Fantom. Tuy vậy, mình vẫn sẽ theo dõi nó để không bỏ lỡ những cơ hội đầu tư bên trong tương lai.

Thị trường, cũng như 1 hệ sinh thái DeFi luôn có những nhịp & cơn sóng quanh nó. Sự tụt giảm của nó có thể là cơ hội để chúng ta tìm kiếm những vị thế đầu tư tốt. Đồng thời dự án cũng có thời gian hoàn thiện sản phẩm, sau giai đoạn tăng trưởng nóng.

Mình sẽ lấy thêm ví dụ về hệ Avalanche, gồm có 2 dự án AMM thuộc lớp Layer 2 như SNOB, PNG bên trên mình đã có nhắc đến:

  • Tương tự như BOO, Spirit trên Fantom, các Dapp này cũng tăng trưởng nhanh cùng AVAX, nhưng sau đó có dấu hiệu chùng xuống do các mảnh ghép khác chưa phát triển đủ để đáp ứng được nhu cầu của nó.
  • Còn tới thời điểm hiện tại, khi Hệ Avalanche đang đi rất nhanh và hoàn thiện các mảnh ghép khác thì nó đã đủ các yếu tố để dòng tiền ở lại và sinh lời từ nó. Dấu hiệu tiêu biểu là TVL toàn hệ tăng, giá token cũng tăng. Anh em có thể đọc các bài trên website của Coin98.net để tìm hiểu thêm về những keywords mình đã đề cập bên trên.

Với mình, hệ Avalanche đi rất nhanh & đang dần hoàn thiện các mảnh ghép. Mọi người có thể nhìn được tổng quan trên Twitter của dự án. 

Ngoài ra, anh em hãy tự tạo cho mình những Portfolio để tiện theo dõi thị trường, cách để tạo watchlist mình đã có chia sẻ trong số Podcast #4 vừa qua, anh em có thể tìm nghe và tham khảo.

  • Nói đến Avalanche giờ đã có AMM, Aggregators, IDO XAVA. Bên cạnh đó, một trong những điều mình đánh giá rất cao ở hệ này chính là họ dùng thu hút các dự án top tier ở các hệ sinh thái khác, làm giải pháp multichain & crosschain để cùng là Dapp đó, nhưng phục vụ được cho những người dùng các AVAX. Đây chính là yếu tố giúp hệ này đi rất nhanh hơn hẳn các hệ khác & đồng thời giữ dòng tiền ở lại.
  • Giống như Fantom, hệ Avalanche cũng có giai đoạn tăng trưởng rồi tụt giảm. Sau đó mới bước vào bullrun trở lại, sau khi dần hoàn thiện được hệ sinh thái. Và rất có thể Fantom cũng đang ở giai đoạn này.

Để giúp mọi người dễ dàng nắm bắt hơn cũng như nhắc lại các keyword để có thể tìm hiểu sâu hơn, mình sẽ tóm tắt lại những điều mà anh em cần nhớ khi nhắc tới dòng tiền trong vi mô như sau: 

  • Một hệ sinh thái DeFi chỉ có thể thu hút dòng tiền khi nó đầy đủ các yếu tố cơ bản, cơ sở hạ tầng để đón nhận dòng tiền đó. Anh em có thể nghe lại Podcast #6 để hiểu về hai nội dung này nhé.
  • Khi dòng tiền đã vào một hệ sinh thái DeFi, nó sẽ luân chuyển lần lượt từ lớp Layer 1 sang các mảnh ghép Layer 2 & 3 như AMM Dex, Lending, Borrowing, Stablecoins, Synthetics, IDO Platform, NFT,...
  • Dòng tiền sẽ tiếp tục luân chuyển & giữ lại bên trong hệ đó chỉ khi tất cả các mảnh ghép, category của nó phát triển, tương tác tốt với nhau để kéo cả hệ cùng đi lên. Lúc đó dòng tiền mới ở lại và giúp cho hệ sinh thái đó phát triển.
  • Dòng tiền sẽ đến và out khỏi hệ nếu như các yếu tố trên không được đáp ứng. Mình đã có chia sẻ rõ trong phần 3 & 4 của bài Podcast lần này, vì sao dòng tiền sẽ vào với mục đích thăm dò và rời khỏi một hệ, anh em có thể xem lại.

Lời kết

Đây là những gì mình muốn chia sẻ trong số Podcast #7 kỳ này, cảm ơn mọi người đã quan tâm lắng nghe & những nội dung trong Podcast chỉ vì mục đích thông tin, không được xem là lời khuyên đầu tư (Not Financial Advice).

Trong Podcast mình đã đề cập rất nhiều những keywords, mình hy vọng mọi người note lại & chủ động tìm hiểu thêm về các keywords đó nhé.

Ngoài ra, mình cũng nhắc tới một số tips, cách để mọi người tìm kiếm & follow twitter của cả 1 hệ như thế nào, cách tạo portfolio, nhận biết dòng tiền trong vĩ mô,... Các thông tin đó mình đã có nêu trong những số Podcast trước, anh em có thể tìm và nghe lại tại chuyên mục Podcast.

Mỗi podcast mình sẽ để đường link Q&A để mọi người đặt câu hỏi & đề xuất chủ đề. Anh em có thể:

Mình cũng muốn giải đáp một số thắc mắc từ anh em, lý do tại sao mình không phân tích cụ thể một cơ hội dự án hay ra kèo. Vì mình nghĩ các kiến thức và cách tư duy trong market quan trọng hơn, giúp mọi người có thể tự tiếp tục học tập & hoàn thiện kỹ năng, cách đầu tư của bản thân, từ đó mới có thể tự chơi & kiếm lời trong thị trường được.

Cám ơn mọi người đã lắng nghe, hy vọng thông tin trong Podcast đem lại nhiều giá trị cho mọi người. Xin chào anh em & hẹn gặp lại vào số Podcast tiếp theo.

RELEVANT SERIES