SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Raft là gì? Toàn tập về dự án Lending trên Ethereum

Raft là giao thức cho vay phi tập trung, giúp người dùng nhận được khoản vay bằng stablecoin R, liệu Raft có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu về Raft!
Avatar
linhnt
Published Jul 18 2023
Updated Jul 19 2023
7 min read
thumbnail

Raft là gì?  

Raft là giao thức vay và cho vay phi tập trung (Lending) trên Ethereum giúp người dùng tối ưu hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời đảm bảo tính ổn định của tài sản. Cụ thể, giao thức cho vay đồng stablecoin R bằng cách stake stETH hoặc wstETH để gia tăng lợi nhuận.

image
Website Raft: https://www.raft.fi
advertising

Sản phẩm của Raft

Sản phẩm của Raft là R. 

R là stablecoin được neo (peg) theo tỷ lệ 1:1 với đồng USD và hỗ trợ bởi stETH. R được kỳ vọng giúp người dùng gia tăng hiệu quả sử dụng vốn và duy trì ổn định thông qua việc kết hợp hai cơ chế Hard Peg và Soft Peg. 

1. Hard Peg

Hard Peg là cơ chế hoạt động dựa trên tính chất chênh lệch giá (arbitrage) để đảm bảo giá của token R luôn duy trì ổn định trong khoảng từ 1 đến 1.2 USD. Hard Peg được áp dụng dựa trên hai tính năng:

Redemption là tính năng cho phép người dùng redeem token R để nhận về wstETH (wrapped token của stETH) với giá trị 1 USD. Bên cạnh đó, bất cứ khi nào người dùng thực hiện redeem token R, các token này sẽ bị đốt, làm giảm nguồn cung lưu hành và giúp tăng giá R. 

Over-Collateralization hay cơ chế thế chấp vượt mức cho phép người dùng thế chấp wstETH để mint token R với giá 1 USD, từ đó người dùng có thể tận dụng được khoảng chênh lệch giá để thu về lợi nhuận. Bằng cách này, giao thức có thể làm gia tăng nguồn cung, dẫn đến giá token R giảm. 

    Redemption khi giá R dưới 1 USD.
    Over-Collateralization khi giá R tăng lên 1.2 USD hoặc cao hơn.

Ví dụ: 

Giả sử hiện tại giá R = 1.3 USD. 

Alice gửi 1 wstETH vào giao thức và mint 1 R. 

Alice có thể bán lại R với giá hơn 1.3 USD để gia tăng lợi nhuận.  

Chính việc bán ra token R sẽ làm tăng nguồn cung lưu hành dẫn đến giá R giảm. 

2. Soft Peg

Soft Peg là cơ chế giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn cho người dùng thông qua biến động giá của token R. Cơ chế này cho phép người dùng chủ động sử dụng các chiến lược để thu lợi nhuận bằng việc dự đoán giá của token R trong tương lai.

Ví dụ: Alice vay token R với giá 1 USD. Alice dự đoán trong tương lai giá token R sẽ tăng cao hơn 1 USD, do đó Alice sẽ nắm giữ hoặc mua thêm token R để tối đa hoá lợi nhuận, thay vì trả lại khoản nợ cho giao thức.

Ngược lại, Bob cũng vay token R với 1 USD. Tuy nhiên, Bob dự đoán trong tương lai giá token R sẽ giảm dưới 1$, vì vậy Bob sẽ trả lại khoản nợ token R cho giao thức. 

Vì vậy, khi giá token R dao động, giao thức khuyến khích người vay không nên hoàn trả vị thế (position) vì người dùng khác có thể tận dụng lợi thế này để thu về lợi nhuận. 

Tính năng của Raft

Raft có 7 tính năng: Position, Redeem, Mint, Leverage (Đòn bẩy), Liquidators (Người thanh lý), Frontend Operators, Governance Forum.

Position

Để vay token R, người dùng cần phải mở vị thế mới (position), mỗi địa chỉ ví là 1 vị thế.

Sau khi mở vị thế, người dùng có thể vay token R bằng cách thế chấp stETH hoặc wstETH với tỷ lệ thế chấp tối thiểu là 120%. 

Các yêu cầu khi vay token R: 

    Mức vay tối thiểu: Giao thức cho phép người dùng vay tối thiểu 3,000 R.
    Phí vay: Phí người dùng phải trả khi vay token R, được trả bằng token R và tính bằng (số tiền vay * tỷ lệ vay).
    Tỷ lệ vay: Phụ thuộc vào số lượng và tần suất redeem token R của người dùng. 

Ví dụ: Giả sử Alice vay 10,000 R với tỷ lệ vay là 0.05%. Như vậy phí vay Alice phải trả là: 10,000 * 0.05% = 5 R. 

Sau đó, người dùng có thể sử dụng token R trong các hoạt động DeFi để kiếm lợi nhuận.

image
Giao diện Position của Raft

Redeem

Tính năng Redeem cho phép người dùng đổi token R để nhận wstETH, trong đó giá trị của token R được quy đổi theo tỷ lệ 1:1 với USD. 

Redeem có hai vai trò chính: 

    Redeemer: Người có nhu cầu redeem token R để lấy wstETH và trả phí cho Redemption Provider. 
    Redemption Provider (RP): Người cung cấp wstETH để người dùng có thể redeem. 

Các yêu cầu của dự án khi người dùng Redeem: 

    Tỷ lệ chênh lệch: Tỷ lệ chênh lệch được áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho Redeemer, dao động từ 0.25% đến 100%.
    Phí Redeem: Được tính theo công thức sau: Giá trị redeem * Tỷ lệ redeem (được trả bằng R). 
    Phí cho RP: Khoản phí được tính theo công thức sau: Phí Redeem * Tỷ lệ phần trăm của Phí cho RP. Trong đó, tỷ lệ phần trăm của phí cho RP dao động từ 0% đến 100%.
image
Tính năng Redeem trên Raft

Mint

Giao thức cho phép người dùng mint tối đa 10% tổng cung R, trong điều kiện người dùng sẽ trả lại (pay back) token R trong cùng một giao dịch với phí mint là 0.5%.

Phí mint sẽ dao động 0% đến 5%. Ban đầu cố định là 0.5%, nhưng có thể được điều chỉnh khi token R được sử dụng hiệu quả. 

Ví dụ: 

Raft có 5,000,000 R. 

Nếu Alice muốn mint tới 500,000 R (10% tổng cung) thì Alice phải trả lại giao thức 2,500 R (0.5%) trong cùng một giao dịch.

image
Tính năng Mint của Raft

Leverage (Đòn bẩy)

Tính năng đòn bẩy giúp người dùng gia tăng tỷ lệ vốn cho mỗi giao dịch. Cụ thể, người dùng có thể thu lại lợi nhuận cao hơn từ số vốn nhỏ với tỷ lệ ký quỹ tuỳ chỉnh. 

Tuy nhiên, đòn bẩy cũng sẽ khiến tỷ lệ rủi ro thua lỗ tăng cao nếu sử dụng không hợp lý và trong trường hợp thị trường biến động mạnh. 

Tỷ lệ đòn bẩy tối đa tại Raft là 6%.

Đọc thêm: Leverage là gì? Bí quyết kiếm tiền từ đòn bẩy

image
Tính năng Leverage

Các bước sử dụng tính năng Leverage như sau: 

Bước 1: Đặt số lượng stETH muốn gửi, đòn bẩy mục tiêu và trượt giá (slippage).

Bước 2: Gửi số lượng stETH đã đặt làm tài sản thế chấp để mint R.

Liquidator (Người thanh lý)

Vai trò Liquidator nhằm đảm bảo giá trị 1 token R luôn được hỗ trợ bởi 1 wstETH token, tương đương 1 USD.

Khi tài sản thế chấp của Minter giảm dưới 120% thì họ sẽ bị thanh lý. 

Với Raft, người dùng có thể tham gia trở thành Liquidator, thanh toán khoản nợ của Minter và nhận lại wstETH bằng với khoản đã thanh lý. 

Giao thức khuyến khích người dùng trở thành Liquidator bằng các phần thưởng thanh lý. Phần thưởng thanh lý được hiển thị tại mục “Your Liquidation Bonus”.

image
Tính năng Liquidators trên Raft

Frontend Operators

Frontend Operators là tính năng cung cấp bộ công cụ cho các nhà phát triển hỗ trợ dự án, giúp họ kiếm thêm lợi nhuận thông qua các phần thưởng khuyến khích. 

Trở thành Frontend Operator, người dùng có thể nhận được các hỗ trợ sau: 

    Về mặt kỹ thuật: Có thể dễ dàng tích hợp Raft với các dApp của người dùng.
    Về mặt Marketing: Hỗ trợ giới thiệu các operator nổi bật qua các chiến dịch Marketing.
image
Tính năng Frontend Operators

Governance Forum

Giao thức đảm bảo phi tập trung qua việc cho phép người dùng tham gia vào governance forum (cộng đồng quản trị) và đưa ra quyền quản .

Thành viên quản trị có thể đưa ra ý kiến cho 3 lĩnh vực sau: 

    Bổ nhiệm Liquidity Committee: Người dùng có quyền bỏ phiếu vote các thành viên của Liquidity Committee để triển khai các hoạt động như:

Xác định pool thanh khoản cho token R.

Các chương trình giúp thu hút liquidity provider. 

    Chi tiêu quỹ treasury: Bỏ phiếu cho hoạt động phân bổ quỹ treasury.
    Phí giao thức: Các đề xuất liên quan về các loại phí như như phí mint…
image
Giao diện Governance Forum

Token Raft là gì?

Hiện tại dự án chưa công bố thông tin về Token. 

Roadmap 

Dự án chưa công bố thông tin Roadmap.

Đội ngũ dự án

Raft được xây dựng bởi đội ngũ TempusFinance, một vector DAO được hỗ trợ bởi Lemniscap, Jump, Tomahawk, GSR, Wintermute và những người khác.

Đối tác dự án

Các đối tác của dự án bao gồm: Maverick, Uniswap…

Dự án tương tự

Các dự án tương tự Raft như: 

    Eralend: Eralend là dự án lending trên hệ sinh thái zkSync, cung cấp các dịch vụ vay và cho vay. 
    Spark Protocol: Spark protocol là dự án làm về lending hoạt động trên Ethereum, cho phép người dùng vay và cho vay token phi tập trung.
RELEVANT SERIES