SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Thị trường NFT đầu 2023: Nhiều xu hướng mới, cơ hội mới

Thị trường crypto cuối năm 2022 khá ảm đạm, trước đó các xu hướng xoay quanh NFT cũng được cho là đã suy giảm, đầu 2023 lại cho thấy sự nhộn nhịp trở lại.
LilYang
Published Feb 07 2023
Updated Jun 26 2023
18 min read
thumbnail

NFT là một trong những mảng không thể thiếu của thị trường crypto. 2022 là năm tương đối ảm đạm với thị trường này, tuy nhiên đến 2023 là một câu chuyện hoàn toàn khác khi các dự án đang cho thấy những cải tiến có thể thay đổi cơ chế vận hành của thị trường NFT hiện nay.

Nội dung trọng tâm:

  • Thị trường NFT đang có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên chưa có nhiều người dùng mới.
  • Blur nổi lên và cạnh tranh gắt gao với OpenSea, trở thành sàn lớn nhất về khối lượng giao dịch trong 3 tháng vừa qua.
  • Nhóm PFP NFT vẫn là nhóm thu hút dòng tiền tốt nhất.
  • Nhiều xu hướng mới xuất hiện như tên miền Pokemon, NFT Finance... đi kèm với cơ nhiều cơ hội airdrop/retroactive.

Các chỉ số quan trọng về thị trường NFT

Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch của thị trường NFT giảm mạnh kể từ giữa năm 2022. Đến Q3/2022 đã có sự phục hồi đáng chú ý. Theo dữ liệu từ Cryptoslam, tổng khối lượng giao dịch NFT trong T1/2023 đạt 997 triệu USD, tăng trưởng 41.96% so với T12/2022.

weekly vol nft
Tổng khối lượng giao dịch NFT. Nguồn: Dune Analytics

Ethereum vẫn là blockchain được sử dụng để giao dịch NFT nhiều nhất với 785 triệu USD khối lượng giao dịch trong 30 ngày vừa qua, chiếm 78.7%. Trái với suy nghĩ Solana không còn gì đáng chú ý của nhiều người, khối lượng giao dịch NFT trên Solana vẫn đứng thứ 2, chỉ sau Ethereum.

Xếp ở những vị trí tiếp theo lần lượt là Cardano, ImmutableX và Polygon. Trong đó Cardano có mức tăng trưởng khá đáng chú ý.

blockchain nft sale
Xếp hạng blockchain theo khối lượng giao dịch NFT. Nguồn: Cryptoslam

Ngoài ra, có thể thấy số lượng giao dịch NFT cũng đang trong đà tăng trở lại kể từ Q3/2022, nhưng số lượng NFT traders lại không tăng mạnh, điều này phản ánh thị trường NFT đang nóng trở lại là do các traders cũ có xu hướng giao dịch nhiều hơn, vẫn chưa thật sự có dòng tiền mới đổ vào thị trường này.

weekly trader nft
Số lượng NFT trader theo tuần. Nguồn: Dune Analytics

NFT Index

NFT Index là nhóm chỉ số được Nansen tổng hợp với mục đích phân tích toàn bộ chuyển động của thị trường NFT trên Ethereum. Các bộ sưu tập, dự án NFT trên Ethereum sẽ được chia thành các nhóm, sau đó các chỉ số này sẽ biểu thị mức độ sinh lời khi đầu tư theo từng nhóm. Nếu chỉ số này hơn 1000, biểu thị khoản đầu tư vào NFT nhóm đó sinh lời và ngược lại.

nansen index
Nansen NFT Index. Nguồn: Nansen

Xét theo vốn hoá của từng nhóm, Social NFT (những bộ sưu tập PFP, cho phép truy cập DAO…) vẫn đang bỏ xa các nhóm còn lại với mức vốn hoá 4.41 triệu ETH, chiếm 79% toàn thị phần NFT. Đây cũng là mảng có tỷ lệ tăng trưởng vốn hoá cao nhất trong tháng 1 vừa qua.

daily cap nft
Vốn hoá các nhóm dự án NFT. Nguồn: Nansen

Metaverse-20 đang là chỉ số có hiệu suất cao nhất (tăng trưởng 17%) khi xét theo mức độ tăng trưởng của các chỉ số nhóm (Index) tính từ 1/1/2023 tới thời điểm hiện tại. Đây là nhóm NFT liên quan tới các vật phẩm, đất, avatar trong các tựa game metaverse như Sandbox, Meebits…

Nhóm chỉ số tiếp theo cũng có sự tăng trưởng là Blue-Chip-10 (tăng 5%), đây là chỉ số đại diện cho 10 bộ sưu tập có vốn hoá cao nhất trên thị trường NFT. Điều này cũng cho thấy tiếp cận việc đầu tư NFT từ các dự án blue-chip là khá an toàn.

Trái ngược với nhóm Metaverse, Gaming-50 ghi nhận mức giảm -9.32%, cũng là mức giảm sâu nhất trong 6 nhóm. Đây là chỉ số đại diện cho các vật phẩm trong các game RPG, P2E, GameFi.

Sự khác biệt giữa 2 nhóm trên là những dự án thuộc Gaming thường là những trò chơi có quy luật, nguyên tắc buộc người chơi phải tuân theo, trong khi đó nhóm Metaverse thì hoàn toàn tự do. 

Nhóm các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT (Art NFT) cũng chưa nhận được nhiều sự chú ý. Chỉ số này có mức giảm -6.3% kể từ thời điểm đầu năm 2023.

Với các bộ sưu tập blue-chip, Otherdeed có sự tăng trưởng tốt nhất về giá trong tháng 1 do ảnh hưởng của sự kiện Otherside Second Trip được ấn định ngày ra mắt vào T3/2023.

bluechip
Biến động của các bộ sưu tập thuộc Blue-chip-10. Nguồn: Nansen

Cạnh tranh giữa các NFT Marketplace

Sự xuất hiện ngày một nhiều các sàn giao dịch NFT khác nhau đã dẫn tới việc các sàn giao dịch này đang phải liên tục phát triển các chiến thuật để tiếp cận người dùng mới, cập nhật các tính năng tiện ích cho người dùng để chiếm lĩnh thị phần. Với sự cạnh tranh khốc liệt này, vị trí số 1 của OpenSea đang lung lay dữ dội.

Các chỉ số cơ bản

Khối lượng giao dịch

nft vol
Khối lượng giao dịch theo Marketplace. Nguồn: Dune Analytics

Về khối lượng giao dịch, OpenSea không còn giữ được vị thế độc tôn, thậm chí còn đang tỏ ra thất thế so với Blur, một sàn giao dịch NFT mới hoạt động từ T10/2023. Theo dữ liệu từ Delphi Digital, khối lượng giao dịch của Blur trong T12/2022 ghi nhận mức ATH, cao gấp đôi so với OpenSea.

Không chỉ trong tháng 12, tỉ trọng khối lượng giao dịch từ Blur trong 4 tháng gần đây đã đạt mức ngang bằng với OpenSea. Điều này chưa từng xảy ra trước đây khi OpenSea luôn giữ vị trí là sàn giao dịch NFT số một trong thị trường.

vol distribution nft
Tỉ trọng khối lượng giao dịch NFT từ các sàn giao dịch trong 120 ngày gần đây. Nguồn: Dune Analytics.

Số lượng người dùng (Unique Users)

Tuy thất thế về khối lượng giao dịch trong vài tháng gần đây, tuy nhiên OpenSea vẫn chiếm ưu thế về số lượng người dùng và số lượng giao dịch NFT hàng ngày. Trung bình một trader trên OpenSea chỉ thực hiện khoảng 2.4 giao dịch mỗi ngày. Trong khi đó trader trên Blur tỏ ra năng động hơn với khoảng 4.2 giao dịch mỗi ngày.

user marketplace
Tỉ lệ người dùng theo từng Marketplace. Nguồn: Dune Analytics

NFT Wash Trading

Giao dịch thao túng giá (wash trade) là một trong những góc tối của các NFT Marketplace. Các giao dịch mua bán qua lại của cùng một trader được tạo ra nhằm thao túng giá, đánh lừa người dùng về tính thanh khoản của NFT. Vì vậy, việc lọc các giao dịch wash trade là điều cần thiết để xác định một NFT Marketplace thành công.

nft wash trading
Tỉ lệ wash trading trên các sàn NFT. Nguồn: Dune Analytics

OpenSea và Blur là 2 sàn giao dịch khá “sạch", tỉ lệ wash trade chiếm tỉ trọng thấp. Trong khi đó X2Y2 và LooksRare có tỉ lệ wash trade rất cao do chương trình incentive, khuyến khích người dùng trading để nhận token.

Vì sao Blur thành công?

Blur cũng sử dụng token làm công cụ thu hút người dùng cho dự án giống như LooksRare và X2Y2, vậy tại sao sàn giao dịch này lại có tỉ lệ wash trade thấp mà vẫn thành công vượt qua OpenSea về khối lượng giao dịch?

Blur là dự án sàn giao dịch dành riêng cho NFT trader, hướng tới những người muốn trading NFT nhiều hơn là người dùng phổ thông. Do đó, những ưu điểm của Blur phù hợp với đối tượng này:

  • Cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin: quản lý Portfolio NFT, phân tích số liệu về bộ sưu tập, phân tích ví NFT…
  • Phí giao dịch 0%. Không giống như nhiều thị trường NFT khác tính phí hoa hồng trên các giao dịch, Blur duy trì mức phí 0% cho việc bán NFT.
  • Tổng hợp các bộ sưu tập từ các sàn giao dịch khác (aggregator) như OpenSea, LooksRare… 
  • Hỗ trợ trading tool: Mua hàng loạt với giá sàn, đặt giá vào phút cuối của phiên đấu giá…

Ngoài những lý do về tính năng, Blur còn khuyến khích người dùng giao dịch trên nền tảng này qua chiến dịch airdrop BLUR token khôn khéo. Blur đã thông báo 3 đợt airdrop liên tục ngay từ khi ra mắt:

  • Đợt 1: Đánh vào người dùng NFT trên Ethereum, thu hút sự chú ý của cộng đồng này.
  • Đợt 2: Hứa hẹn airdrop lớn hơn, thúc đẩy người dùng list NFT trên Blur thay vì các sàn giao dịch khác.
  • Đợt 3: Tiếp tục hứa hẹn airdrop lớn hơn nữa, thúc đẩy người dùng đặt giá Bid, mua NFT trên Blur. 

Cuối cùng Blur thông báo 14/2 tới sẽ ra mắt token BLUR.

Xem thêm: Blur (BLUR) là gì? Toàn tập về tiền điện tử BLUR

Mới nhất, OpenSea cũng đã tìm phương án để ngăn chặn sự phát triển quá mức của Blur. OpenSea cho ra mắt công cụ hỗ trợ phí bản quyền, bắt buộc các dự án NFT được tạo ra với công cụ này phải đi kèm phí bản quyền để bảo vệ quyền lợi của creator. Công cụ này cũng chặn các bộ sưu tập đó khỏi việc mua bán trên các sàn không bắt buộc phí bản quyền như Blur, X2Y2.

Điều này đã làm Blur gặp khó, dự án đã gửi đề nghị loại họ ra khỏi danh sách block của OpenSea nhưng đã thất bại. Tuy nhiên, ngay sau đó Blur đã tìm ra cách để lách luật từ OpenSea.

Blur đã tạo một sàn giao dịch mới trên Seaport, một protocol được phát triển bởi OpenSea, cũng được nhiều dự án khác sử dụng để xây dựng ứng dụng như ApeCoin, Forgotten Runes, hay chính OpenSea.

protocol layer

Như vậy, Blur sẽ cùng lúc sử dụng 2 cơ chế. OpenSea cũng không thể block Seaport vì đây là sản phẩm của chính OpenSea, người dùng sẽ vẫn có thể giao dịch các NFT bị block trên Blur trước đó.

Xuất hiện các xu hướng mới

Ngoài những thay đổi về khối lượng giao dịch, tỉ trọng thị phần các sàn giao dịch, thị trường NFT cũng có nhiều điểm sáng khác, xuất hiện nhiều xu hướng mới hứa hẹn sẽ đưa NFT hot trở lại trong 2023.

Các dự án tên miền

Cơn sốt tên miền đang có dấu hiệu trở lại cùng với sự xuất hiện của các blockchain và các dự án mới. Do tiền lệ airdrop khủng từ Ethereum Name Service, người dùng có xu hướng săn tên miền của các blockchain mới mặc dù các dự án còn chưa chính thức mainnet. Một vài dự án đang được chú ý:

  • Space ID: Dự án tên miền .bnb được đồn đoán là có sự chống lưng của CZ, khả năng cao có airdrop cho người dùng.
  • Arb ID: Tên miền .arb trên Arbitrum.
  • Sui Name Service: Dự án tên miền trên Sui có hợp tác với Mysten Labs. Nếu sắp tới Sui hay Arbitrum ra token, đây chắc chắn sẽ là 2 dự án được chú ý.
  • Lens Protocol: Gần đây sự chú ý về dự án mạng xã hội phi tập trung được phát triển bởi đội ngũ Aave này ngày càng tăng cao. Người dùng muốn sở hữu tên miền để trải nghiệm sản phẩm. Sau nhiều đồn đoán airdrop, khối lượng giao dịch và giá sàn tên miền lens đã tăng phi mã.
lens vol
Khối lượng giao dịch và giá tên miền lens. Nguồn: OpenSea.

Xem thêm: Phân tích Lens Protocol

Dự án đi đầu trong mảng tên miền là Ethereum Name Service cũng đang xuất hiện điểm nóng mới mang tên Pokemon Domain. Đây là nhóm tên miền “.eth" được đặt theo tên của các pokemon xuất hiện trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng cùng tên.

Do chỉ có 1008 pokemon xuất hiện trong bộ phim nên sẽ chỉ có 1008 tên miền thuộc bộ sưu tập này. Bộ sưu tập này có tính chất khá tương đồng với các bộ sưu tập tên miền giới hạn đã từng làm mưa làm gió trước đó như 999club (111.eth, 222.eth…), 10k Club.

pokemon gen
Tổng hợp bộ sưu tập tên miền Pokemon Gen 1. Nguồn: ENS Vision.

Nếu xu hướng này tiếp tục gây tiếng vang, có thể sẽ được áp dụng trên các chain khác như BNB Chain, Aptos, Sui, Solana… giống như việc các tên miền “.bnb” 3 chữ số tăng giá trong thời gian qua.

Các bộ sưu tập mới

Các dự án NFT hàng đầu cũng sẵn sàng ra mắt các bộ sưu tập mới. 

Yuga Labs - BAYC, Otherside 

Yuga Labs là dự án khá tích cực hoạt động trong suốt giai đoạn vừa qua. Mới đây, dự án tiếp tục làm dậy sóng thị trường NFT khi ra mắt tựa game Donkey Dash dành cho BAYC holder. Người chơi phải nắm giữ Sewer Pass để có thể tham gia game, ban đầu những chiếc vé này được airdrop cho  BAYC và MAYC holder, sau đó có thể giao dịch trên các sàn NFT.

Đây chỉ là bước đầu trong việc hiện thực hoá vũ trụ BAYC, người chơi có điểm càng cao sẽ càng có nhiều cơ hội được mint NFT hiếm hơn trong tương lai. Chỉ sau 3 ngày xuất hiện, Sewer Pass đã đạt được khối lượng giao dịch 13,000 ETH (khoảng 20 triệu USD).

sewer pass
Bộ sưu tập Sewer Pass. Nguồn: OpenSea

Ngoài ra, dự án Otherside Metaverse của Yuga Labs cũng thông báo chuẩn bị ra mắt Second Trip với trải nghiệm game mới mẻ hơn, thế giới metaverse rộng lớn hơn và không thể thiếu ứng dụng mới mẻ hơn của các loại NFT.

Dự án đã cho ra mắt teaser và sẽ chính thức hoạt động vào cuối tháng 3.

Pudgy Penguin

Pudgy Penguin cũng là dự án NFT được coi là blue-chip và được sử dụng bởi các KOL trên hệ Ethereum. Mức giá tối thiểu để sở hữu 1 NFT là khoảng 9,900 USDC, đây là mức giá khá cao để tiếp cận nhiều người dùng. Do đó, Lil Pudgys đã được ra đời để thực hiện điều này.

pudgy nft
Bộ sưu tập Lil Pudgy. Nguồn: OpenSea

Đây là bộ sưu tập 22,222 NFT có hình chú chim cánh cụt nhỏ nhắn, lấy cảm hứng từ bộ sưu tập gốc Pudgy Penguin. Mỗi Pudgy Penguin sẽ được airdrop 1 Lil Penguin, phần còn lại được mint và giao dịch trên sàn giao dịch.

Có thể thấy cách tiếp cận này rất giống so với BAYC trước đây. Khi BAYC đã có chỗ đứng vững vàng, BAYC holder được airdrop bộ sưu tập mới gồm 20,000 MAYC. Bộ sưu tập này từ vị trí của sản phẩm hỗ trợ, dần dần trở thành một trong những sản phẩm chính của Yuga Labs.

Nếu Pudgy Penguin hướng tới một chiến lược tương tự, có khả năng Lil Penguin sẽ trở thành MAYC thứ 2.

Doodle

Doodle cũng là một trong top 10 dự án NFT có vốn hoá cao nhất. Doodle định hướng dự án không chỉ đơn thuần là PFP, mà còn là một nền tảng giải trí tổng hợp của Web3. Doodle 2 chính là bộ sưu tập tiếp theo, bước đi quan trọng trong roadmap sắp tới của Doodle.

Bộ sưu tập sẽ được ra mắt trên Flow thay vì Ethereum khi dự án muốn hướng tới tương lai multi-chain. Doodle 2 cũng đã được giới thiệu nhiều chức năng mới như chọn đặc tính, cá nhân hoá NFT… Thời gian ra mắt chính thức của bộ sưu tập vẫn chưa được ấn định.

NFT Finance

Nhiều ông lớn, quỹ đầu tư liên quan tới crypto đã nhận định 2023 sẽ là năm mà NFT phát triển khả năng kết hợp với DeFi, tất cả những gì người dùng có thể làm với token bình thường có thể sẽ được áp dụng với NFT.

Không phải ngẫu nhiên mà các ông lớn trong thị trường lại đưa ra nhận định như vậy. Vào nửa cuối năm 2022, đã bắt đầu xuất hiện những dự án NFT Finance định hình nên nền kinh tế tài chính cho NFT dựa theo những ý tưởng đã từng có ở DeFi.

Một vài dự án nổi bật theo từng mảng:

  • NFT DEX: Sudoswap, Swapx, MagicSwap
  • NFT Staking & Farming: NFTX, FloorDAO
  • NFT Lending: BendDAO, JPEG, NFTfi, Drops Ownership Power, Spice Finance
  • NFT Perp DEX: NFTPerp
  • NFT Aggregator: Gem.xyz, Blur
  • NFT Options: Hook Protocol

Trong thời gian gần đây, các dự án giải quyết vấn đề thanh khoản cho NFT đã dần nổi lên, các dự án NFT Lending phát triển mạnh tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc của hệ sinh thái NFT Finance. Người dùng sẽ có nhiều lựa chọn cũng như cách kiếm tiền với NFT hơn thay vì phải chôn vốn sau đó chờ đợi.

Các token thuộc nhóm này cũng nhận được sự chú ý, thậm chí có dự án lập đỉnh mới. Đồng thời, cũng có nhiều dự án chưa ra token, đây cũng là cơ hội săn retroactive nếu chọn lọc dự án hợp lý.

Thêm nữa, các ứng dụng cao cấp hơn của DeFi như giao dịch hợp đồng vĩnh cửu, options cũng đang dần được phát triển với NFT. Điều này khẳng định cơ hội trở thành xu thế trong 2023 của các dự án NFT Finance. 

Tổng kết

Thị trường NFT đang có dấu hiệu nóng trở lại, sự cạnh tranh của các sàn giao dịch NFT cũng như sự phát triển liên tục của các dự án lớn có thể đem lại nhiều lợi ích cho người dùng. Nhiều xu hướng mới đồng nghĩa với nhiều cơ hội mới, một vài xu hướng đáng chú ý trong thời gian vừa qua:

  • NFT Finance với nhiều cơ hội retroactive
  • Các dự án tên miền với nhiều hướng phát triển
  • Các dự án blue-chip phát triển bộ sưu tập con

Trong đó, NFT Finance có nhiều khả năng trở thành một xu hướng lớn trong năm 2023. Hãy luôn theo sát thị trường để không bỏ lỡ bất kì cơ hội nào.

RELEVANT SERIES