SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Three Arrows Capital (3AC) và câu chuyện phá sản bốc hơi 1 nghìn tỷ USD

Su Zhu và Kyle Davies đã biến Three Arrows Capital thành quỹ đầu cơ (hedge fund) quan trọng nhất trong thế giới tiền điện tử, nhưng họ đặt cược mọi thứ vào việc giá chỉ tăng lên (up only) và kết quả kéo cả thị trường đi xuống.
writer
Published Aug 20 2022
Updated Oct 30 2024
16 min read
quỹ 3ac và câu chuyện phá sản

Đây là series “monKEY” về quản lý tài chính cá nhân qua những câu chuyện kiếm tiền và mất tiền “lạ đời”.

Ba mũi tên huyền thoại của thế giới tiền điện tử

Vài ngày trước khi Bitcoin giảm mạnh xuống dưới 40,000 USD và hai tháng trước khi quỹ đầu cơ của mình phá sản, Su Zhu đã có cuộc phỏng vấn với sàn giao dịch FTX. Anh ngồi với một chân không giày kẹp dưới cẳng.

Được mệnh danh là nhà đầu tư huyền thoại trong ngành công nghiệp tiền điện tử, anh có một thông điệp “tông xuyệt tông” với phong thái thoải mái của mình.

“Khi có quá nhiều sự tuyệt vọng, bạn có thể bắt đầu mua,” anh nói với vẻ mặt không cảm xúc. “Bạn không cần phải chạy theo sự tuyệt vọng.”

Không khó để tìm thấy kiểu lạc quan sắt đá này trong một đám đông tiền điện tử chỉ “HODL” và không bao giờ bán. Nhưng Zhu không phải một nhà giao dịch tiền điện tử thông thường với đôi mắt laser.

Cùng với người bạn cùng trường Kyle Davies, anh điều hành 3AC - một trong những quỹ đầu cơ tiền điện tử lớn nhất thế giới. 3AC quản lý vài tỷ USD - tuy không phải lớn so với tiêu chuẩn Phố Wall, nhưng trong tài sản kỹ thuật số, đây là một số tiền nặng ký.

Hơn thế, Zhu và Davies là một phần không thể thiếu trong mạng lưới chằng chịt của thị trường tiền điện tử. Quỹ 3AC của họ là nhà đầu tư mạo hiểm của một số công ty startup tiền điện tử nổi tiếng nhất và trong một số trường hợp - là người quản lý kho bạc của các công ty đó.

3AC vừa là người đi vay tích cực từ những bên cho vay lớn vừa là cổ đông của một số bên cho vay đó. Họ là công ty mẹ cho các quỹ non trẻ khác.

su zhu
Su Zhu (Ảnh: Bloomberg)

Zhu nổi lên vào cuối năm 2018 khi dự đoán chính xác thời điểm kết thúc của “mùa đông tiền điện tử”, lúc ​​giá Bitcoin giảm khoảng 80%. Vì thế, trong năm nay, khi Bitcoin giảm từ mức đỉnh hơn 68,000 USD, cùng với việc lãi suất tăng khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro, anh vẫn lạc quan.

Với tiền mặt đi vay, 3AC đánh một ván cược lớn rằng tiền điện tử sẽ phục hồi. Nhưng thị trường tiếp tục đi xuống kẽo ngã hết quân domino này đến quân domino khác - cho đến khi 3AC trở thành quân domino lớn nhất. Vào giữa tháng Sáu, họ bắt đầu bỏ lỡ các lệnh gọi ký quỹ (margin call) từ các công ty tài trợ cho các giao dịch của mình và tuyên bố phá sản vào ngày 1/7, khi Bitcoin giao dịch dưới 20,000 USD.

advertising

Những vết tên đâm đổ máu

Các công ty tiền điện tử từ New York đến Singapore là nạn nhân trực tiếp của 3AC.

  • Voyager Digital, sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại New York từng được định giá hàng tỷ USD, đã nộp đơn phá sản vào tháng Bảy, báo cáo rằng 3AC nợ họ hơn 650 triệu USD.
  • Genesis Global Trading, có trụ sở chính tại Park Avenue, đã cho 3AC vay 2.3 tỷ USD.
  • Blockchain.com, công ty tiền điện tử ban đầu cung cấp ví kỹ thuật số và phát triển thành một sàn giao dịch lớn, phải đối mặt với khoản vay chưa trả 270 triệu USD từ 3AC và đã sa thải một phần tư nhân viên.

Trong giới quan sát “tinh hoa” của tiền điện tử, nhiều quan điểm cho rằng 3AC chịu trách nhiệm chính cho sự sụp đổ của tiền điện tử vào năm 2022, khi thị trường hỗn loạn và việc bán tháo khiến Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác giảm ít nhất 70%, xóa sổ hơn một nghìn tỷ USD giá trị, theo tờ New York Magazine.

“Tôi nghi ngờ họ có 80% trách nhiệm trong cú lao dốc của thị trường,” Sam Bankman-Fried, CEO của FTX, sàn giao dịch tiền điện tử lớn đã đứng ra cứu trợ một số người cho vay bị phá sản, cho biết. “Họ không phải người duy nhất làm mọi thứ rối beng, nhưng cú tàn phá của họ lớn hơn bất kỳ ai khác. Trước đó, họ đã có quá nhiều sự tin tưởng từ hệ sinh thái.”

Đối với một công ty luôn tuyên bố rằng mình tự chơi bằng tiền của mình (“Chúng tôi không có bất kỳ nhà đầu tư bên ngoài nào,” Zhu nói với Bloomberg vào tháng Hai), thiệt hại mà 3AC gây ra thật đáng kinh ngạc. Đến giữa tháng Bảy, các chủ nợ đã đưa ra yêu cầu bồi thường hơn 2.8 tỷ USD; con số dự kiến ​​sẽ phồng lên từ đó.

Tất cả mọi người trong thế giới tiền điện tử, từ những người cho vay lớn nhất đến các nhà đầu tư giàu có, dường như đều cho 3AC vay tiền, thậm chí cả nhân viên của 3AC - những người đã gửi tiền lương vào “bàn vay” để đổi lấy lãi suất.

“Rất nhiều người cảm thấy thất vọng và một số xấu hổ,” Alex Svanevik, CEO của Nansen, công ty phân tích blockchain có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Và họ không nên cảm thấy như vậy, vì nhiều người đã bị mắc lừa, và rất nhiều người đã đưa tiền cho họ.”

Số tiền đó dường như đã biến mất, cùng với tài sản của một số quỹ liên kết và một phần kho bạc của các dự án tiền điện tử mà 3AC quản lý. Có lẽ không ai biết được quy mô tổn thất thực sự; đối với nhiều công ty startup tiền điện tử đã gửi tiền cho 3AC, việc công khai tiết lộ mối quan hệ sẽ khiến họ có nguy cơ bị cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ hơn.

Khi các “xạ thủ” nhắm mắt bắn tên

Rắc rối dường như bắt đầu vào năm ngoái và cú đặt cược lớn của 3AC vào Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) là mấu chốt vấn đề.

GBTC cho phép những người không thể hoặc không muốn nắm giữ Bitcoin trực tiếp, mua cổ phiếu trong một quỹ đầu tư vào chúng. Trong một thời gian, GBTC là một trong số ít các sản phẩm tiền điện tử được Hoa Kỳ quản lý, vì vậy nó đã có thị trường riêng. GBTC phổ biến đến mức cổ phiếu của nó liên tục được giao dịch ở mức cao so với giá trị Bitcoin nó nắm giữ.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư lớn như quỹ đầu cơ có cách mua cổ phiếu GBTC với giá thấp hơn mức các nhà giao dịch thông thường phải trả. Grayscale cho phép họ mua cổ phiếu trực tiếp bằng cách đưa Bitcoin cho quỹ tín thác.

Một cách kiếm tiền dễ là vay Bitcoin, đổi lấy cổ phiếu và sau đó bán những cổ phiếu đó với giá cao. Cuối năm 2020, 3AC là bên nắm giữ nhiều GBTC nhất, với vị thế lúc đó trị giá 1 tỷ USD. Nhưng chiến lược này gặp phải một trở ngại: Các cổ phiếu được mua trực tiếp từ Grayscale bị khóa trong sáu tháng.

Zhu và Davies nhận thức được rủi ro mà điều này gây ra cho 3AC. Tuy nhiên, họ có cơ hội thoát ra vào mùa thu năm đó, nhưng họ không làm vậy.

kyle davies
Kyle Davies (Ảnh: Opalesque TV/YouTube)

“Tôi không nghĩ họ có thể ngu ngốc đến mức làm việc này với tiền của mình. Tôi không biết họ bị ai nhập nữa,” David Fauchier, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Nickel Digital Asset Management, nói. “Đây rõ ràng là một trong những giao dịch mà bạn muốn là người đầu tiên bước vào nhưng không phải người cuối cùng bước ra.”

Người ta nói rằng 3AC ôm GBTC vì họ đặt cược SEC sẽ chấp thuận việc chuyển đổi GBTC thành một quỹ giao dịch trao đổi, giúp nó tăng thanh khoản, tăng khả năng giao dịch và có khả năng xóa sự không khớp về giá Bitcoin. (Vào tháng Sáu, SEC đã từ chối đơn đăng ký của GBTC.)

Mùa xuân 2021, GBTC giảm xuống dưới giá trị Bitcoin khiến 3AC lỗ nặng trong giao dịch có thể xem là lớn nhất của mình. Vị thế GBTC đã tạo ra một lỗ hổng lớn chưa từng có trong bảng cân đối kế toán của 3AC. Ngoài ra, phần lớn vốn của công ty bị ràng buộc với các cổ phiếu bị hạn chế trong các dự án tiền điện tử nhỏ hơn. Các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá khác thì đã cạn kiệt.

Khi hồng tâm là đồng LUNA của Do Kwon

Nhưng đáp lại, dường như 3AC quyết định tăng độ rủi ro của các khoản đầu tư với hy vọng thu được nhiều lợi nhuận và đưa công ty trở lại chỗ đứng vững chắc. Vào tháng Hai, 3AC đã thực hiện một cú đặt cược lớn: Họ bỏ 200 triệu USD vào token LUNA đang gây ồn ào của Do Kwon.

Sau đó, vào đầu tháng Năm, LUNA đột nhiên sụp về gần 0, xóa sổ hơn 40 tỷ USD vốn hóa thị trường chỉ trong vài ngày. Theo Herbert Sim - một nhà đầu tư ở Singapore đang theo dõi ví của 3AC, tài sản của 3AC ở LUNA, từng có giá trị khoảng nửa tỷ USD, đột nhiên chỉ còn 604 USD.

Khi vòng xoáy tử thần mở ra, Scott Odell, giám đốc điều hành cho vay tại Blockchain.com, đã liên hệ để kiểm tra tác động từ cú sập LUNA lên công ty. Xét cho cùng, hợp đồng cho vay quy định rằng 3AC sẽ thông báo cho công ty nếu tổng thể nó bị sụt giảm ít nhất 4%.

“So với danh mục đầu tư mà công ty đang nắm giữ thì khoản lỗ này không lớn bằng một phần của nó,” Edward Zhao - nhà giao dịch hàng đầu của 3AC trả lời lại.

Vài giờ sau, Odell thông báo với Zhao rằng họ cần lấy lại một phần đáng kể khoản vay 270 triệu USD và sẽ lấy bằng USD hoặc stablecoin. Zhao tỏ ra lúng túng. “Yo… uhh… hmm,” anh ta trả lời trong cuộc gọi với Odell.

Ngày hôm sau, Odell liên hệ trực tiếp với Davies, và Davies đã trấn an anh một cách cộc lốc rằng mọi thứ đều ổn. Anh ta gửi cho Blockchain.com một bức thư chỉ độc một câu, khẳng định rằng công ty đang quản lý 2.387 tỷ USD. Trong khi đó, 3AC cũng hồi đáp tương tự với ít nhất nửa tá người cho vay khác. Blockchain.com nghi ngờ tuyên bố về giá trị tài sản ròng này không chính xác.

Thay vì nao núng, vài ngày sau Davies đe dọa sẽ “tẩy chay” Blockchain.com nếu họ lấy lại các khoản cho 3AC vay. “Khi điều đó xảy ra, chúng tôi biết có gì đó không ổn,” Lane Kasselman, giám đốc kinh doanh của Blockchain.com cho biết. Bên trong văn phòng 3AC, không khí đã thay đổi. Zhu và Davies từng tổ chức các cuộc họp thường xuyên trên Zoom, nhưng vào tháng đó, họ ngừng xuất hiện, các quản lý cũng ngừng lên lịch cho họ - một nhân viên cũ cho biết.

Những quân domino ngã nhào

Vào cuối tháng Năm, Zhu và Davies gọi điện cho mọi nhà đầu tư tiền điện tử giàu có mà họ biết, để hỏi vay số lượng lớn Bitcoin và đưa ra mức lãi suất khủng như trước giờ 3AC vẫn làm.

“Rõ ràng họ đang dùng vị thế quỹ đầu cơ tiền điện tử của mình sau khi biết công ty đang gặp rắc rối. Trên thực tế, 3AC đang kiếm tiền để trả lại cho những người cho vay khác,” một người thân cận với một trong những bên lớn nhất cho 3AC vay tiền nói.

“Đó là cướp của Peter để trả cho Paul,” Matt Walsh, đồng sáng lập của Castle Island Ventures nói. Vào giữa tháng Sáu, một tháng sau khi LUNA sụp đổ, Davies nói với Charles McGarraugh, giám đốc chiến lược tại Blockchain.com, rằng anh đang cố lấy một khoản vay 5,000 Bitcoin (khi đó trị giá khoảng 125 triệu USD) từ Genesis để đưa cho một người cho vay khác nhằm tránh bị thanh lý các vị thế.

Tuy nhiên, trên thực tế, đống lộn xộn tài chính này thường khiến mọi người đổ xô bán tháo để huy động tiền mặt trả nợ. Vị thế của 3AC lớn đến mức họ bắt đầu kéo cả thị trường tiền điện tử đi xuống: Tất cả những đợt bán tháo lộn xộn và đáp ứng các lệnh gọi ký quỹ, của 3AC và các nhà đầu tư hoảng sợ khác, đã đẩy giá xuống thấp hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Sự sụt giảm này còn gây ra sự sụt giảm sâu hơn nữa khi các bên cho vay yêu cầu nhiều tài sản thế chấp hơn và bán các vị thế khi 3AC và những người khác không thể giữ nó. Điều này khiến Bitcoin và các đồng tiền khác rớt giá thê thảm.

Vụ sụp đổ này đã chễm chệ trên mặt báo khắp thế giới khi tổng giá trị thị trường tiền điện tử giảm xuống dưới 1 nghìn tỷ USD từ mức đỉnh 3 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2021. McGarraugh cho biết Davies đã nói với anh rằng: “Nếu thị trường tiền điện tử tiếp tục giảm, 3AC sẽ không ổn.” Đó là lần cuối người ở Blockchain.com nói chuyện với Davies. Sau đó, anh ta và Zhu ngừng trả lời những người cho vay, đối tác và bạn bè.

Tin đồn 3AC đang lụi tàn lan truyền trên Twitter, tiếp tục thúc đẩy việc bán tháo tiền điện tử. Vào ngày 14/6, Zhu cuối cùng đã thừa nhận rắc rối: “Chúng tôi đang trong quá trình liên lạc với các bên liên quan và hoàn toàn cam kết giải quyết vấn đề này,” anh tweet. Vài ngày sau, Davies trả lời phỏng vấn The Wall Street Journal, nói rằng mình và Zhu vẫn "tin vào tiền điện tử" nhưng thừa nhận, “tình hình Terra-Luna khiến chúng tôi rất khốn đốn.”

văn phòng làm việc 3ac
Văn phòng 3AC ở Singapore (Ảnh: Bloomberg)

“Họ đã nói dối”

Sau khi các nhà giao dịch của 3AC ngừng trả lời tin nhắn, những người cho vay đã thử gọi điện, gửi email và nhắn tin cho họ trên mọi nền tảng, thậm chí gọi điện cho bạn bè của họ và ghé qua nhà họ trước khi thanh lý tài sản thế chấp của họ. Một số ngó qua cửa văn phòng 3AC ở Singapore và thấy thư chất đống trên sàn.

Những người từng xem Zhu và Davies là bạn thân và chỉ vài tuần trước đó đã cho họ vay tiền - thậm chí từ 200,000 USD trở lên - mà không hề nghe họ đề cập gì đến tình trạng túng quẫn tại quỹ. Những người này cảm thấy bị xúc phạm và bị phản bội. “Họ chắc chắn là những gã tâm thần,” một người bạn nói.

“Những con số họ báo cáo vào tháng Năm là cực kì, cực kì sai,” Kasselman tại Blockchain.com phát biểu. “Chúng tôi tin chắc họ đã gian lận. Chỉ có thể nói như vậy - đó là gian lận, họ đã nói dối.”

Genesis Global Trading đã cho 3AC vay nhiều nhất so với bất kỳ công ty cho vay nào khác và họ đã nộp đơn kiện 1.2 tỷ USD. Những người khác đã cho họ vay hàng tỷ USD, phần lớn bằng Bitcoin và Ethereum. Cho đến nay, các nhà thanh lý chỉ thu hồi được 40 triệu USD tài sản. “Rõ ràng họ đã vỡ nợ nhưng vẫn tiếp tục đi vay, điều này thực sự giống như một kế hoạch Ponzi cổ điển,” Kasselman nói.

Các nhà chức trách đang xem xét 3AC một cách kỹ lưỡng. Cơ quan tiền tệ Singapore - cơ quan tương đương với SEC - đang điều tra xem liệu 3AC - đã bị khiển trách vì cung cấp thông tin “sai lệch hoặc gây hiểu lầm” - có vi phạm thêm các quy định khác hay không. Tại Hoa Kỳ, luật sư của SEC hiện đã nắm trong tay toàn bộ hồ sơ tòa án của 3AC.

Đọc thêm: Three Arrows Capital (3AC) sụp đổ: Bong bóng vay nợ phát nổ và cái giá phải trả

RELEVANT SERIES