Toàn cảnh cross-chain | Những cây cầu trong kỷ nguyên multi-chain
Cross-chain - mảnh ghép quan trọng trong kỷ nguyên multi-chain
Thị trường crypto phát triển đi cùng đó là sự cải thiện về mặt hạ tầng. Không giống chu kỳ trước khi số lượng blockchain lúc đó chỉ đếm trên đầu ngón tay, hiện tại việc tạo ra một blockchain là rất đơn giản. Theo số liệu từ DeFiLlama, chỉ tính riêng số mạng lưới đang hoạt động và thu hút được giá trị đã có hơn 200 dự án. Con số trên chưa tính tới những mạng lưới đang được phát triển và những mạng lưới riêng tư phục vụ cho mục đích riêng.
Tuy nhiên vì sự khác biệt về công nghệ phát triển, mỗi blockchain như các quốc gia bị ngăn cách với nhau bởi đường biên giới. Chúng có thiết kế khép kín và không thể tương tác qua lại từ đó cản trở người dùng có một trải nghiệm trọn vẹn khi tham gia thị trường crypto.
Các dự án làm về cross-chain như những cây cầu nối xuyên biến giới giúp trao đổi thông tin và token giữa các mạng lưới. Chúng là một mảnh ghép hạ tầng quan trọng trong kỷ nguyên multi-chain. Ở phần dưới chúng ta sẽ tìm hiểu toàn cảnh bức tranh cross-chain trên thị trường hiện nay.
Bức tranh cross-chain hiện tại
Cross-chain gồm những giải pháp giúp kết nối, tương tác giữa các chain với nhau. Cross-chain có nhiều ứng dụng đa dạng và nhiều hướng phát triển sản phẩm, nổi bật trong đó là cross-chain bridge và cross-chain messaging.
Cross-chain bridge
Cross-chain bridge là ứng dụng cơ bản trong toàn mảng cross-chain với khả năng gửi nhận token. Vì mỗi blockchain có một thiết kế khác nhau, mỗi dự án cross-chain bridge cũng sẽ có thiết kế khác nhau tuỳ vào blockchain mà chúng kết nối. Có nhiều cách phân loại các dự án cross-chain bridge như:
- Dựa theo mô hình hoạt động
- Dựa theo mạng lưới kết nối (L1<>L1, L1/L2<>L2)
- Dựa theo phương thức chuyển giao token (Lock & mint, Burn & mint)
- Dựa theo các tính năng (chuyên cho dữ liệu, chuyên cho dapp, chuyên cho các chain,...)
Tìm hiểu thêm: Cross-chain Bridge - Mở con đường giao thương giữa các blockchain.
Để dễ dàng hơn trong việc so sánh số liệu, bài viết sử dụng cách phân loại theo mô hình hoạt động được tham khảo từ DeFiLlama. Theo đó các dự án cross-chain bridge có thể chia thành hai nhóm bao gồm:
- Liquidity pool: Cần có pool thanh khoản ở cả hai blockchain. Swap token ở pool này để nhận token tương ứng ở pool kia.
- Wrapped assets: Token sẽ bị lock/burn ở một blockchain và một tài sản đại diện tương ứng sẽ được mint ở bên kia.
Wrapped assets
Wrapped assets là mô hình được sử dụng và thu hút nhiều giá trị nhất hiện nay. Từ 10 tỷ USD, sau 1 năm đã có 26.5 tỷ USD trị giá tài sản được khoá trong các dự án. Chiếm phần lớn trong đó là WBTC và JustCryptos với hơn 70%.
Nguyên nhân cho điều này nằm ở việc BTC là đồng coin có vốn hoá lớn nhất thị trường nhưng bản thân mạng lưới Bitcoin không hỗ trợ smart contract. Các mạng lưới khác thường có xu hướng hỗ trợ WBTC để thu hút thêm giá trị. Bản thân BTC holder cũng được tiếp cận thêm các cơ hội để tối ưu hiệu quả sử dụng vốn.
JustCryptos là bridge hỗ trợ chuyển tài sản qua lại giữa Tron và các mạng lưới khác. Trái với những lầm tưởng rằng mạng lưới Tron chỉ nhằm phục vụ gửi/nhận USDT, DeFi trên Tron đang phát triển khá tích cực với đầy đủ mảnh ghép cơ bản và giá trị tài sản khoá ngày càng tăng.
Wrapped Assets được sử dụng nhiều do tính ứng dụng cao và mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Ngoài những tính năng cơ bản như swap, lending hoặc farm yield,... wrapped assets còn được ứng dụng ở cấp độ cao hơn như cách các sidechain xung quanh Ethereum, Bitcoin sử dụng Wrapped ETH, BTC làm phí gas cho mạng lưới.
Xem thêm: Wrapped Token là gì? Tài sản “cầu nối” giữa các blockchain.
Liquidity Pool
Nhóm dự án cross-chain bridge sử dụng mô hình liquidity pool dù có tăng trưởng nhưng quy mô còn nhỏ. Sử dụng pool thanh khoản khiến việc giao dịch có độ trượt giá cao. Để khuyến khích cung cấp thanh khoản cho pool, các dự án thường phải chạy chương trình liquidity mining. Điều này gây ảnh hưởng tới giá token về lâu dài.
Dự án đứng đầu nhóm liquidity pool hiện tại là Stargate, sản phẩm được phát triển bởi team Layer Zero. Những kỳ vọng về airdrop là một trong những yếu tố thu hút thanh khoản và khối lượng giao dịch trên Stargate trong thời gian qua. Dự kiến trong Q2 hoặc đầu Q3/2024, Layer Zero sẽ airdrop token. Vị thế của Stargate có thể phải chịu nhiều biến động trong khung thời gian trên.
Cross-chain messaging
Cross-chain bridge chỉ là một ứng dụng đơn giản trong toàn mảng cross-chain với khả năng gửi nhận token. Hiện tại có những mảnh ghép mới đang được phát triển như cross-chain messaging giúp gửi nhận thông tin giữa các chain. Đây là nền tảng để tạo ra những dApps phức tạp hơn như cross-chain Dex (Mayan swap), cross-chain lending (radiant Protocol, Pike Finance),...
Hiện tại một vài dự án phát triển cross-chain messaging nổi bật bao gồm: Layer Zero, Axelar, Wormhole. Chúng đều đang phát triển và tích hợp nhiều dự án để tạo nên một hệ sinh thái cross-chain. Cuộc đua hiện tại là sự cạnh tranh xem hệ sinh thái nào thu hút được nhiều giá trị nhất.
Tổng hợp từ Dune Analytics, Layer Zero đang có số lượng giao dịch được thực hiện hàng ngày cao nhất với trung bình 20-50K giao dịch/ngày trong 1 tháng trở lại đây, con số này đã giảm rất nhiều từ mức 150-200K giao dịch sau khi Layer Zero thông báo về việc airdrop và kiểm tra Sybil gắt gao. Axelar duy trì ở mức 3-5K giao dịch/ngày còn Wormhole hiện đang có chỉ số kém nhất khi số giao dịch giao động vào khoảng 5-10K giao dịch/tháng.
Cần phải lưu ý là số giao dịch cao không đồng nghĩa với số giá trị được chuyển giao lớn. Những chain có chi phí rẻ thường khuyến khích nhiều giao dịch hơn. Dữ liệu trên nhằm cho ta thấy tình hình hoạt động của các dự án trong mỗi giao đoạn và xét tương quan ở một mức độ nhất định.
Hướng đi nào cho cross-chain?
Với tốc độ phát triển hiện tại, việc tương tác giữa các mạng lưới sẽ ngày càng dễ dàng. Trải nghiệm người sẽ được nâng cao khi không cần tốn công thực hiện thao tác bridge mà mọi thứ đã được tích hợp ngay trong dapp. Để trở nên nổi bật, các dự án cross-chain cần:
Tối ưu các lợi thế
Một phần lớn người dùng hiện tại vẫn chọn CEX để gửi token lên các chain. Ưu điểm của việc này là độ an toàn cao và đơn giản hơn việc phải tìm và sử dụng bridge on-chain. Tuy nhiên các dự án cross-chain bridge vẫn có nhiều lợi thế riêng khi so sánh với Cex.
Với số lượng chain mới xuất hiện ngày càng nhiều, các sàn CEX không thể hỗ trợ được tất cả. Đây là cơ hội cho những dự án cross-chain bridge tìm kiếm những mạng lưới tiềm năng và hỗ trợ từ sớm. Những dự án cross-chain với lợi thế về token cũng có thể tạo ra chương trình incentive để thu hút người dùng.
Phát triển những sản phẩm giúp tăng trải nghiệm người dùng
Không một dự án cross-chain nào đủ khả năng hỗ trợ hết toàn bộ tất cả các chain. Do đó các dự án bridge aggregator như Jumper, Bungee rất hữu ích với người dùng muốn chuyển tài sản qua lại giữa các chain. Với sự phát triển về mặt hạ tầng, sẽ có thêm nhiều sản phẩm mới giúp tăng trải nghiệm người dùng.
Vấn đề bảo mật cũng cần đặt lên hàng đầu nếu muốn thu hút người dùng sử dụng bridge. Các bridge thường khoá một lượng lớn tài sản và là mục tiêu ưa thích của hacker. Những vụ tấn công gây thiệt hại nghiêm trọng của các dự án cross-chain bridge trong quá khứ là lời cảnh tỉnh cho những dự án đang tập trung vào mảng cross-chain.
Tổng kết
Các dự án cross-chain là mảnh ghép quan trọng trong kỷ nguyên multi-chain. Với tốc độ phát triển hiện tại, việc tương tác giữa các mạng lưới sẽ ngày càng dễ dàng. Cơ hội sẽ đến với những dự án biết tận dụng lợi thế về nền tảng và sản phẩm để đưa trải nghiệm người dùng lên tầm cao mới.