SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Wrapped Token là gì? Tài sản “cầu nối” giữa các blockchain

Thuật ngữ tiền mã hoá xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009 khi Bitcoin (BTC) ra đời, tại thời điểm đó, sự chú ý chủ yếu tập trung vào giá trị của BTC và không nhiều người để ý đến khả năng tương tác giữa các nền tảng blockchain.
linhnt
Published Dec 17 2023
Updated Dec 18 2023
11 min read
thumbnail

Theo thời gian, sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ cùng sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền điện tử, nhu cầu kết nối các blockchain đã trở nên cấp thiết hơn khi người dùng muốn tham gia nhiều hoạt động giữa các mạng lưới để gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản với mức phí giao dịch thấp. 

Từ đây, ý tưởng về việc sử dụng cùng một token trên nhiều blockchain bắt đầu, dẫn đến wrapped token đầu tiên ra đời và mở ra cánh cửa mới giúp mở rộng ứng dụng tiền mã hoá, tăng khả năng tương tác giữa các mạng lưới đồng thời đáp ứng nhu cầu người dùng. Vậy wrapped token là gì? Làm sao để tạo ra wrapped token? Ứng dụng nổi bật của wrapped token là gì?

Wrapped Token là gì? 

Wrapped token là token được tạo ra nhằm đại diện giá trị cho một loại tài sản theo tỷ lệ 1:1, để có thể sử dụng chúng trên blockchain khác. Mục đích của wrapped token là mở rộng khả năng ứng dụng của tiền điện tử, cho phép các blockchain có thể luân chuyển tài sản, đồng thời giúp người dùng gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản crypto và tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện giao dịch.

Hiểu đơn giản, wrapped token cho phép người nắm giữ token của blockchain A có thể tham gia vào các hoạt động trên blockchain B mà không ảnh hưởng đến giá trị của tài sản đại diện.

Ví dụ: Wrapped Bitcoin (WBTC) là token đại diện cho đồng Bitcoin (BTC), cho phép người dùng có thể tham gia các hoạt động DeFi trên Ethereum trong khi vẫn giữ nguyên giá trị và đặc tính của Bitcoin.

wrapped token là gì
Wrapped token giúp mở rộng tiềm năng ứng dụng của đồng tiền điện tử
advertising

Tại sao cần có Wrapped Token? 

Với sự phát triển ngày càng mạnh của các hoạt động DeFi như lending, farming, staking… wrapped token chính là một trong những bước tiến quan trọng, đóng vai trò “cầu nối” giữa các blockchain và giải quyết một số vấn đề như:

Mở rộng ứng dụng của token

Tới thời điểm hiện tại, BTC được xem là “xương sống” của thị trường crypto bởi các đặc điểm sau: 

    Được nhiều người dùng chấp nhận nhất.
    Thanh khoản cao nhất.
    Khối lượng giao dịch trung bình lớn nhất.
    Tổng vốn hoá thị trường cao nhất. 

(Theo dữ liệu cập nhật từ CoinMarketCap) 

Tuy vậy tiện ích của BTC khá hạn chế, khi người dùng gặp khó khăn trong việc thực thi hợp đồng thông minh (smart contract) trên BTC từ đó hạn chế khả năng tương tác và sử dụng nó trên các blockchain khác. 

Nhận thấy vấn đề trên, vào tháng 1/2019,  wrapped token đầu tiên mang tên WBTC ra đời, đại diện cho giá trị của BTC và mang đến những tiện ích sau: 

    Có thể thực hiện các chức năng mà blockchain Bitcoin không hỗ trợ.
    Giữ nguyên được giá trị và đặc tính của Bitcoin.
    Giúp tăng tốc độ thực hiện giao dịch cho người dùng (Theo Bitgo, trong 1 giây Ethereum có thể xử lý 15-30 giao dịch, trong khi mạng lưới Bitcoin chỉ có thể xử lý 3-7 giao dịch).

Sau 18 tháng kể từ khi ra mắt, hơn 800 triệu USD BTC đã được chuyển đổi thành WBTC (theo Gemini).

Sự thành công của WBTC đã mang đến hàng loạt wrapped token khác ra đời như WETH, WBNB… và mở rộng khả năng ứng dụng của tiền mã hoá, cho phép người dùng tham gia vào các hoạt động DeFi trên nhiều blockchain khác nhau một cách dễ dàng.

Luân chuyển giá trị giữa các blockchain

Mỗi blockchain thường có cấu trúc, cơ sở hạ tầng, ngôn ngữ lập trình, tiêu chuẩn token… riêng và không phải tất cả blockchain đều có thể tương tác trực tiếp với nhau. Điều này dẫn đến một trong những thách thức lớn nhất mà crypto phải đối mặt là thị trường phân mảnh. 

Việc thị trường phân mảnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính thanh khoản và dòng tiền trong crypto. Hiểu đơn giản, một tài sản có thanh khoản thấp khiến người dùng phải chịu tỷ lệ trượt giá cao và ngược lại.

Do đó, wrapped token chính là tài sản “cầu nối” giúp luân chuyển giá trị giữa các blockchain với nhau, vì wrapped token mang thanh khoản cao có thể hỗ trợ dòng tiền cho các nền tảng mà chúng ứng dụng.

Ví dụ: BTC là đồng tiền điện tử có thanh khoản lớn nhất trong thị trường crypto, do đó việc tạo ra WBTC có thể mang thanh khoản từ BTC về các ứng dụng trên Ethereum.

Không chỉ giải quyết vấn đề phân mảnh của thị trường, wrapped token cũng được xem là “trợ thủ” đắc lực của nhà phát triển, bằng cách giúp quá trình tích hợp tài sản từ nhiều blockchain với nhau diễn ra dễ dàng hơn, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh tốc độ triển khai sản phẩm của dự án. 

tại sao cần có wrapped token
Wrapped token giúp luân chuyển tài sản giữa các blockchain

Cơ chế tạo ra Wrapped Token

Wrapped token có thể được tạo ra bằng 2 cách, bao gồm: 

Custodial (giám sát)

Đây là quy trình tạo ra wrapped token cho người dùng thông qua bên thứ ba, có 4 vai trò chính tham gia, bao gồm: 

    Custodian (Người giám sát): Là tổ chức hoặc cá nhân có vai trò quản lý tài sản tiền mã hoá và làm việc trực tiếp với người bán. 
    Merchant (Người bán): Tổ chức hoặc cá nhân có quyền mint wrapped token và làm việc trực tiếp với người dùng.
    User (Người dùng): Có nhu cầu khoá tài sản gốc và nhận về wrapped token.
    DAO (Tổ chức tự trị phi tập trung): Là tổ chức giúp đảm bảo an toàn cho người dùng, có quyền thay đổi hoặc loại bỏ người giám sát và người bán. 

Quy trình tạo ra wrapped token thông qua custodial như sau: 

Người dùng gửi tiền mã hoá của mình vào địa chỉ bên bán. Số tiền này sẽ được bên giám sát giữ tại ví đa chữ ký, sau 48 giờ người dùng sẽ nhận được wrapped token gửi về ví của mình. Lưu ý, đối với quy trình tạo ra custodial wrapped token, người dùng cần thực hiện xác minh danh tính cá nhân để tuân thủ các quy định AML và KYC

Ưu điểm của quy trình này là tài sản của người dùng sẽ được lưu trữ an toàn, hạn chế được các rủi ro liên quan có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhược điểm là người dùng cần phải tin tưởng bên bán đồng thời thời gian thực hiện khá chậm so với một giao dịch thông thường. 

Non-custodial (không giám sát)

Non-custodial là việc tạo ra wrapped token mà không phụ thuộc vào bên bán hay bên giám sát. Thay vào đó, người dùng sẽ tham gia vào các giao thức DeFi như Compound, Uniswap, MakerDAO… để toàn quyền thực hiện quy trình mint wrapped token.  

Đối với quy trình này, người dùng có thể nhận về wrapped token thông qua hai cách sau: 

    Swap token theo cặp (Ví dụ: Uniswap hỗ trợ người dùng swap ETH để nhận về WETH). 
    Stake tài sản tiền mã hoá/Cung cấp thanh khoản vào liquidity pool của giao thức (Ví dụ: Người dùng cung cấp thanh khoản theo cặp token Uniswap hỗ trợ và nhận về wrapped token tương ứng). Đối với cách này, người dùng vừa nhận về wrapped token mong muốn, vừa có thể kiếm thêm lợi nhuận APR tuỳ theo mức lãi suất của từng giao thức. 

Ưu điểm của cách này là cho phép người dùng toàn quyền kiểm soát tài sản, thời gian thực hiện giao dịch nhanh hơn đồng thời có khả năng kiếm thêm lợi nhuận nhờ việc cung cấp thanh khoản. Tuy vậy vẫn có một số nhược điểm như: rủi ro giao thức bị tấn công, phí giao dịch cao, khả năng thanh khoản của cặp token thấp…

cơ chế tạo ra wrapped token
So sánh quy trình tạo ra wrapped token của hai cách

Tóm lại, hai cách tạo ra wrapped token đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu mà người dùng có thể lựa chọn quy trình phù hợp với bản thân. 

Ứng dụng của Wrapped Token

Wrapped token được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào việc mở rộng tiện ích của tiền mã hoá và luân chuyển tài sản giữa các blockchain. Một số trường hợp sử dụng wrapped token đáng chú ý bao gồm: 

Giao dịch xuyên chuỗi (cross-chain)

Một trong những ứng dụng quan trọng của wrapped token là khả năng thực hiện giao dịch xuyên chuỗi (cross-chain), nghĩa là cho phép người dùng chuyển đổi và sử dụng tài sản từ blockchain này sang blockchain khác. Điều này giúp người dùng có thể linh hoạt hơn trong việc sử dụng tài sản, đồng thời mở rộng khả năng tương tác giữa các blockchain. 

Ví dụ: Người dùng có thể chuyển đổi WBTC từ mạng lưới Ethereum sang BNB Chain bằng cách sử dụng dịch vụ bridge hoặc cổng chuyển đổi, như Wrapped Token Gateway. Khi WBTC được chuyển đổi sang mạng lưới BNB Chain, nó sẽ trở thành một wrapped token khác, ví dụ như B-WBTC.

Tham gia DeFi

Người dùng có thể sử dụng wrapped token để tham gia vào các hoạt động DeFi để gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản, nổi bật như:

    Giao thức vay và cho vay (Lending/Borrowing protocol): Người dùng có thể sử dụng wrapped token làm tài sản thế chấp để vay stablecoin hoặc tài sản tiền mã hoá nền tảng hỗ trợ, sau đó sử dụng số tiền vừa vay được để tham gia vào các hoạt động khác như staking, farming… nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng vốn. 
    Liquid Staking: Các giao thức trong mảng liquid staking cho phép người dùng stake tài sản tiền điện tử và nhận về wrapped token để tham gia vào các hoạt động DeFi đồng thời kiếm thêm lợi nhuận APR cố định. 
    Yield Farming: Là hoạt động giúp người dùng kiếm được lợi nhuận nhiều nhất có thể từ tài sản crypto bằng cách sử dụng wrapped token để cung cấp thanh khoản cho các giao thức.

Một số Wrapped Token phổ biến 

Wrapped Bitcoin

Wrapped Bitcoin (hay WBTC) là wrapped token của Bitcoin được sử dụng trên mạng lưới Ethereum, ra mắt thị trường vào tháng 1 năm 2019 và trở thành một trong những wrapped token phổ biến nhất. Tính tới thời điểm tháng 12/2023 đã có hơn 150,000 WBTC được mint trên thị trường (theo Etherscan). 

WBTC tạo ra với mục đích tận dụng tính thanh khoản và giá trị của Bitcoin vào mạng lưới Ethereum, nơi mà các ứng dụng tài chính phi tập trung (dApp) đang phát triển mạnh mẽ. Với WBTC, tiện ích của Bitcoin trở nên đa dạng hơn khi người dùng có thể sử dụng giá trị của Bitcoin để thực hiện lending, borrowing, farming…

Ví dụ: Người dùng có thể sử dụng WBTC để cung cấp thanh khoản trên Aave và nhận về APY khoảng 0.10%. 

Wrapped Ethereum

Wrapped Ethereum (hay WETH) là phiên bản wrapped token của Ether (ETH), token gốc trên Ethereum. 

Vậy, tại sao người dùng cần WETH để sử dụng trên chính blockchain Ethereum? 

Trên thực tế, ETH được tạo ra trước khi tiêu chuẩn ERC-20 của Ethereum ra đời, vì vậy, để người dùng có thể sử dụng ETH trong các hoạt động DeFi trong thị trường khá khó khăn và phức tạp. Do đó, WETH là phiên bản ERC-20 của ETH và có thể sử dụng làm tài sản trên giao thức DeFi.

Theo Coinmarketcap, khối lượng giao dịch của wETH vào đầu năm 2023 đã vượt hơn 7 tỷ USD, vốn hóa tập trung chủ yếu vào hai blockchain: Ethereum và BNB Chain. Trong đó, Ethereum là chain có mức vốn hoá lớn nhất, điều này chứng tỏ phần lớn người sử dụng WETH để ứng dụng trên mạng lưới này. 

Wrapped BNB

Wrapped BNB (hay WBNB) là phiên bản token đại diện giá trị cho BNB Chain (native token của mạng lưới) và thuộc chuẩn ERC-20. WBNB được thiết kế cho phép người dùng nắm giữ BNB token có thể tham gia vào các hoạt động DeFi trên Ethereum.

Bên cạnh đó, Binance cũng cung cấp tinh năng Binance Bridge cho phép người dùng có thể mint wrapped token như BTC, ETH, XRP, USDT, BCH, DOT… để sử dụng trên BNB Chain theo chuẩn token BEP-20

Một số câu hỏi về wrapped token

Wrapped token có an toàn không?

Wrapped token có mức độ an toàn phụ thuộc vào cách mà nền tảng hoặc giao thức hỗ trợ nó được triển khai và quản lý. Người dùng nên xem xét một số yếu tố để đảm bảo sự an toàn của wrapped token như: nền tảng hoặc giao thức giúp tạo wrapped token, quy trình bảo mật…

Có phải tất cả các loại tiền điện tử đều có thể có wrapped token không?

Theo lý thuyết, nếu một loại tiền điện tử có cộng đồng và hệ sinh thái đủ lớn, nó có thể có phiên bản wrapped token. Tuy nhiên, quá trình triển khai và phát triển wrapped token phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở hạ tầng blockchain, mức độ hỗ trợ từ cộng đồng, nhu cầu thị trường…

Wrapped token có ảnh hưởng đến giá trị của token gốc không?

Không! Wrapped token không ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của tài sản gốc, tuy nhiên giá trị tài sản gốc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến wrapped token.

RELEVANT SERIES