SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Uniswap Protocol: Nước đi chiến lược với V4 và Uniswap X

Định hướng và chiến lược phát triển của Uniswap Protocol khác biệt so với Uniswap Labs. Việc ra mắt Uniswap X và V4 đánh dấu một sự thay đổi đáng kể, có thể xem là nước đi chiến lược thời gian tới của họ.
Avatar
vinhvo
Published Aug 10 2024
Updated Aug 14 2024
9 min read
chiến lược phát triển uniswap protocol

Sự phát triển của Uniswap Protocol qua từng phiên bản

Uniswap Labs là đơn vị đóng góp chính cho Giao thức Uniswap. Họ đã phát triển bốn phiên bản Uniswap, từ V1 đến V4:

Uniswap V1 mainnet tháng 11 năm 2018

Uniswap V1 là phiên bản đầu tiên của giao thức, nó giới thiệu mô hình AMM cơ bản với ETH là trung gian cho mọi giao dịch. Người dùng có thể tạo Pool thanh khoản cho bất kỳ token ERC-20 nào được ghép nối với ETH.

Hạn chế của V1 là yêu cầu ETH làm trung gian cho các giao dịch giữa hai token ERC-20, dẫn đến chi phí giao dịch cao hơn và kém hiệu quả.

Uniswap V2 mainnet tháng 5 năm 2020

V2 là phiên bản cái tiến của V1 cho phép swap trực tiếp giữa các token ERC-20, giảm nhu cầu sử dụng ETH làm trung gian.

V2 giới thiệu "flash swaps", cho phép người dùng rút token từ một Pool thanh khoản mà không phải trả phí trả trước, miễn là token được trả lại trong cùng một giao dịch. Tính năng này tạo điều kiện cho các chiến lược giao dịch phức tạp và hỗ trợ một số trường hợp sử dụng DeFi quan trọng, bao gồm chênh lệch giá (Arbitrage), hoán đổi tài sản thế chấp (Collateral Swaps) và trả nợ (Debt Repayment).

V2 cũng bao gồm một số cải tiến về mặt kỹ thuật, chẳng hạn như các oracle được nâng cao để cung cấp giá chính xác hơn, nâng cấp kiến ​​trúc hợp đồng để tăng cường bảo mật và hiệu quả về mặt chi phí.

Uniswap V3 mainnet tháng 5 năm 2021

Tính năng quan trọng nhất của V3 là thanh khoản tập trung (Concentrated Liquidity). V3 cho phép các nhà cung cấp thanh khoản có thể phân bổ tài sản của mình trong phạm vi giá cụ thể, dẫn đến việc sử dụng vốn hiệu quả hơn và lợi nhuận tiềm năng cao hơn.

Ngoài ra V3 cũng cho phép nhiều mức phí khác nhau (0.05%, 0.3% và 1%) cho các mức rủi ro/phần thưởng khác nhau giữa các Pool khác nhau, cho phép nhà cung cấp thanh khoản lựa chọn mức phí dựa trên mức độ chấp nhận rủi ro của họ.

Một thay đổi quan trọng của V3 là vị thế thanh khoản được thể hiện bằng NFT thay vì các ERC-20 token. Chức năng Oracle V3 cũng được cải tiến đáng kể, cho phép cung cấp giá onchain đáng tin cậy và mạnh mẽ hơn.

Uniswap V4 là phiên bản mới nhất của Uniswap Protocol. V4 được giới thiệu vào cuối năm 2023 nhưng dự kiến mainnet vào Q4/2024

Uniswap V4 là sự kết hợp nhiều tính năng nổi bật được giới thiệu của các giao thức AMM khác, mang đến sự kết hợp cân bằng giữa tính linh hoạt và lợi ích tổng hợp. Sau đây là ba khía cạnh chính khiến V4 khác biệt so với các phiên bản trước:

  • Curve: Thuật toán (algorithm) được Uniswap Protocol sử dụng để tạo AMM.
  • Order Flow: Cách các luồng giao dịch tìm đến Uniswap Protocol và cách giao thức định tuyến khối lượng giao dịch đến các Pool thanh khoản.
  • Liquidity: Cách Uniswap Protocol phân bổ thanh khoản mà các nhà cung cấp thanh khoản đã cung cấp.
so sánh các phiên bản của uniswap

Uniswap V4 sử dụng các thuật toán tạo AMM tương tự V3. Sự khác biệt là giới thiệu một tính năng mới gọi là "Hooks", cho phép các nhà phát triển chèn logic tùy chỉnh tại một số vị trí nhất định trong vòng đời của Pool.

Thay vì Fork lại Uniswap và bổ sung một số tính năng mong muốn, các nhà phát triển có thể xây dựng chúng trên Uniswap V4 và tận dụng lại các hợp đồng cốt lõi của Uniswap V4.

Hiện tại, khối lượng giao dịch hàng tháng từ giao diện mặc định của Uniswap chiếm chưa đến 10% tổng khối lượng giao dịch của giao thức. Nói cách khác, phần lớn khối lượng giao dịch của Uniswap đến từ các Trading UI bên ngoài.

Để thu hút luồng giao dịch của người dùng và đảm bảo chúng đến với nhà cung cấp thanh khoản Uniswap thay vì các AMM khác, V4 đã thực hiện các cải tiến thiết kế cốt lõi để tối ưu hóa chi phí cho các bên liên quan:

  • Singleton Design: Sử dụng một hợp đồng duy nhất để lưu trữ token cho tất cả các Pool trong V4.
  • Flash Accounting: Cho phép người dùng thực hiện nhiều hành động trong một giao dịch duy nhất, đảm bảo mọi khoản nợ được thanh toán vào cuối giao dịch.
  • Native ETH Support: Cho phép giao dịch trực tiếp bằng ETH, loại bỏ nhu cầu sử dụng WETH (Wrapped ETH).

Bạn đọc có thể xem thêm bài viết “Uniswap Labs: Mô hình kinh doanh và chiến lược phát triển” để làm rõ sự khác biệt giữa Uniswap Protocol và Uniswap Labs.

advertising

Hệ sinh thái Uniswap V4

Với hướng thiết kế trên, thành công lâu dài của V4 phụ thuộc vào việc các nhà phát triển bên ngoài tạo ra các tính năng bổ sung trên Protocol. Để hỗ trợ điều này, giao thức đang tích cực thúc đẩy và phát triển các tài nguyên xung quanh Uniswap V4 để hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng và triển khai Hooks.

Tài nguyên hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng trên Uniswap V4

Ngoài ra, Uniswap tích cực tài trợ cho các cuộc thi hackathon để khuyến khích các nhà phát triển học hỏi và xây dựng với Uniswap Hooks. Tháng 6 vừa rồi, họ đã tổ chức một cuộc thi hackathon tập trung vào Uniswap Hooks, được gọi là Hookathon C1, thu hút 55 nhà phát triển và tạo ra 36 hooks sáng tạo.

hookathon c1
Một số dự án ở Hookathon C1

Mặc dù V4 chưa hoạt động trên mainnet, thị trường đã có một số dự án thông báo xây dựng trên Uniswap V4, tiêu biểu như Bunni.

Dự án tận dụng Uniswap Hook để xây dựng một AMM hỗ trợ cơ chế tự động cân bằng lại, hoạt động như một chiến lược tối ưu hoá lợi nhuận cho các nhà cung cấp thanh khoản.

Nhìn chung, hệ sinh thái Uniswap V4 vẫn còn sơ khai, phần lớn sự tập trung và chú ý của họ đang tập trung vào việc giới thiệu và thúc đẩy các nhà phát triển xây dựng trên Uniswap Hooks.

Uniswap X: Điều hướng luồng giao dịch để tối ưu cho Swapers

UniswapX ra mắt vào năm 2023, đánh dấu một sự thay đổi chiến lược lớn cho giao thức, chuyển trọng tâm từ việc ưu tiên Nhà cung cấp thanh khoản Uniswap Protocol sang ưu tiên cho người giao dịch (Swaper).

Với UniswapX, người dùng có thể tạo lệnh thị trường bằng cách ký, nhưng lệnh không thực hiện ngay lập tức. Các giao dịch này sau đó được Fillers thực hiện thay mặt cho họ.

Fillers có thể sử dụng bất kỳ thanh khoản thị trường nào từ AMM (bao gồm Uniswap và các sàn giao dịch khác), CEX hoặc DEX Aggregators khác để thực hiện lệnh. Hệ thống sẽ có nhiều Filler khác nhau, họ sẽ cạnh tranh trong một cuộc đấu giá kiểu Hà Lan, Filler chiến thắng là người trả lại kết quả tốt nhất cho nhà giao dịch.

Uniswap X

Bằng cách hi sinh một phần lợi nhuận tiềm năng, UniswapX đặt mục tiêu trở thành Aggregator hàng đầu cho người dùng cuối. Trong ngắn hạn, Uniswap X có khả năng tác động tiêu cực đến các nhà cung cấp thanh khoản Uniswap trong ngắn hạn.

Không rõ tác động dài hạn sẽ như thế nào, thời gian sẽ trả lời Uniswap X có ý nghĩa như thế nào đối với lợi nhuận của LP trong giao thức Uniswap nói riêng và hệ sinh thái Uniswap nói chung.

Uniswap DAO: Quản lý Uniswap Protocol thông qua token UNI

Mảnh ghép cuối cùng của Uniswap Protocol là Uniswap DAO, một hệ thống quản trị để quản lý Uniswap Protocol thông qua token UNI. Quy trình Uniswap DAO bao gồm ba bước chính:

  • Request for Comment (RFC): Đây là giai đoạn đầu tiên của đề xuất, nơi các đề xuất được đăng trên Diễn đàn Uniswap. Các đại biểu được yêu cầu cung cấp phản hồi về đề xuất trong giai đoạn này. Giai đoạn này kéo dài 7 ngày và không yêu cầu bỏ phiếu.
  • Temperature Check: Sau giai đoạn RFC, các đề xuất cần thu hút được sự quan tâm của phần lớn Uniswap DAO trước khi được đưa ra bỏ phiếu trên chuỗi. Giai đoạn này bao gồm một cuộc bỏ phiếu nhanh trong 5 ngày trên Snapshot và các đề xuất cần đạt tối thiểu 10 triệu token UNI để chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
  • Governance Proposal: Đây là giai đoạn cuối cùng. Các đề xuất vượt qua hai giai đoạn trên sẽ được đưa ra bỏ phiếu onchain, với tối thiểu 40 triệu token UNI là cần thiết để đề xuất được thông qua.

Tạm kết

Uniswap V4 tập trung vào việc tạo ra một cơ sở hạ tầng mở, cho phép các nhà phát triển khác xây dựng các tính năng bổ sung trên giao thức để thúc đẩy sự đổi mới.

Uniswap X hướng tới việc đem lại cho swappers giá giao dịch tốt nhất trên thị trường, không hạn chế ở các Pool của Uniswap.

Hai hướng tiếp cận trên đánh dấu sự thay đổi trong chiến lược phát triển của Uniswap Protocol, đặt trong tâm vào khả năng hợp tác để cùng phát triển trong bối cảnh thị trường DeFi đang thay đổi nhanh chóng.