SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Wintermute: Xu hướng đầu tư của market maker hàng đầu crypto

Ra mắt vào 7/2017, Wintermute giờ đây trở thành một thế lực lớn trong thị trường crypto. Vậy xu hướng đầu tư của gã khổng lồ Wintermute như thế nào? Cùng tìm hiểu về Wintermute và những triết lý đầu tư của gã khổng lồ này trong bài viết.
Avatar
nguyennsh
Published Oct 24 2024
Updated Oct 25 2024
10 min read
wintermute là ai

Wintermute là gì?

Wintermute là doanh nghiệp market maker tại thị trường crypto, chuyên cung cấp các dịch vụ quan trọng như cung cấp thanh khoản và tạo lập giao dịch mua/bán cho nhiều token khác nhau. Thành lập vào tháng 7/2017, Wintermute số ít những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực market maker cho crypto khi thị trường này non trẻ.

Hiện nay, Wintermute đã trở thành market maker lớn nhất trên thị trường crypto, hợp tác với hơn 100 dự án nổi bật như Pyth Network, dYdX... Ngoài việc tạo lập thị trường, Wintermute còn điều hành Wintermute Ventures, một nhánh chuyên đầu tư vào các startup và dự án tiềm năng trong ngành crypto.

Đọc thêm: Market maker là gì? Họ kiếm tiền như thế nào?

market maker wintermute
Giao diện Wintermute.
advertising

Đội ngũ của Wintermute

Các thành viên của Wintermute đều là những người đã có những thành tựu lớn trong thị trường crypto và thị trường tài chính truyền thống. Họ bao gồm:

  • Evgeny Gaevoy: Founder và CEO của Wintermute. Sau khi sở hữu tấm bằng Thạc sĩ Tài chính và EMBA tại trường London Business, anh gia nhập Optiver - công ty tài chính lớn nhất Châu Âu, dưới chức danh Head of ETF. Theo Evgeny, ý tưởng market maker của Wintermute phần lớn đều bắt nguồn từ Optiver.
  • Yoann Turpin: Co-Founder tại Wintermute. Anh cũng từng đồng hành với Evgeny tại công ty Optiver. Ngoài ra, anh đã tham gia đầu tư vào nhiều dự án startup như Orbitil, Cybertonica, Agerean…
  • Harro Mantel: Co-Founder của Wintermute. Ông từng là kỹ sư tại Verizon Business và Optiver. Tuy nhiên, mặc dù đã đồng hành cùng Wintermute từ những ngày đầu, nhưng ông đã từ chức và rời công ty này vào năm 2020.
đội ngũ wintermute
Đội ngũ cốt lõi của Wintermute.

Ngoài những thành viên cộm cán, Wintermute còn được điều hành bởi những thành viên như:

  • Valentine Samko: CTO tại Wintermute. Ông từng là kỹ sư tại nhiều doanh nghiệp tài chính nổi tiếng như Barclays, Morgan Stanley, Standard Chartered…
  • Marina Gurevich: COO tại Wintermute. Cô có kinh nghiệm làm việc tại nhiều doanh nghiệp và quỹ đầu tư lớn. Ngoài ra, Marina cũng là Founder của dự án System2Labs.
  • Lilian Tan: CCO tại Wintermute. Tương tự như tại Wintermute, các vị trí trước của cô cũng là CCO tại một số công ty tài chính và trading.
  • Nalaka Gamage: CFO tại Wintermute. Trước khi gia nhập Wintermute, ông từng làm việc tại nhiều tập đoàn nổi tiếng như XTX Markets, KCG và GETCO.

Các dịch vụ của Wintermute

Các dịch vụ của Wintermute đa phần đều nhắm tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp, dự án crypto hoặc quỹ đầu tư lớn. Dưới đây là các dịch vụ của Wintermute:

Liquidity Provision

Liquidity Provision là dịch vụ chính của Wintermute, đóng vai trò cung cấp thanh khoản, tạo dựng những giao dịch mua bán token mà khách hàng yêu cầu. Ưu điểm của Liquidity Provision bao gồm:

  • Tăng tính thanh khoản cho token và giảm chênh lệch giá.
  • Kích thích những nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia mua bán.
  • Tăng tốc độ giao dịch cho người dùng, bởi tính thanh khoản cao và lệnh giao dịch nhiều từ Liquidity Provision.

Tại thị trường crypto, Liquidity Provision thuộc những dịch vụ không thể thiếu của các dự án crypto. Họ sử dụng để duy trì tính thanh khoản và ổn định giá trị token. Trong thị trường truyền thống, Liquidity Provision cũng là dịch vụ tương đối phổ biến.

Mặc dù không có những dữ liệu cụ thể, nhưng đa phần các thị trường sẽ luôn trong tình trạng thiếu thanh khoản, giao dịch mua và giao dịch bán nếu không có những dịch vụ như Liquidity Provision.

Ngoài ra, Liquidity Provision của Wintermute không chỉ cung cấp thanh khoản, giao dịch ở sàn Spot mà còn ở các sàn giao dịch phái sinh và OTC.

OTC

OTC là dịch vụ hỗ trợ những nhà đầu tư, doanh nghiệp mua bán OTC các loại tiền mã hoá. Ưu điểm của OTC là giúp những quỹ đầu tư, dự án có thể mua bán khối lượng lớn tài sản mà không ảnh hưởng tới thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm của OTC là các giao dịch mua bán đều ẩn danh và không thể bị dò xét bởi cộng đồng crypto.

Hiện tại, dịch vụ OTC của Wintermute được tin dùng bởi nhiều nhà đầu tư, quỹ và doanh nghiệp nổi tiếng như Cobbie - Founder Echo, Starware - công ty đằng sau Starknet… Không chỉ hỗ trợ các loại tài sản thông thường, dịch vụ của Wintermute còn giúp nhà đầu tư OTC những hợp đồng Options.

Ngoài ra, Wintermute cũng sử dụng một nền tảng tự động giao dịch OTC cho các quỹ đầu tư khác là OTC Node.

Xu hướng đầu tư của Wintermute

Danh mục đầu tư token

Trong cộng đồng crypto, danh mục đầu tư và các loại tài sản nắm giữ của Wintermute luôn là chủ đề bàn tán của nhiều người. Có những người cho rằng Wintermute thuộc những quỹ “liều ăn nhiều", sẵn sàng tham gia đầu tư meme coin hay những loại tài sản ít thanh khoản. Thực vậy, theo Arkham, danh mục của doanh nghiệp này luôn thay đổi và linh hoạt theo xu hướng của thị trường crypto.

Lấy ví dụ trong giai đoạn tháng 9 - 10/2024, thời điểm thị trường ảm đạm và xu thế meme coin nổi lên, thì Wintermute cũng tham gia tích luỹ không ít token meme coin như PEPECOIN, APE, MOG… Thậm chí trong giai đoạn này, Wintermute cũng phân bổ đa phần nguồn vốn ở stablecoin, nhằm tránh biến động thị trường.

portfolio của wintermute
Danh mục token của Wintermute. Nguồn: Arkham.

Hoặc ví dụ vào đầu năm 2024, thời điểm thị trường nổi lên xu hướng ERC-404, Wintermute lại là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi chấp nhận trở thành market maker cho token PANDORA.

Thông thường, các market maker chỉ tạo lập thị trường dành cho những dự án tốt và tiềm năng. Việc trở thành market maker cho một xu thế hoàn toàn mới có thể khiến market maker bị lỗ, nếu xu hướng này không đủ sức hút. Và ERC-404 là một ngách “chưa nở đã tàn" và khiến Wintermute bị lỗ.

Nhìn chung, Wintermute có khẩu vị đầu tư tương đồng với những cá nhân nhỏ lẻ khác. Họ sẵn sàng tham gia vào các nhóm tài sản đang trong xu hướng. Mặc dù vẫn có những giao dịch lỗ, nhưng chiến thuật đầu tư là thứ giúp họ giữ vững vị thế.

Chẳng hạn như duy trì số stablecoin trong giai đoạn ảm đạm của thị trường crypto, và sau đó bắt đầu tích luỹ BTC, CBBTC khi Bitcoin vượt mốc 63,000 USD (10/2024). Hoặc trong giai đoạn 7/2023 khi Binance tranh đấu với SEC, Wintermute cũng là thuộc những quỹ hiếm hoi bán toàn bộ số token altcoin và BNB trước khi giá giảm và không có dấu hiệu bắt đáy.

Dưới đây là một số địa chỉ ví của Wintermute hoạt động thường xuyên trong năm 2024:

  • 0x51C72848c68a965f66FA7a88855F9f7784502a7F
  • 0x32d4703e5834F1b474B17DFdB0aC32Cc22575145
  • 0xEae7380dD4CeF6fbD1144F49E4D1e6964258A4F4
  • 0xDBF5E9c5206d0dB70a90108bf936DA60221dC080

Triết lý đầu tư dự án/startup

Triết lý của Wintermute hướng tới việc đầu tư vào những startup tạo độ hiệu quả trong giao dịch crypto, hay những dự án cơ sở hạ tầng giúp nâng cao trải nghiệm trading. Điển hình như  các dự án cơ sở hạ như Oracle, blockchain (Pyth, Stork…), và sàn giao dịch (dYdX, Backpack…).

Nhưng khác với tính linh hoạt từ danh mục token của Wintermute, triết lý đầu tư của doanh nghiệp này gần như giữ vững trong suốt 7 năm hoạt động (2017 - 2024). Ví dụ Binance Labs, xu thế đầu tư thường thay đổi theo hoàn cảnh thị trường, họ tập trung đầu tư vào mảng AI, Bitcoin trong năm 2024, DeFi vào năm 2023…

Nhưng với Wintermute, năm 2023 họ đầu tư vào hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng như Vertex, Pyth Network, Noble... Và trong năm 2024, Wintermute vẫn giữ nguyên triết lý, họ góp vốn vào những dự án như Reya Labs, Backpack, Taiko…

Ngoài ra, Wintermute có mối quan hệ tương đối mật thiết với những quỹ đầu tư tại Mỹ và cũng ưu tiên những startup tại khu vực này. Trong khoảng thời gian hoạt động, Wintermute đầu tư vào 30 dự án tại Mỹ, trong khi các khu vực khác chỉ mới tới con số 7. Đồng thời, quỹ đầu tư này thường tham gia các vòng gọi vốn chung với Coinbase Ventures.

các dự án wintermute đầu tư
Các dự án Wintermute đầu tư. Ảnh: Cryptorank.

Wintermute kiếm lợi nhuận như thế nào?

Lợi nhuận của Wintermute đến từ việc cung cấp những dịch vụ Liquidity Provision, OTC và đầu tư vào các startup. Theo Craft, Wintermute ghi nhận mức doanh thu hơn 800 triệu USD vào năm 2021 từ các dịch vụ trên. Và một số người cho rằng, doanh thu phần lớn đến từ dịch Liquidity Provision - dịch vụ chính của Market maker.

Để dễ hình dung, dưới đây là mô hình hoạt động về cách Wintermute kiếm lợi nhuận từ Liquidity Provision:

Wintermute tận dụng chênh lệch giá mua và bán (spread). Chênh lệch này là sự khác biệt giữa giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả (giá bid) và giá thấp nhất mà người bán chấp nhận (giá ask). Khi hoạt động như một market maker, Wintermute đảm bảo luôn có đủ thanh khoản trên thị trường bằng cách tham gia vào giao dịch với tư cách là người mua hoặc người bán và thu lợi từ khoản chênh lệch giá này.

Ví dụ, nếu có người mua muốn mua token với giá 97 USD và người bán chấp nhận bán với giá 103 USD, Wintermute sẽ nhảy vào và kiếm lời từ khoản chênh lệch 6 USD. Họ thực hiện nhiều giao dịch như vậy ở quy mô lớn trên nhiều sàn giao dịch tiền điện tử khác nhau, và từ đó tích lũy lợi nhuận thông qua các chênh lệch giá nhỏ nhưng lặp đi lặp lại.

mô hình kiếm lợi nhuận của wintermute
Mô hình kiếm lợi nhuận của Wintermute. Nguồn: Wintermute.

Ngoài ra, Wintermute cũng thường hoạt động ở những thị trường có tính thanh khoản thấp hơn như meme coin, nơi chênh lệch giá lớn hơn, dẫn đến lợi nhuận cao. Họ có thể ký hợp đồng với các sàn giao dịch hoặc dự án này để cung cấp thanh khoản, nhờ đó hưởng lợi từ các ưu đãi hoặc giảm phí giao dịch.

Đọc thêm: Những điều về market markers không phải ai cũng biết.

RELEVANT SERIES