Ảnh hưởng của Uniswap V3 đến các Uniswap Forks và các bên liên quan
Uniswap được xem là một Primitives Protocol trong DeFi nên mọi bước đi của Uniswap luôn được cộng đồng người dùng DeFi theo dõi chặt chẽ.
Vào ngày 23/3, Uniswap đã phát hành những thông tin quan trọng về Uniswap V3.
- Để biết Uniswap V3 là gì, đọc bài viết: Uniswap v3 có thật sự tốt cho UNI holders?
- Tìm hiểu ưu và nhược điểm của Uniswap, đọc bài viết: Góc nhìn của THORChain về Uniswap V3
Trong bài viết hôm nay, mình sẽ trình bày ảnh hưởng của Uniswap V3 đến các bên liên quan.
Các AMM Fork từ Uniswap V2 (Sushiswap,...)
Ngoài những cải tiến đáng kinh ngạc ở cấp độ kỹ thuật, Uniswap còn quyết định đăng ký một giấy phép phần mềm giới hạn việc sử dụng Source Code của Uniswap v3 trong môi trường thương mại hoặc sản xuất trong vòng hai năm.
Nói một cách đơn giản, trong vòng hai năm, các dự án không thể Fork Source Code của Uniswap V3 vì mục đích kinh doanh.
Đối mặt với điều này, các dự án Fork từ Uniswap V2 có các lựa chọn sau:
- Fork bất chấp: Các Team vô danh hoặc ẩn danh có thể làm điều này mà không sợ kiện cáo, dù có bị thì cùng lắm là bỏ dự án. Nhưng đối với những Team nổi tiếng trong DeFi (ví dụ như Sushi), thì điều này là không khôn ngoan khi danh tiếng họ có lại dễ dàng bị hủy hoại vì việc này.
- Không làm gì cả: Khách quan mà nói, Uniswap V3 có hoạt động tốt trong thực tế hay không còn là một dấu chấm hỏi, nhưng đặt trường hợp nếu nó hoạt động tốt thì những người lựa chọn đứng ngoài cuộc chơi theo hướng “không làm gì cả” sẽ bị nghiền ép bởi Uniswap V3, qua thời gian những dự án theo hướng này sẽ chết dần.
- Không Fork Uniswap V3 Source Code nhưng Copy ý tưởng: Mình nghĩ đây là ý tưởng khả thi nhất đối với những dự án muốn làm đối trọng của Uniswap trong phân khúc AMM như Sushiswap. Các dự án không cần Fork Source Code của Uniswap mà có thể lấy ý tưởng từ đó và phát triển thêm, thậm chí để tạo ra nhiều đổi mới hơn từ nền tảng Uniswap V3.
Tuy nhiên, đây được coi là cách khó khăn nhất, bởi vì theo cách này có nghĩa là các dự án đó cần phải có những ý tưởng tốt hơn nhóm Uniswap, hiểu biết sâu hơn về AMM và khả năng kỹ thuật mạnh mẽ hơn.
Nhìn chung biến số rất nhiều, mình rất mong đợi phản ứng từ các dự án AMM Fork từ Uniswap V2 trên Ethereum và các Blockchain khác.
Nếu anh em vẫn chưa hiểu rõ AMM là gì và cơ chế hoạt động của nó ra sao, hãy tham khảo bài viết: AMM là gì? AMM hoạt động như thế nào đối với Defi?
Các AMM phục vụ cho việc Swap các Stablecoin (Curve, Shell Protocol,...)
Trong Uniswap V3 có giới thiệu về 2 tính năng là “Concentrated Liquidity” và “Flexible Fees”.
- Concentrated Liquidity: Trong Uniswap V3, Liquidity Providers có thể chọn phạm vi giá tùy chỉnh khi Add Liquidity. Điều này cho phép thanh khoản tập trung trong phạm vi mà hầu hết các hoạt động giao dịch diễn ra giúp người sử dụng có Slippage nhỏ hơn nhiều khi giao dịch.
- Flexible fee: Uniswap v3 cung cấp 3 mức phí riêng biệt cho mỗi cặp: 0.05%, 0.30% và 1.00%. Tùy chọn này đảm bảo rằng các LP điều chỉnh lợi nhuận của họ theo sự biến động của cặp thanh khoản dự kiến, rủi ro càng nhỏ phí sẽ càng thấp.
Nếu kết hợp 2 tính năng này, hoàn toàn có thể có tạo “Curve” trên Uniswap V3 - một đường cong tùy chỉnh phục vụ cho việc swap các Stablecoin.
Nếu Curve và các AMM tương tự khác không có những điều chỉnh tương ứng thì khi Uniswap V3 ra mắt, thị trường AMM Stablecoin có thể sẽ bị Uniswap V3 cướp mất.
Các dự án về Yield Optimizer và Liquidity Mining (Yearn,...)
Do tính năng “Concentrated Liquidity” nên mỗi Liquidity Providers có thể tạo đường cong giá của riêng mình, các Liquidity Positions sẽ nắm giữ một đặc thù riêng (khoảng giá mà người dùng cung cấp thanh khoản), nên chúng không còn khả năng thay thế nhau và không thể được đại diện bởi các ERC20 LP Token như trước đây, thay vào đó, mỗi Liquidity Position sẽ được đại diện bởi một ERC721 Token (NFT).
Về cơ bản, tất cả những dự án tương tác với LP Token của Uniswap V2 trước đây sẽ đối mặt với vấn đề này khó khăn này. Ví dụ, các chương trình Liquidity Farming sử dụng Uniswap V2 LP Tokens.
Ngoài ra, vì tính độc lập và kết hợp cao nên chúng có thể được tổ chức thành nhiều chiến lược Liquidity Mining độc đáo, dòng “Yield” thu được từ phí giao dịch của các LP Positions cũng sẽ bền vững hơn và cao hơn, nên đây sẽ là một chân trời mở cho nhóm dự án liên quan đến các Sector như Yield Optimizer và Liquidity Mining.
Các dự án lending Pool chấp nhận Uniswap V2 LP Token là Collateral (Aave,...)
Tương tự ý mình trình bày ở trên, nếu trước đây Uniswap V2 LP Token được đại diện bằng ERC20 Token, thì giờ đây mỗi Uniswap V3 LP Position sẽ được đại diện bằng ERC721 (nó là NFT).
Các Lending Pool chấp nhận Uniswap V2 LP Token làm Collateral như Aave thì sang V3 họ sẽ cần phải có những cập nhập cho việc này:
- Sẽ không thay đổi gì cả, vẫn chấp nhận Uniswap V2 LP Token làm Collateral hoặc các sản phẩm tương tự như Sushi LP Token.
- Cập nhật những cơ chế mới, chấp nhận Uniswap V3 LP Token là Collateral.
Ngoài ra, mình nghĩ sẽ có nhiều giải pháp thú vị liên quan đến chủ đề này - NFT Lending and Borrowing.
Các dự án về Dex Aggregator
Cá nhân mình tin rằng, dù là Uniswap V2 hay V3, chúng đều sẽ là một nguồn thanh khoản khổng lồ trên hệ sinh thái Ethereum. Các Dex Aggregator trên Ethereum với nhiệm vụ chính yếu là tìm “Best price” cho Users sẽ không nên bỏ qua nguồn thanh khoản này. Nếu họ làm ngược lại, họ sẽ dần mất vị thế của mình vào tay những dự án “chịu làm”.
Vì vậy, hướng đi duy nhất còn còn lại là giải quyết các vấn đề nảy sinh với Uniswap V3, dưới đây là 2 vấn đề mà mình suy nghĩ về việc này:
- Uniswap V3 sẽ được ra mắt trên Ethereum vào 5/5 và sẽ có phiên bản trên Layer 2 Optimism ngay sau đó => Tình trạng phân mảnh thanh khoản Uniswap V2, V3 trên Layer 1 và Layer 2, các Dex Aggregator sẽ giải quyết thế nào?
- Việc phân mảnh thanh khoản của Uniswap V3 sẽ gây khó khăn cho các DEX Aggregator, thuật toán bây giờ yêu cầu một tính toán phức tạp hơn để chọn ra những mức thanh khoản phù hợp nhất. Thanh khoản càng phân mảnh thì 1 giao dịch có thể đi qua nhiều Route làm phí giao dịch sẽ tăng đáng kể.
Các dự án về Oracle (chainlink,...)
Uniswap V3 đề xuất một cải tiến đáng kể đối với TWAP. Uniswap V3 giúp các dự án có thể tính toán bất kỳ TWAP nào gần đây trong vòng khoảng 9 ngày trước đó trong một single on-chain call. Trên hết, chi phí tổng thể giảm khoảng 50% so với Uniswap V2.
Mặc dù TWAP là một chỉ báo trễ (tương tự một đường trung bình có trọng số), nhưng nó đóng vai như một Oracle quan trọng trong các Dapp và Protocol cần nguồn giá (price Feed) từ nguồn bên ngoài để tính toán và thực thi các Smart Contract.
Vì vậy với cái tiến này, thị trường Oracle của Ethereum sớm đã đông đúc thì nay càng cạnh tranh gắt gao hơn. Các dự án Oracle mới sẽ khó để cạnh tranh được với các ông lớn về mặt này: Uniswap TWAP, Price Feed từ Chainlink,...
Tổng kết
Về cơ bản, Uniswap V3 kết hợp các lợi ích của AMM tiêu chuẩn với các lợi ích của AMM có tài sản ổn định, cộng thêm các chức năng khác làm cho cách sử dụng vốn hiệu quả hơn. Điều này làm cho V3 trở thành một giao thức siêu linh hoạt có thể đáp ứng được nhiều loại tài sản khác nhau.
Mặc dù chưa Live nhưng có vẻ như Uniswap V3 có thể thay đổi cuộc chơi về AMM. Nó cũng đặt ra nhiều vấn đề cho các dự án liên quan. Dĩ nhiên khi giải quyết được vấn đề thì đó chính là cơ hội!