aPriori là gì? Giao thức liquid staking trên mạng lưới Monad
aPriori là gì?
aPriori là dự án liquid staking trên Monad - một blockchain layer 1 có tính tương thích EVM cùng khả năng xử lý giao dịch song song. Mục đích của aPriori là xây dựng cấu trúc mới về liquid staking và MEV (Miner Extractable Value), để hỗ trợ Monad tăng tính phi tập trung, tốc độ giao dịch và giảm phí gas.
Hiện tại, Monad chưa có phiên bản testnet, nên aPriori vẫn trong giai đoạn phát triển và chưa ra mắt cộng đồng.
Mô hình hoạt động của aPriori
Trong đa số các blockchain layer 1 hiện nay, MEV đóng vai trò hỗ trợ thợ đào/validator có thể sắp xếp, ưu tiên, loại bỏ và xác thực các giao dịch trong một block. Mục đích là tạo tính công bằng và động lực cho các thợ đào/validator tham gia mạng lưới, từ đó tăng tính bảo mật.
Đọc thêm: Hiểu về MEV - Miếng bánh ngày càng lớn của thị trường crypto.
Tuy nhiên, cấu trúc MEV của đa số blockchain hiện nay như Solana, Ethereum…chưa đủ tối ưu. Hệ quả là người dùng thường gặp phải các vấn đề như tốc độ giao dịch chậm, phí mạng lưới cao đột xuất, tình trạng front-running, sandwich attack diễn ra thường xuyên…
Thậm chí, kể cả khi Monad ra mắt mainnet, vấn nạn về MEV vẫn sẽ xảy ra nếu mô hình MEV của Monad không có thay đổi. Vì vậy, aPriori đã xây dựng mô hình MEV mới dựa trên công nghệ và mô hình hoạt động của Monad.
Cụ thể trong mô hình của Monad, quá trình thực thi giao dịch tách biệt khỏi quy trình đồng thuận. Theo đó, những node trong Monad chỉ cần đồng thuận về thứ tự giao dịch. Từ đây, *Operational Time Window của Monad có thể được linh hoạt so với khung thời gian cố định trên Ethereum.
*Operational Time Window (OTW) là thuật ngữ ám chỉ khoảng thời gian giới hạn mà giao dịch có thể thực hiện và xác thực bởi các node. Trong trường hợp không kịp xác thực trong thời gian (OTW), giao dịch sẽ bị coi là không hợp lệ trong mạng lưới.
Tuy nhiên, với khung OTW đặc trưng và tốc độ giao dịch cao của Monad, việc phát triển mô hình MEV phù hợp mạng lưới tương đối khó khăn. Đội ngũ aPriori cho rằng các node sẽ thiếu thời gian trong việc quyết định loại giao dịch nào nên ưu tiên và chi phí giao dịch có phù hợp hay không. Thậm chí, người dùng cũng không chắc chắn giao dịch của họ liệu có được ưu tiên bởi các node.
Và cũng theo đội ngũ aPriori, nếu các node có thể loại bỏ thời gian yêu cầu xác thực trong khung OTW và chấp nhận mọi loại giao dịch có tính ưu tiên, thì MEV trên Monad có thể giúp mạng lưới đẩy nhanh tốc độ giao dịch hơn, loại bỏ tốc độ giao dịch chậm, phí mạng lưới cao.
Như đã đề cập ở trên, sản phẩm và mô hình của aPriori hiện chỉ là lý thuyết và trong giai đoạn phát triển. Dự án sẽ chính thức ra mắt khi Monad bắt đầu testnet.
Đọc thêm: Hệ sinh thái Monad: Đằng sau thương vụ gọi vốn 250 triệu đô
Đội ngũ, nhà đầu tư và đối tác dự án aPriori
Đội ngũ dự án
Đội ngũ đằng sau aPriori bao gồm những thành viên đã có nhiều năm làm việc tại những dự án lớn:
- Ray: Founder tại aPriori. Anh từng làm việc tại nhiều dự án và quỹ đầu tư nổi tiếng như Flow Trader, Jump Crypto, Jump Trading và Pyth Network.
- Olivia: Co-Founder tại aPriori. Sau khi tốt nghiệp tại đại học Dartmouth, chuyên ngành IT, cô làm việc tại Coinbase, tiếp đó là startup công nghệ - Stealth.
Nhà đầu tư và đối tác
aPriori đã trải qua ba vòng gọi vốn với số tiền hơn 3 triệu USD. Cụ thể như sau:
- 31/12/2023: aPriori gọi vốn thành công 2 triệu USD vòng Pre-seed, dẫn đầu bởi hai quỹ Hashed và Arrington Capital.
- 25/7/2024: aPriori huy động thành công 8 triệu USD vòng Seed cùng mức định giá (valuation) 100 triệu USD, dẫn đầu bởi Pantera Capital. Vòng gọi vốn này còn có sự tham gia của các quỹ lớn như Consensys, ABCDE, OKX Ventures…
- 30/7/2024: Binance Labs thông báo đầu tư vào aPriori. Tuy nhiên, số tiền gọi vốn vẫn chưa được công bố rõ ràng.
Một số dự án tương tự
- Jito: Giao thức liquid staking trên Solana kết hợp thêm phần thưởng từ MEV. Người dùng có thể stake SOL và nhận về liquid staking token JitoSOL.
- Rocketpool: Giao thức liquid staking trên Ethereum, được xây dựng để tương thích với Ethereum Beacon chain.