Amber avatar
Coin98 Insights
Nơi chia sẻ tất cả những kiến thức Crypto từ cơ bản đến nâng cao, kinh nghiệm đầu tư Bitcoin và các hình thức đầu tư tiền điện tử khác.

Avail là gì? Toàn tập về Modular blockchain của Polygon

Năm 2020, Polygon ra mắt sản phẩm với tên gọi Polygon Avail. Tuy nhiên, chỉ sau một năm hoạt động, dự án Avail thông báo tách biệt khỏi Polygon. Vậy Avail là gì? Đội ngũ Avail gồm những ai? Tìm hiểu về dự án Avail qua bài viết sau.
Amber avatar
nguyennsh
6 min read
Published Apr 13 2024
avail là gì

Avail là gì?

Avail là mạng lưới thiết kế theo cấu trúc modular blockchain, tập trung xử lý các tác vụ và hoạt động liên quan tới data availability (DA). Ngoài sản phẩm modular blockchain, đội ngũ dự án còn phát triển Avail Nexus và Avail Fusion. Trong đó:

Avail Fusion là lớp restaking dành cho những mạng lưới kết nối với Avail. 
Avail Nexus là lớp cung cấp verification và sequencer cho các Rollup. 

Cùng bộ ba sản phẩm trên, mục đích của Avail là tạo nên một mạng lưới có khả năng mở rộng và kết nối tới hàng loạt dự án, từ layer 1 như Ethereum, Solana… đến Layer 2 gồm Manta, zkSync Era…

advertising
avail là gì
Giao diện Avail.

Mô hình hoạt động của Avail

Như đã đề cập ở trên, Avail có tổng cộng ba sản phẩm, gồm:

Avail DA (modular blockchain)

Avail DA là lớp mạng lưới đóng vai trò thực hiện tác vụ data availability cho giao dịch trên Rollup. Thông thường, một giao dịch khi gửi xuống Avail DA cần trải qua 5 công đoạn gồm:

Transaction Submission: Giai đoạn gắn ID cho giao dịch vừa gửi xuống Avail DA. Việc gắn ID giúp các node trên Avail có thể phân biệt và xử lý từng giao dịch một cách hiệu quả.
Erasure coding: Sau khi gắn ID, các dữ liệu từ Rollup được mã hoá, tăng tính bảo mật và toàn vẹn cho dữ liệu. Sau đó, những validator trên Avail bắt đầu mã hoá lớp bảo mật và xác thực dữ liệu. Nếu dữ liệu giao dịch nhận được sự đồng thuận của ⅔ validator, phần mã hoá trên dữ liệu sẽ được xóa.
Commitment Creation: Giai đoạn cam kết của Avail về tính đúng đắn của dữ liệu, những cam kết này tồn tại dưới dạng mật mã (cryptography).
Light client: Giai đoạn các Light client sẽ tham gia xác thực lại dữ liệu của Avail. Thông thường, Light client chỉ tải một phần dữ liệu của giao dịch để xác thực, nên việc sai sót và gian lận vẫn có thể xảy ra. Chính vì vậy, Avail phải sử dụng nhiều hình thức xác thực như trên, nhằm mục đích tránh sai phạm đến từ các Light client.
Proof Verification: Là bước cuối cùng trong quá trình xác thực dữ liệu, các light client tiếp tục chứng minh bằng chứng (proof) từ những lần xác thực. Sau đó, Avail chuyển dữ liệu xuống layer 1.

Nhìn chung, việc sử dụng Light client đồng nghĩa Avail sử dụng biện pháp DAS (Data availability sample) cho DA. Mục đích đội ngũ sử dụng DAS là tăng khả năng mở rộng của mạng lưới và tạo một vòng lặp tích cực (positive feedback loop). Khi dự án càng mở rộng, Light client càng tăng và DAS càng nhiều, từ đó việc xác thực sẽ dễ dàng hơn.

Avail Nexus

Avail Nexus là công nghệ cho phép các Rollup kết nối và tương tác dễ dàng với nhau. Thông thường, hai Rollup muốn tương tác lẫn nhau gặp một vấn đề là tính không tương thích, bởi điểm vào (canonical) và điểm ra (final order) của dữ liệu hai bên không đồng nhất.

Ví dụ, mạng lưới layer 2 Mode Network gần như không thể tương tác với layer 2 Manta. Do đó, việc tương tác tài sản giữa hai bên và sử dụng cầu nối gần như không khả thi.

Để hoàn thiện cho mục đích trên, Avail Nexus sử dụng công nghệ ZKP để xác thực những dữ liệu từ Rollup. Sau đó, Avail Nexus sẽ gửi bằng chứng (validity proof) xuống Avail DA và các node trên mạng lưới này sẽ thực hiện tác vụ DA cho những giao dịch trên.

Ngoài ra, Avail Nexus còn đóng vai trò tăng khả năng mở rộng hệ sinh thái của Avail tới những Rollup chưa kết nối với Avail DA.

avail nexus
Mô hình Avail Nexus.

Avail Fusion

Avail Fusion là nơi cho phép người dùng stake tài sản như BTC, ETH… vào Avail. Sau đó, Avail sử dụng các tài sản này để restake (stake lại) ở các Fusion Security - cơ chế bảo mật cho Avail. Số lượng stake càng nhiều, khả năng bảo mật của Avail càng cao.

Mô hình hoạt động tương tự như EigenLayer, với tài sản stake trên dự án được đem restake trên các giao thức bảo mật AVS.

Mục đích của Avail Fusion là đem lại khả năng bảo mật cho mạng lưới, đồng thời tăng lợi nhuận cho người dùng trên Avail.

mô hình avail fusion
Mô hình của Avail Fusion.

Token Avail là gì?

Hiện tại, đội ngũ Avail chưa ra mắt token. Coin98 Insights sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất.

Roadmap và cập nhật

Dưới đây là các cột mốc nổi bật của dự án:

2020: Dự án được thành lập với tên gọi Polygon Avail.
29/6/2022: Avail ra mắt phiên bản testnet.
3/2023: Avail chính thức tách biệt khỏi Polygon.
Q1/2024: Avail chính thức mainnet.

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác Avail

Đội ngũ dự án

Đội ngũ đằng sau dự án Avail gồm:

Anurag Arjun: Founder của Avail, ông khá nổi tiếng trong thị trường crypto khi từng là Co-Founder của Polygon, một trong những dự án rất lớn ở thời điểm hiện tại.
Prabal Banerjee: Co-Founder của Avail, ông cũng từng làm việc tại các doanh nghiệp blockchain khác như Polygon, Xoken Labs…
đội ngũ avail
Đội ngũ đằng sau Avail.

Nhà đầu tư

Ngày 26/2/2024, Avail gọi vốn thành công vòng Seed với số tiền 27 triệu USD, dẫn đầu bởi quỹ Founders Fund và DragonFly. Ngoài ra, vòng gọi vốn này còn có sự tham gia của những quỹ như Figment Capital, Nomad Capital…

Đối tác

Hiện tại, đối tác của Avail đa phần đến từ những dự án crypto lớn như StarkWare, AltLayer…

Một số dự án tương tự Avail

Dưới đây là một số dự án tương tự Avail:

Celestia: Là mạng lưới modular phục vụ cho lớp Consensus và data availability. Ý tưởng của Celestia là phân tách các tác vụ trong một blockchain thành nhiều module chuyên biệt.
Fuel Network: Là modular blockchain phục vụ cho tác vụ Execution. Fuel Network sử dụng mô hình Optimistic Rollup và UTOX, cho phép mạng lưới xử lý giao dịch nhanh hơn so với những giao dịch thực hiện song song trên phần cứng.