SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Bearish là gì? Ứng dụng thị trường Bearish kiếm lợi nhuận

Trong thị trường crypto, nhận diện và hiểu rõ các dấu hiệu của thị trường bearish có thể giúp nhà giao dịch điều chỉnh chiến lược để quản lý rủi ro hoặc tận dụng cơ hội từ những đợt giảm giá.
Avatar
trangtran.c98
Published Sep 22 2024
10 min read
bearish là gì

Bearish là gì?

Bearish là thuật ngữ mô tả trạng thái hoặc xu hướng của thị trường khi giá tài sản có xu hướng giảm. Khi một nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư nói rằng họ có quan điểm "bearish", nghĩa là họ dự đoán rằng giá của một tài sản, cổ phiếu, tiền mã hóa hoặc thị trường nói chung sẽ giảm trong tương lai gần.

Thị trường crypto thường trải qua những giai đoạn bearish rõ rệt khi giá của các đồng tiền mã hóa như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH) hoặc các altcoin khác giảm liên tục trong một thời gian dài.

Bearish khác gì với Bullish?

  • Bearish: Mô tả xu hướng giảm giá hoặc sự kỳ vọng giá giảm.
  • Bullish: Mô tả xu hướng tăng giá hoặc sự kỳ vọng giá tăng.

Tìm hiểu: Bullish là gì? Yếu tố nào thúc đẩy thị trường bullish?

bearish là gì
Khái niệm bearish trong thị trường Crypto
advertising

Thị trường Bearish là gì?

Thị trường Bearish là khi giá tài sản giảm liên tục trong một khoảng thời gian dài, thường là từ 20% trở lên so với đỉnh trước đó. Đặc biệt, thị trường crypto có tính biến động cao, nên các đợt giảm giá mạnh có thể xảy ra đột ngột, khiến tài sản mất giá đáng kể trong thời gian ngắn.

Thị trường bearish có thể xảy ra vì nhiều lý do, từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất tăng, khủng hoảng tài chính, cho đến các yếu tố đặc thù của thị trường crypto như những quy định pháp lý, sự sụp đổ của các sàn giao dịch hoặc những vụ hack lớn.

  • Bitcoin (BTC) từ 2017 đến 2018: Sau khi đạt đỉnh gần 20,000 USD vào tháng 12 năm 2017, Bitcoin đã rơi vào một đợt giảm giá lớn kéo dài đến năm 2018, giảm hơn 80% giá trị xuống mức khoảng 3,000 USD vào cuối năm.
  • Ethereum (ETH) 2022: Sau khi đạt đỉnh khoảng 4,800 USD vào cuối năm 2021, Ethereum đã giảm xuống còn khoảng 1,000 USD vào giữa năm 2022 trong một thị trường bearish mạnh.

Các dấu hiệu nhận biết thị trường Bearish

Giá giảm liên tục

Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của một thị trường bearish là giá giảm liên tục trong một khoảng thời gian dài. Thị trường bearish có thể bắt đầu sau một đợt bán tháo lớn, khiến giá tài sản giảm nhanh chóng, sau đó tiếp tục giảm dần hoặc dao động nhẹ rồi giảm tiếp.

Khối lượng giao dịch giảm dần

Trong một thị trường bearish, khối lượng giao dịch có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư không còn sẵn sàng mua vào và áp lực bán tăng lên khi nhà đầu tư cố gắng thoát khỏi thị trường.

Tâm lý thị trường tiêu cực

Trong giai đoạn thị trường bearish, tâm lý thị trường thường rất tiêu cực. Nhà đầu tư trở nên lo lắng, bán tháo tài sản để giảm thiểu thua lỗ. Tin tức tiêu cực về thị trường, quy định pháp lý hoặc các sự kiện kinh tế toàn cầu có thể thúc đẩy thêm tâm lý bi quan.

Các mô hình kỹ thuật báo hiệu xu hướng giảm

Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo và mô hình giá để xác định xu hướng giảm trong thị trường crypto. Một số mô hình và chỉ báo phổ biến trong thị trường bearish bao gồm:

  • Mô hình Head and Shoulders (Đầu và Vai): Đây là một mô hình đảo chiều, cho thấy xu hướng từ tăng chuyển sang giảm.
  • Đường trung bình động (Moving Averages): Khi giá di chuyển dưới các đường trung bình động dài hạn (MA50, MA200), đó có thể là dấu hiệu của một thị trường bearish.
  • Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI): Khi RSI thấp hơn 30, nó thường cho thấy thị trường đang ở tình trạng quá bán, có thể báo hiệu xu hướng giảm vẫn tiếp diễn.

Ứng dụng thị trường Bearish trong giao dịch Crypto

Mặc dù thị trường bearish có thể gây lo ngại cho các nhà đầu tư, nhưng nó cũng mang lại nhiều cơ hội nếu áp dụng những chiến lược phù hợp. Dưới đây là một số cách để tận dụng hoặc bảo vệ tài sản trong giai đoạn này.

Short Selling (Bán Khống)

Một trong những chiến lược phổ biến nhất trong thị trường bearish là short selling. Đây là chiến lược mà nhà giao dịch vay tài sản (crypto), bán nó với giá hiện tại, và sau đó mua lại tài sản đó ở mức giá thấp hơn để hoàn trả, hưởng chênh lệch giá.

Cách áp dụng Short Selling:

  • Vay tài sản từ một sàn giao dịch hỗ trợ margin hoặc giao dịch phái sinh.
  • Bán tài sản ở mức giá hiện tại.
  • Mua lại tài sản khi giá giảm xuống, trả lại tài sản đã vay và giữ phần chênh lệch làm lợi nhuận.

Giao dịch phái sinh (Derivatives)

Trong thị trường crypto, giao dịch phái sinh như hợp đồng tương lai (futures) hoặc hợp đồng quyền chọn (options) là cách để kiếm lời từ sự giảm giá mà không cần phải sở hữu trực tiếp tài sản.

Nhà giao dịch có thể mở vị thế bán khống với hợp đồng tương lai, dự đoán giá sẽ giảm và kiếm lời khi giá giảm thật sự.

DCA (Dollar-Cost Averaging)

Sử dụng chiến lược DCA (Dollar-Cost Averaging) bằng cách mua vào một lượng nhỏ tài sản định kỳ, bất kể giá cả. Trong một thị trường bearish, chiến lược này giúp nhà đầu tư trung bình hóa giá mua, giảm thiểu rủi ro mua vào ở đỉnh và tận dụng giá thấp để tích lũy tài sản dài hạn.

Nếu bạn tin vào tiềm năng dài hạn của Bitcoin nhưng không chắc chắn về thời điểm giá chạm đáy, bạn có thể mua một lượng BTC nhỏ hàng tuần hoặc hàng tháng để giảm tác động của biến động giá ngắn hạn.

Staking và Yield Farming

Thay vì bán tài sản, nhà đầu tư có thể chọn staking hoặc yield farming. Đây là phương pháp khóa tài sản để nhận phần thưởng, giúp tạo thêm lợi nhuận trong khi chờ đợi thị trường hồi phục.

Tuy nhiên, không được mù quáng lao vào những giao thức mang lại yield cao bất thường, không có mô hình tokenomics bền vững. Đó có thể là những dấu hiệu của mô hình ponzi.

  • Staking Ethereum trên nền tảng Ethereum 2.0 để nhận phần thưởng là ETH.
  • Yield farming với các stablecoin trên các giao thức DeFi để nhận lãi suất từ các khoản vay và cho vay.

Giao dịch theo chu kỳ giá

Một số nhà giao dịch trong thị trường bearish sẽ áp dụng chiến lược swing trading để kiếm lời từ các dao động ngắn hạn trong xu hướng giảm. Điều này bao gồm mua vào khi giá hồi phục nhẹ và bán ra trước khi giá giảm thêm.

Đầu tư dài hạn (Hodl)

Đối với những nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng dài hạn của tiền mã hóa, chiến lược HODL (Hold On for Dear Life) thường được áp dụng trong giai đoạn bearish. Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ tài sản mà không bị ảnh hưởng bởi sự giảm giá ngắn hạn, hy vọng rằng giá sẽ hồi phục và tăng trong dài hạn.

Đọc thêm: 07 cách tối ưu lợi nhuận dành cho Crypto Holder.

Những sai lầm thường gặp trong thị trường Bearish

Sợ hãi và bán tháo không có kế hoạch

Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhà đầu tư có thể mắc phải là bán tháo tài sản chỉ vì sợ hãi khi giá giảm. Khi thị trường giảm mạnh, tâm lý sợ hãi lan tỏa, nhiều người có thể bán ra ở đáy giá, ngay trước khi thị trường có cơ hội hồi phục.

Thay vì hành động theo cảm xúc, hãy xác định một chiến lược giao dịch cụ thể, tuân theo kế hoạch và đánh giá tình hình dựa trên dữ liệu và phân tích kỹ thuật.

Bắt dao rơi (Buying the Dip quá sớm)

"Bắt dao rơi" chỉ việc mua vào khi giá đang giảm mạnh mà không có dấu hiệu thị trường sẽ hồi phục ngay lập tức. Trong thị trường bearish, việc mua vào quá sớm với kỳ vọng giá sẽ tăng ngay có thể dẫn đến việc bạn mắc kẹt với tài sản khi giá tiếp tục giảm.

Đợi cho đến khi có tín hiệu rõ ràng về sự đảo chiều hoặc sự ổn định trước khi mua vào. Sử dụng các chỉ báo như RSI hoặc MACD để xác định khi nào thị trường có thể sẵn sàng hồi phục.

Tìm hiểu thêm: Buy the Dip là gì? Chiến lược bắt đáy trong Crypto hiệu quả.

Không quản lý rủi ro, bỏ qua Stop-Loss

Trong thị trường crypto, việc không đặt Stop-Loss là một sai lầm nghiêm trọng. Do tính biến động cao, giá có thể giảm sâu trong thời gian ngắn. Stop-Loss giúp nhà giao dịch giới hạn mức thua lỗ và bảo vệ vốn trong trường hợp thị trường tiếp tục giảm.

Một lỗi lớn khác là không đa dạng hóa danh mục đầu tư. Khi bạn đầu tư quá nhiều vào một đồng coin duy nhất hoặc một nhóm tài sản tương tự, rủi ro thua lỗ của bạn sẽ tăng lên nếu thị trường đi ngược lại dự đoán.

Phục thuộc quá nhiều vào tin đồn và cảm xúc

Crypto là thị trường mà tin đồn và tâm lý đám đông có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá cả. Nhiều nhà đầu tư dễ bị cuốn theo các tin đồn, hoặc quyết định dựa trên các cuộc thảo luận trên các mạng xã hội mà không có cơ sở rõ ràng.

Hãy phân tích các sự kiện dựa trên dữ liệu và thông tin cụ thể. Tránh giao dịch dựa trên cảm xúc hoặc lời khuyên không có cơ sở vững chắc từ các nguồn không đáng tin cậy.