SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Taproot là gì? Ý nghĩa của Bitcoin Taproot đối với tương lai BTC

Năm 2021, Bitcoin đã cập nhật thành công bản soft fork Taproot - đánh dấu một sự chuyển mình lớn và mang đến lòng tin về sự đột phá công nghệ mà cứ ngỡ như Bitcoin đã bị bỏ lại phía sau. Vậy Taproot có ý nghĩa thế nào đối với tương lai của BTC?
Avatar
vycao
Published Nov 18 2021
Updated Oct 01 2024
16 min read
bitcoin taproot

Bitcoin Taproot là gì?

Bitcoin Taproot là một bản cập nhật soft fork với 3 phần chính bao gồm: BIP-340, BIP-341, BIP-342 nhằm đem lại những đặc điểm nổi bật như bảo mật, độ hiệu quả, khả năng mở rộng, tính riêng tư và cải thiện các yếu tố liên quan đến giao dịch phức tạp. Sơ đồ chữ ký Schnorr sẽ đồng thời được triển khai cùng Bitcoin Taproot.

Bitcoin Taproot là bản cập nhật có thông số rất tốt về số lượt phiếu bầu. Điều kiện để thông qua bản cập nhật này từ mạng lưới Bitcoin là 80% tổng số phiếu. Tuy nhiên, Taproot đã đạt con số còn ấn tượng hơn thế, với hơn 90% tổng số lượt bầu cho bản nâng cấp này chứng tỏ sự đồng thuận của phần lớn cộng đồng.

Bản nâng cấp Taproot của Bitcoin được ra mắt vào ngày 14 tháng 11 năm 2021, đánh dấu một sự chuyển mình lớn và mang đến lòng tin về sự đột phá công nghệ của Bitcoin

taproot là gì
Đây là một trang tính thời gian cập nhật Taproot chính thức được kích hoạt: https://taproot.watch
advertising

Nguyên nhân và lịch sử hình thành các bản nâng cấp của Bitcoin

Trước khi đi sâu vào bản cập nhật Bitcoin Taproot, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lí do để dẫn đến sự cập nhật này và nhìn lại xem Bitcoin đã từng trải qua những thay đổi như thế nào nhé!

Nguyên nhân

Vì tính chất phi tập trung của công nghệ Blockchain, nên sẽ có nhiều thành phần cấu tạo nên bộ phận quản trị và sẽ không dễ để thống nhất các ý kiến từ những người có nền tảng, backgrounds về kiến thức, lập trường và tư duy khác nhau. Thậm chí có thể xuất phát từ việc không có chung tầm nhìn hoặc xung đột về lợi ích giữa các nhóm lớn trong mạng lưới.

image

Tại đây, cơ chế đồng thuận được sinh ra để đạt được sự thống nhất chung cho các quyết định và sự thay đổi của các thành viên trong mạng lưới Bitcoin. Và nếu có những bản cập nhật mới đã được thông qua (tức là đã chuyển sang giao thức mới), nhưng vẫn còn một số lượng thành viên nhất định vẫn không chịu cập nhật thì sẽ diễn ra tình trạng Hard Fork.

image

Lịch sử hình thành

Bitcoin ra mắt từ năm 2009 và tính đến nay đã được hơn 13 năm. Mạng lưới Bitcoin đã chứng kiến rất nhiều sự kiện chia chuỗi hay tách chuỗi lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại chỉ có hai sự kiện Hard Fork chính thức đó là cuộc Hard Fork từ Bitcoin ra Bitcoin Cash (BCH) và Bitcoin Gold (BTG).

1. Hard Fork Bitcoin thành Bitcoin Cash (BCH):

Hard Fork đầu tiên của Bitcoin bắt đầu tại block 478558 vào tháng 08/2017. Với yêu cầu sự thay đổi kích thước khối từ 1mb lên 8mb (có thể 32mb) nhằm cải thiện vấn đề về tốc độ giao dịch của Bitcoin lúc bấy giờ.

Nhưng nhiều nodes trong mạng Bitcoin không đồng ý với sự thay đổi này, và kết quả là chuỗi khối Bitcoin bị chia tách tạo ra đồng Bitcoin Cash (BCH).

bitcoin cash

2. Hard Fork Bitcoin thành Bitcoin Gold (BTG): 

Sự kiện Hard Fork lần thứ 2 chỉ diễn ra 2 tháng sau đợt Hard Fork đầu tiên, tức là vào tháng 10/2017, Bitcoin Gold (BTG) được hình thành sau khi Hard Fork từ chuỗi khối của Bitcoin tại block 491407.

3. Soft Fork Bitcoin SegWit (Segregated Witness)

Bản nâng cấp giao thức được phát triển vào năm 2015 nhằm giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng của Bitcoin. Bản cập nhật này sẽ tách chữ ký ra khỏi block và sau đó sẽ được xử lí ở ngoài giúp một block có thể chứa thêm nhiều thông tin giao dịch hơn. Từ đó, mạng lưới hoạt động hiệu quả và xử lý thêm nhiều giao dịch hơn.

Bitcoin (BTC) hiện tại là phiên bản đã trải qua cập nhật SegWit.

Tìm hiểu thêm: SegWit là gì? Cách hoạt động của Segwit trong Blockchain

segwit
Sự khác nhau sau khi có cập nhật SegWit - Chữ ký sẽ được tách ra khỏi block.

4. Soft Fork Bitcoin Taproot

Bản nâng cấp Taproot vẫn có độ tương thích nhất định so với phiên bản cũ đã đạt được sự đồng thuận lớn. Đây không phải là một bản cập nhật hoàn toàn khác với cấu trúc hay giao thức phiên bản trước đó, nên sẽ không xảy ra sự chia chuỗi và fork ra một đồng mới như hai sự kiện Hard Fork kể trên.

bitcoin taproot

Một số thuật ngữ cần nắm

Taproot: Một loại rễ cọc có những nhánh dài chắc, đây là một phép ẩn dụ với sự thay đổi về mặt cấu trúc mới của Bitcoin. Nghĩa là, Bitcoin trước đây là một dạng cây có rễ nhỏ và um xùm (các dạng cây thường sẽ không phát triển nhiều) như hình A bên dưới.

Tuy nhiên, với cập nhật Taproot này thì Bitcoin chuyển mình sang một dạng rễ chắc, to hơn và dạng cây có nhóm rễ này thường phát triển phần thân rất to (như hình B). Đồng thời, Bitcoin như muốn mượn hình ảnh này chứng tỏ định hướng phát triển vững vàng hơn của Bitcoin trong tương lai từ những công nghệ nền tảng.

image
So sánh giữa rễ cọc (Taproot) và rễ chùm (Fibrous).

Soft Fork: Bitcoin Soft Fork là sự kiện thay đổi phần mềm giao thức nhằm làm mất hiệu lực các giao dịch trước đó.

Hard Fork: Bitcoin Hard Fork đơn giản là sự kiện thay đổi các quy tắc của giao thức Bitcoin khiến cho những khối (block) và giao dịch (transaction) cũ bị vô hiệu hoá. Một khi Hard Fork diễn ra, tất cả các nodes và người dùng bắt buộc phải nâng cấp phần mềm clients bản mới nhất.

Schnorr Signature: Loại hình ký tên được sáng lập vào bởi nhà toán học và mật mã học người Đức Claus P. Schnorr với bằng sáng chế đã đăng ký và hết hạn vào năm 2008. Loại chữ ký đã ra đời trước thuật toán chữ ký ECDSA mà Bitcoin sử dụng.

Lightning Network: Mạng lưới tầng 2 của Bitcoin được xây dựng bên trên lớp Layer nền tảng của Bitcoin, giúp thúc đẩy các giao dịch ngang hàng peer-to-peer một cách nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm: Lightning Network là gì? Bitcoin Layer 2 đời đầu trong crypto.

Các cập nhật chính của Bitcoin Taproot

BIP-340

Phần cập nhật này sẽ đưa vào sử dụng sơ đồ kí tên Schnorr, là cơ chế ký tên mới, có thể triển khai chữ ký ngắn và hiệu quả hơn so với nguyên bản Elliptic Curve Digital Signature Algorithm (ECDSA) được chọn bởi Satoshi Nakamoto.

Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao trước đó Satoshi lại không áp dụng loại hình ký tên Schnorr khi nó đã được phát triển từ lâu? Lý giải cho vấn đề trên, việc nhà sáng lập Bitcoin bị vướng phải vấn đề quyền sáng chế với sơ đồ ký tên này.

Thay vào đó, Satoshi đã chọn thuật toán ký tên ECDSA vì không bị dính dáng đến bản quyền, đơn giản và là mã nguồn mở được chấp nhận rộng rãi thời bấy giờ.

mô phỏng chữ ký schnorr
Mô phỏng sơ đồ chữ ký Schnorr

Một trong những ưu điểm chính của chữ ký Schnorr đó là các chữ ký từ nhiều bên tham gia giao dịch có thể được “tổng hợp” thành một chữ ký Schnorr duy nhất. Việc tổng hợp chữ ký này sẽ giúp tiết kiệm không gian trên mạng lưới. Việc tiết kiệm không gian sẽ khiến block trên mạng lưới Bitcoin hoạt động hiệu quả hơn.

Việc bị hack và thay đổi chữ ký xác nhận giao dịch trước thời gian xác thực khối là rủi ro lớn của mạng lưới Bitcoin khiến lòng tin của người dùng bị vơi đi. Thuật toán chữ ký Schnorr được xem là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề trên.

Ưu điểm: 

  • Chữ ký đã tổng hợp sẽ không thể thay đổi ⇒ Bitcoin cũng sẽ bảo mật hơn.
  • Áp dụng thành công thuật toán chữ ký Schnorr sẽ đem đến sự thúc đẩy cho các công nghệ crypto khác như cơ chế Atomic Swaps và cả Lightning Network.

BIP 341 (SegWit version 1 spending rules)

Một cách đơn giản, gói cập nhật này sẽ giới thiệu một khái niệm Pay-to-Taproot (P2TR), nghĩa là chi tiêu thông qua Taproot. Khi cơ chế này kết hợp với sơ đồ ký tên Schnorr sẽ khiến giao dịch được thực hiện một cách riêng tư hơn.

Ví dụ: Chi tiêu Bitcoin bằng Taproot có thể cho phép anh em thực hiện giao dịch trong kênh của mạng lưới tầng 2 Lightning Network của Bitcoin, hay giao dịch ngang hàng P2P hoặc thông qua hợp đồng thông minh phức tạp khiến cho giao dịch trở nên không thể phân biệt được.

Điều này khiến giới quan sát, tra cứu blockchain rất khó để nhận ra các bên nào đã ký xác nhận cho giao dịch đó. Tuy nhiên, địa chỉ gửi và nhận ban đầu vẫn sẽ được hiển thị công khai.

Giả sử: Anh em là một doanh nghiệp thực hiện giao dịch trên mạng lưới Bitcoin, có một số thông tin về giao dịch anh em không muốn nhiều người để ý đến sự tham gia của mình, vì đó là quỹ dự trữ của doanh nghiệp và cần sự riêng tư chẳng hạn.

Ưu điểm: Đem lại sự ẩn danh khi giao dịch, chống lại sự những động thái tracking theo dõi từ những nhà tra cứu blockchain.

image
Sự riêng tư trên không gian mạng.

Câu hỏi: Tại sao mạng lưới blockchain công khai lại cần sự riêng tư?

Anh em cũng đều biết Bitcoin hay các loại tiền điện tử khác đều hoạt động dựa trên công nghệ blockchain và mang tính phi tập trung, minh bạch và công khai. Tuy nhiên, điều này lại có thể là trở ngại và ảnh hưởng đến một số quyền của mỗi chúng ta.

Chẳng hạn như quyền riêng tư đối với tài sản của mỗi cá nhân.

Ví dụ như việc mình chi tiêu ở đâu và cho vấn đề gì đều được ghi lại trên mạng lưới thì khả năng cao sẽ bị dòm ngó bởi những người khác. Điều này, theo quan điểm cá nhân của bản thân mình là điều khá tối kị và phần nào cảm thấy không thoải mái lẫn sự mất tự do.

Và mình tin chắc rằng, dù ít hay nhiều thì là con người chúng ta sẽ cần sự riêng tư nhất định đối với những việc hệ trọng, chỉ là khác nhau ở mức độ.

BIP-342

Phần này của bản cập nhật sẽ hỗ trợ cho 2 phần BIP-340 và BIP-341 hoạt động hiệu quả hơn trong một hệ thống được lập trình sẵn. Kết hợp thêm với sơ đồ chữ ký Schnorr với khả năng tiết kiệm không gian giúp giảm được phí giao dịch trên mạng lưới đi rất nhiều.

Ưu điểm:

  • Giúp mạng lưới và các khối của Bitcoin hoạt động hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn và gia tăng khả năng mở rộng.
  • Làm bàn đạp tiến tới khả năng xây dựng smart contracts.

Khả năng xây dựng smart contracts

Trước đó, Bitcoin có rất nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật, các hợp đồng thông minh có thể được tạo trên lớp giao thức cốt lõi của Bitcoin và Mạng Lightning. Nhưng khi so sánh với các nền tảng hợp đồng thông minh như Ethereum thì triển khai smart contracts trên Bitcoin sẽ quá đắt và phạm vi hay khả năng mở rộng kém. Dường như Bitcoin là kẻ yếu thế trong cuộc đua này.

Tuy nhiên, bản nâng cấp Taproot làm cho các hợp đồng thông minh trở nên khả thi hơn trên mạng blockchain Bitcoin. Taproot khiến cho việc triển khai hợp đồng thông minh trên Bitcoin có giá cả phải chăng, mạnh mẽ và hiệu quả hơn bằng cách chiếm ít không gian hơn trên chuỗi chính.

Smart contract quan trọng như thế nào đối với Bitcoin?

Chắc hẳn anh em đã từng nghe qua hệ sinh thái Ethereum, Binance Smart Chain hay Solana. Nhưng có bao giờ anh em đặt câu hỏi “Tại sao lại không có hệ sinh thái Bitcoin nhỉ?”

Điểm mấu chốt của việc tạo dựng lên các hệ sinh thái nằm ở smart contracts. 

Nền kinh tế hay xã hội chúng ta cũng đều hoạt động dựa trên các loại hợp đồng. Chẳng hạn như hợp đồng lao động, hợp đồng giao dịch, hợp đồng mua bán. Như vậy, hợp đồng hình thành lên những mối quan hệ, sự ràng buộc để chúng ta có thể xây dựng công ty, mua bán các sản phẩm.

image

Tương tự như vậy, với Ethereum hay Binance Smart Chain, cộng thêm với việc họ có những ưu điểm về mặt chi phí, khả năng mở rộng, tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn. Từ đó, việc triển khai smart contracts sẽ dễ dàng hơn trên các mạng lưới này.

Các smart contracts platform như Ethereum đóng vai trò làm nền tảng để các sản phẩm Dapps cùng các dự án DeFi để phát triển và thu hút người dùng đến với hệ sinh thái của họ.

image

Bản cập nhật Bitcoin Taproot hội tụ đủ yếu tố để khiến việc triển khai smart contracts trên mạng lưới trở nên khả thi hơn. Điều này có thể là tiền đề cho một sự phát triển đột phá hơn cho mạng lưới Bitcoin trong thời gian tới. Và từ đây, chúng ta có cơ sở để đặt niềm tin và sự mong chờ vào một “hệ sinh thái Bitcoin”.

Dự phóng về Bitcoin

Chúng ta hãy dùng số liệu để dự phóng cho khả năng của một hệ sinh thái Bitcoin trong tương lai. Smart contracts platform như Binance Smart Chain có FDV (Fully Diluted Value), tức là giá trị pha loãng khi phát hành ra hết số token rơi vào khoảng 102 tỷ đô hay Ethereum với FDV hiện đang rơi vào khoảng 515 tỷ đô.

Những cái tên kể trên đều là những nền tảng hợp đồng thông minh cỡ lớn nhưng chỉ nằm trong ngưỡng 100 - 500 tỷ đô. Trong khi, Bitcoin vẫn chưa ra smart contract chính thức thì FDV đã rơi vào ngưỡng 1,286 tỷ đô, tức là xấp xỉ hơn 2 lần so với Ethereum. Tuy nhiên, trên Ethereum đã có tới hàng nghìn dapps được xây dựng.

image
Một phần các dự án trong hệ sinh thái lớn của Ethereum. Nguồn ảnh: Coin98 Analytics

Tuy là cộng đồng người tin vào Bitcoin sẽ mong có những cải tiến và cập nhật tốt hơn nữa cho việc triển khai hợp đồng thông minh trên mạng lưới Bitcoin.

Nhưng xét ở thời điểm hiện tại và dựa trên FDV để dự phóng khả năng phát triển của mạng lưới Bitcoin, thì smart contracts platform này vẫn khó để cạnh tranh với các nền tảng khác như Ethereum hay Binance Smart Chain.

Tuy nhiên, nếu xét rộng ra trên bình diện thế giới, giả sử nền tảng smart contracts của Bitcoin có thể tăng gấp đôi về vốn hóa hay FDV, thì cũng sẽ xếp trên công ty Apple và ngang hàng với đế chế công nghệ Microsoft, với tổng giá trị lần lượt là 2,460 và 2,523 tỷ đô (theo 8Marketcap).

image
Nguồn: https://8marketcap.com

Đánh giá một cách công bằng, khi Bitcoin triển khai được smart contracts sẽ bao hàm rất nhiều dự án nhỏ bên trong, chẳng hạn như một nền tài chính DeFi, GameFi, Metaverse hay nhiều lĩnh vực khác.

Đồng nghĩa với việc khả năng tăng trưởng của mạng lưới Bitcoin sẽ lớn hơn rất nhiều so với các công ty chỉ đơn thuần làm về 1 mảng hay 1 lĩnh vực lớn như Apple hay Microsoft.

Đọc thêm Bitcoin CME Gap là gì? Chiến lược kiếm tiền với CME Gap

RELEVANT SERIES