Bong bóng dotcom là gì? Cơn sốt đầu cơ và bài học lịch sử
Bong bóng dotcom là gì?
Bong bóng dotcom là giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ và sụt giảm nhanh chóng từ cuối năm 1995 đến đầu năm 2000. Sự kiện này tập trung vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực Internet và công nghệ cao, thường sở hữu tên miền website “.com".
Mặc dù không có lợi nhuận, những công ty “dotcom” vẫn thu hút đông đảo nhà đầu tư nhờ triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của Internet. Kết quả là giá cổ phiếu của họ tăng vọt không tương xứng với giá trị thực. Khi bong bóng vỡ, giá cổ phiếu lao dốc dẫn đến phá sản hàng loạt.
Đặc điểm của kỷ nguyên dotcom
Kỷ nguyên Dotcom đặc trưng bởi nhiều yếu tố như:
- Sự bùng nổ của các công ty công nghệ khởi nghiệp Internet (dotcom) với tốc độ tăng trưởng cao. Nguồn vốn chủ yếu đến từ các nhà đầu tư mạo hiểm, cá nhân.
- Nhiều nhà đầu tư tập trung vào tăng trưởng, thay vì phân tích cơ bản doanh nghiệp. Và hầu hết công ty dotcom áp dụng mô hình kinh doanh không hiệu quả, định giá cao, tính đầu cơ lớn.
- Cổ phiếu của các công ty công nghệ tăng mạnh, vượt xa giá trị thực của chúng. Nhà đầu tư đổ xô vào thị trường, dẫn đến việc giá bị thổi phồng một cách không thực tế.
- Kết thúc bằng sự sụp đổ khi các công ty không thể hiện được khả năng tạo ra lợi nhuận và duy trì hoạt động, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, công ty dotcom phá sản hoặc bị mua lại hàng loạt.
Tìm hiểu thêm: Bong bóng hoa Tulip - Khi bông hoa trở thành “vàng”.
Bong bóng dotcom năm 1990 tại Mỹ
Bong bóng Dotcom làm chấn động thị trường chứng khoán, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế và xã hội Mỹ. Kết quả của quá trình bong bóng vỡ là hàng tỷ đô la bị mất, hàng triệu nhà đầu tư chịu thiệt hại nặng nề.
Quá trình hình thành bong bóng
Quá trình hình thành bong bóng Dotcom tại Mỹ diễn ra qua nhiều giai đoạn:
- Sự phổ biến của máy tính và Internet đầu những năm 1990, thúc đẩy sự ra đời của nhiều công ty web mới trong ngành công nghệ thông tin và thương mại trực tuyến như Amazon, Nestcape, eBay, Yahoo…
- Tháng 8/1995, Netscape thành công đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên với giá cổ phiếu đạt 58.25 USD.
- Thành công này của Netscape cùng với các quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn lớn vào các startup làm bùng nổ đầu tư các công ty công nghệ, định giá quá cao dù chưa có lợi nhuận.
- Với tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội, nhà đầu tư đổ xô vào thị trường cổ phiếu công nghệ. Chỉ số thị trường chứng khoán NASDAQ tăng vọt từ 1.000 điểm (1995) lên 5.000 điểm (tháng 3/2000).
- Chính sách tiền tệ nới lỏng, kỳ vọng về tăng trưởng cao, truyền thông quá mức góp phần vào việc thổi phồng giá trị cổ phiếu.
Quá trình bong bóng vỡ
Quá trình bong bóng dotcom vỡ diễn ra vào đầu những năm 2000, khi những yếu tố bất ổn và rủi ro bắt đầu bộc lộ.
- Trong các năm 1999 và 2000, việc Cục Dự trữ Liên bang liên tục tăng lãi suất khiến các nhà đầu tư chuyển tiền từ các tài sản như cổ phiếu internet sang các tài sản trả lãi cao hơn như trái phiếu.
- Tháng 3 năm 2000, Nhật Bản bắt đầu suy thoái kinh tế. Thông tin lan rộng nhanh chóng, gây hoảng loạn và làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu.
- Làn sóng dẫn đến khủng hoảng của các công ty dotcom, giá cổ phiếu giảm mạnh. Đà rút vốn kéo theo nhiều công ty dotcom đình đám phá sản hàng loạt, bao gồm Netscape, Pets.com, Webvan, eToys…
- Cuối năm 2002, NASDAQ giảm xuống dưới mức 1,500 điểm, mất hơn 70%, thị trường chứng khoán công nghệ suy thoái nghiêm trọng.
Tác động kinh tế của bong bóng dotcom
Bong bóng dotcom đã tạo ra những tác động to lớn đến nhiều khía cạnh khác nhau của nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.
- Hơn 1,75 tỷ USD bốc hơi, chỉ số NASDAQ giảm 77%, xuống mức thấp kỷ lục 1139,9 điểm (4/10/2002).
- Nhiều công ty từng được định giá hàng trăm tỷ USD phá sản hoặc thiệt hại nặng nề (giảm giá cổ phiếu hơn 50%).
- Khoảng 400.000 việc làm trong ngành IT bị xóa sổ, thất nghiệp gia tăng, nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng.
Bài học đầu tư từ bong bóng dotcom
Nhà đầu tư rút ra những bài học quan trọng từ vụ nổ bong bóng dotcom:
- Chú trọng lợi nhuận và giá trị cơ bản: Nhà đầu tư cần tập trung vào lợi nhuận và giá trị thực của doanh nghiệp hơn là chỉ dựa vào triển vọng tăng trưởng. Điều này giúp đánh giá kỹ thuật chính xác hơn và đảm bảo sự bền vững kinh doanh dài hạn.
- Quản lý kỳ vọng: Nhà đầu tư cần quản lý kỳ vọng một cách hợp lý, tránh bị cuốn theo tâm lý đám đông. Tập trung vào nghiên cứu và đánh giá thực tế để đưa ra quyết định sáng suốt, tránh các tổn thất do biến động thị trường.
- Tập trung vào bền vững: Các công ty cần có khả năng sinh lời và duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian dài, không chỉ dựa vào kỳ vọng tăng trưởng ngắn hạn.
- Kiểm soát rủi ro: Cần phải cảnh giác hơn đối với các công ty mới niêm yết, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Sử dụng các công cụ quản lý rủi ro để hạn chế thiệt hại khi thị trường biến động. Kiên nhẫn, kỷ luật, tránh hoảng loạn dẫn đến đưa ra quyết định vội vàng.
Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến bong bóng kinh tế