SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Chainflip là gì? Dự án AMM Cross-chain mở bán trên Coinlist

Chainflip là dự án AMM Cross-chain cho phép người dùng giao dịch đa chuỗi mà không cần những tài sản đảm bảo. Vậy dự án này có gì đặc biệt?
nguyennsh
Published Aug 03 2023
Updated Aug 04 2023
5 min read
thumbnail

Chainflip là gì?

Chainflip là giao thức AMM cross-chain, cho phép người dùng giao dịch xuyên chuỗi giữa nhiều mạng lưới gồm EVM, non-EVM, Substrate, L1, L2, Custom Appchain… và Bitcoin mà không cần tài sản đảm bảo wrapped asset*.

Chainflip cải thiện những vấn đề liên quan tới bảo mật, tốc độ giao dịch và phi tập trung. Từ đó, dự án mong muốn có thể thay thế các sàn giao dịch tập trung (CEX) trong việc di chuyển tài sản giữa nhiều mạng lưới, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và có trải nghiệm dễ dàng.

*Wrapped asset là những loại token “được gói” và liên kết với một tài sản gốc. Mục đích của loại token này là đưa những tài sản gốc tương tác dễ hơn ở những mạng lưới khác. Ví dụ, Wrapped Bitcoin là tài sản liên kết với Bitcoin giúp Bitcoin có thể giao dịch tại mạng lưới Ethereum…

image
Trang chủ Chainflip: https://chainflip.io
advertising

Các thành phần chính của Chainflip

Vault

Vault là ví MPC (Multi-Party-Computation) - ví đa chữ ký, được quản lý bởi tối đa 150 validator khác nhau. Ví này đóng vai trò lưu trữ tài sản phục vụ cho các giao dịch đa chuỗi.

Ví dụ, người dùng nếu muốn di chuyển DAI (Optimism) sang USDT (Arbitrum), họ phải đưa token DAI lên vault. Sau đó, các validator xác thực giao dịch và sử dụng vault để trả USDT cho người dùng.

Theo đội ngũ Chainflip, vault có hai loại:

    Vault Contract: Là hợp đồng thông minh lưu trữ tài sản trên những mạng lưới, có khả năng gửi tiền nếu có sự chấp thuận của ít nhất 100 validator. Đồng thời, Vault Contract cũng là ví sử dụng MPC.
    Native Wallet Vault: Là ví off-chain được quản lý bởi ít nhất 100 validator, và ví này sử dụng hệ thống chữ ký FROST để gia tăng tính bảo mật.

Nhìn chung, mô hình Vault có nét tương đồng với Liquidity Pool, nhưng đây là những ví được kiểm soát bởi các validator và không có chức năng cung cấp thanh khoản.

State Chain

State Chain là appchain dành riêng cho giao thức Chainflip, được xây dựng dựa trên bộ SDK Substrate và sử dụng ngôn ngữ Rust. State Chain cung cấp khả năng xử lý khối lượng giao dịch lớn cho giao thức Chainflip. Mục đích của State Chain là gia tăng khả năng bảo mật, mở rộng thông lượng cho nền tảng.

Theo đội ngũ, State Chain là nơi diễn ra toàn bộ hoạt động bao gồm quản trị mạng lưới, Validator Auction. 

Validator

Validator là node vận hành trên State Chain, đồng thời là thành phần xác thực giao dịch. Để trở thành một validator, người dùng cần phải tham gia Validator Auction.

Validator Auction là nơi các cuộc đấu giá diễn ra trên mạng lưới State Chain của Chainflip. Mục tiêu của cuộc đấu giá là xác định người dùng có số lượng staking lớn nhất và cho họ trở thành một validator.

Khi trở thành validator, họ sẽ tham gia xác nhận giao dịch, bảo vệ mạng lưới và nhận phần thưởng FLIP từ các State Chain.

image
Mô hình hoạt động của Validator Auction

Mô hình hoạt động của Chainflip

Theo thông tin từ đội ngũ, Chainflip sử dụng ví Vault là nơi chứa đựng thanh khoản từ người dùng khi họ gửi tài sản giao dịch. Sau đó, các Validator ở State Chain sẽ xác nhận giao dịch và nhận phần thưởng xác thực thông qua State Chain Account (quy trình này gọi là Ingress).

Sau khi mạng lưới đã có xác thực từ Validator, Vault sẽ cần xác nhận thêm chữ ký của các Validator để trả tiền cho người dùng. Ngoài ra, phần thưởng FLIP từ State Chain Account sẽ chuyển về State Chain Gateway và trả cho Validator (quy trình này gọi là Engress).

Tất cả quy trình trên đều được giám sát và thực hiện trên State Chain, nhằm mục đích dễ dàng theo dõi mà không cần sử dụng quá nhiều smart contract giữa những mạng lưới khác nhau.

image
Mô hình hoạt động của Chainflip bắt đầu từ Ingess sang Engress

Điểm nổi bật của Chainflip

Dưới đây là những điểm nổi bật của nền tảng Chainflip:

    Just in Time AMM (JIT AMM): AMM của Chainflip cho phép người dùng giao dịch xuyên chuỗi mà không bị trượt giá cao. Đồng thời, JIT AMM còn thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp thanh khoản để đảm bảo lợi ích cho người dùng.
    Phi tập trung: Chainflip được vận hành và xác thực bởi 150 validator, từ đó phòng tránh được những cuộc
    Tokenomics: Theo tokenomics của Chainflip, đội ngũ sẽ sử dụng phí giao dịch thu được để mua lại token FLIP từ những sàn giao dịch AMM khác. Từ đó, khiến token FLIP trở nên khan hiếm hơn.

Token FLIP là gì?

Token FLIP Key Metrics

    Token name: Chainflip
    Ticker: FLIP
    Blockchain: Ethereum
    Contract: Updating…
    Token type: Governance, Utility
    Total Supply: 90,000,000 FLIP

Token FLIP Use Cases

Người dùng nắm giữ FLIP có lợi ích sau đây:

    Tham gia quản trị và biểu quyết.
    Staking và trở thành validator trên State chain.
    Phí giao dịch trên các State Chain.

Token FLIP Allocation

Token FLIP được phân bổ như sau:

    Strategic Investor: 38%
    Treasury Reserves: 24.4%
    Contributor Allocation: 14.4%
    Token Sales: 7.7%
    Liquid Treasury: 5.5%
    Community Airdrops: 5.3%
    Oxen Foundation Allocation: 4.7%
image
FLIP Token Allocation

Token FLIP Release Schedule

Hiện tại, lịch trả FLIP token được trả sau đây.

image
Lịch trả FLIP Token

FLIP Token Sales

Hiện tại, FLIP có một đợt mở bán token trên CoinList vào ngày 31/8/2023 (hạn chót đăng ký là 28/8), với tổng số lượng 4,500,000 FLIP. 

Ngoài ra, người dùng có thể mua tối đa 4,000 USD với giá mỗi token là 1.83 USD/FLIP.

Roadmap và cập nhật

Dưới đây là những mốc thời gian đáng lưu ý của ChainFlip:

    11/2022: Ra mắt testnet
    7/2023: Kiểm toán bởi Trailofbits.
    Q3/2023: Token sales trên CoinList và ra phiên bản mainnet
    Q4/2023: Tích hợp những chain EVM lên nền tảng.
    Q1/2024: Tích hợp nền tảng vào các loại ví và tối ưu phí giao dịch
    Q2/2024: Phát triển cross-chain messaging.

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác

Đội ngũ dự án

Đội ngũ đằng sau ChainFlip gồm:

    Simon Harman: Founder và CEO của Chainflip, ông từng là CEO tại Loki - công ty công nghệ tại Úc.
    Martin Rieke: CTO tại Chainflip, ông cũng từng là CTO tại Finoa và Founder của Covariant Labs.

Nhà đầu tư

Chain hiện có ba vòng gọi vốn với tổng số tiền đầu tư lên tới 19.8 triệu USD, bao gồm:

    25/12/2020: Vòng Pre Seed, Chainflip gọi 3.8 triệu USD, dẫn đầu bởi Blockchain Capital và Digital Asset Capital Management.
    19/8/2021: Chainflip gọi vốn vòng Seed với số tiền 6 triệu USD, dẫn đầu bởi Framework Ventures.
    11/5/2022: Chainflip gọi thành công 10 triệu USD vòng Venture từ Pantera Capital, Blockchain Capital và Framwork Ventures.
image
Chainflip thực hiện 3 vòng gọi vốn với tổng số tiền 19.8 triệu USD

Đối tác

Hiện tại, đối tác chiến lược của Chainflip gồm: Axelar, Blockchain Capital và CoinList.

Các dự án tương tự

Dưới đây là một số dự án tương tự

    deBridge: Là giao thức xuyên chuỗi có khả năng tương tác trong Web3.
    Cashmere Labs: Là giao thức cross-chain aggregator, cho phép người dùng giao dịch trên nhiều chain khác nhau .  
RELEVANT SERIES