Amber avatar
Coin98 Insights
Nơi chia sẻ tất cả những kiến thức Crypto từ cơ bản đến nâng cao, kinh nghiệm đầu tư Bitcoin và các hình thức đầu tư tiền điện tử khác.

Cashmere Labs là gì? Dự án lọt top 12 MVB VI của Binance Labs

Cashmere Labs là một trong những dự án DeFi lọt top 12 MVB lần thứ 6 và hiện trong giai đoạn testnet . Vậy dự án này có gì đặc biệt?
Amber avatar
nguyennsh
5 min read
Published Jul 06 2023
Updated Jul 12 2023
Amber media

Cashmere Labs là gì?

Cashmere Labs là giao thức cross-chain aggregator, cho phép người dùng giao dịch trên nhiều chain khác nhau mà không bị trượt giá cao. Cashmere Labs hoạt động tương tự Chainhop, DeBridge… Ngoài ra, dự án được xây dựng trên Layer Zero và hiện là một trong những dự án lọt top MVB lần thứ 6 của Binance Labs.

Mục tiêu của nền tảng là trở thành dự án cross-chain tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, bao gồm: phi tập trung, không trượt giá và ngăn chặn MEV. Hiện tại, Cashmere Labs đang trong giai đoạn testnet.

advertising
Trang chủ Cashmere Labs:  https://cashmere.exchange

Sản phẩm và doanh thu của Cashmere Labs

Sản phẩm của Cashmere Labs

Hiện tại, Cashmere Labs đang phát triển hai sản phẩm chính bao gồm Cross-chain swap và Liquidity Pool.

Cross-chain Swap

Cross-chain Swap là sản phẩm cho phép người dùng trao đổi tài sản giữa nhiều mạng lưới khác nhau bao gồm Ethereum, BNB Chain, Fantom, Avalanche C Chain, Polygon, Optimism, Arbitrum. Đồng thời, đội ngũ dự án cũng nói rằng với cơ chế hoạt động của Liquidity Pool, người dùng sẽ được hưởng mức trượt giá thấp và phí giao dịch rẻ khi giao dịch trên Cashmere Labs.

Giao diện Cross-chain Swap trên Cashmere Labs

Liquidity Pool

Khác với việc cung cấp thanh khoản thông thường, Liquidity Pool trên Cashmere Labs được chia thành hai nhánh gồm Basic Pool và Boosted Pool:

Basic Pool: Đây là bẻ thanh khoản tương tự những dự án AMMs khác, người dùng chỉ cần cung cấp cặp token mình muốn vào pool và nhận về 70% phí giao dịch từ cặp token mà họ cung cấp.
Boosted Pool: Cơ chế mới của Cashmere Labs cho phép người dùng khóa (lock) CSM - token chính của nền tảng, và nhận về veCSM. Khi người dùng nắm giữ veCSM, họ sẽ được nhận 30% phí giao dịch từ tất cả các bể thanh khoản và được thêm CSM từ hoạt động mining trên Boosted Pool. 

Nhìn chung, với việc sử dụng hai bể loại bể thanh khoản, dự án cho phép người dùng có nhiều lựa chọn và chiến thuật hơn. Đồng thời, với việc ra mắt Boosted Pool, Cashmere Labs cũng tạo thêm động lực để người dùng nắm giữ và sử dụng CSM.

Liqudity Pool trên Cashmere Labs

Doanh thu của Cashmere Labs

Doanh thu của Cashmere Labs đến từ phí giao dịch khi người dùng sử dụng tính năng Cross-chain swap nhưng do nền tảng đang trong giai đoạn testnet, vì vậy nguồn tiền hiện tại của Cashmere Labs có thể đang đến từ việc mint bộ sưu tập NFT “Cashmere Labs Testnet Early Adopter” trên Zora.

Số NFT của dự án đã được mint lên tới 70,302, với giá mỗi NFT là 0.0055 ETH . Vì vậy, doanh thu của Cashmere Labs bằng 70,032 x 0.0055 ETH, tương đương 630,000 USD.

NFT “Cashmere Labs Testnet Early Adopter” trên Zora.

Điểm nổi bật của Cashmere Labs

Cơ chế bảo vệ khỏi tấn công MEV 

Tấn công MEV hay MEV attack là loại tấn công tương tự front run khi người dùng bị một lệnh “chặn đầu” khiến cho họ bị trượt giá. Lấy ví dụ, người dùng đặt một lệnh mua 25 ETH với mức trượt giá là 0.5%, nhưng họ lại bị một con bot đặt một lệnh bán ngay phía trước giao dịch và khiến cho giá ETH giảm, từ đó làm người dùng phải luôn bán ETH ở mức không mong muốn.

Tuy nhiên, theo Cashmere Labs, bằng việc tính toán thêm thông số của những thanh khoản ở các DEX khác, nền tảng sẽ tự động tính toán mức trượt giá thấp nhất khiến cho những MEV bot không thể thu lợi nhuận. Từ đó, bảo vệ người dùng khỏi MEV attack.

Cách hoạt động của Cashmere Labs khi người dùng chuyển ETH (Ethereum) -> WBNB (BNB Chain)

Phi tập trung

Khác với những cross-chain aggregator khi đa số cầu nối mang xu hướng tập trung và phụ thuộc vào dự án, dẫn đến việc tài sản của người dùng có thể bị ảnh hưởng khi gặp trượt giá hoặc không có route tối ưu - tuyến đường tốn ít chi phí mỗi khi giao dịch đa chuỗi. 

Nhưng, Cashmere Labs có thiên hướng phi tập trung khi sử dụng hợp đồng thông minh để thực hiện giao dịch đa chuỗi. Cụ thể, trong mô hình của Cashmere Labs, các giao dịch được thực hiện bởi các relayer, và những relayer này sẽ xác thực token contract, số lượng token... giữa hai chain với nhau. Ngoài ra, relayer là những node xác nhận và chuyển tiếp giao dịch, tương tự như các validator.

CSM Token là gì?

CSM là token chính của dự án Cashmere Labs.

CSM Token Key Metrics

Hiện tại đội ngũ Cashmere Labs chưa có công bố chính thức về CSM key metrics.

CSM Token Use Cases

Theo đội ngũ dự án, CSM được sử dụng cho việc:

Tham gia staking.
Tham gia quản trị và biểu quyết.
Gia tăng phần thưởng cho các LPs.

Roadmap và cập nhật

Dự án hiện chưa công bố roadmap chính thức, nhưng dưới đây là một số mốc thời gian đáng lưu ý của Cashmere Labs:

24/4/2023: Ra mắt phiên bản testnet.
28/4/2023: Lọt top 12 dự án MVB lần thứ VI do Binance Labs tổ chức.
9/5/2023: Cập nhật testnet lên phiên bản v1.1.
6/6/2023: Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và cập nhật testnet lên v1.2
20/6/2023: Cập nhật phiên bản v1.3

Đội ngũ dự, nhà đầu tư và đối tác

Đội ngũ dự án

Hiện tại đội ngũ dự án Cashmere Labs vẫn trong tình trạng ẩn danh. Vì vậy, Coin98 Insights sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất.

Nhà đầu tư

Ngày 22/9/2022, quỹ đầu tư MH Ventures đầu tư vào Cashmere Labs vòng Seed, tuy nhiên, số tiền đầu tư chưa được công bố.

Đối tác

Hiện tại, đối tác lớn nhất của Cashmere Labs là Binance Labs khi họ đang hỗ trợ về việc tư vấn tài chính, mô hình hoạt động và tokenomics dành riêng cho dự án.

Ngoài ra, Cashmere Labs cũng có những đối tác khác như Alchemy, LayerZero..

Đối tác của Cashmere Labs

Dự án tương tự

Một số dự án tương tự Cashmere Labs có thể kể đến như: 

ChainHop: dự án omnichain liquidity aggregation protocol có mô hình giống Cashmere Labs.
deBridge: giao thức xuyên chuỗi có khả năng tương tác trong Web3.