Corn: Yield Rollup tốt hơn Blast?
Thông tin cơ bản về Corn
Layer 2 Corn sử dụng BTCN làm gas token cho các giao dịch trên mạng lưới. BTCN là một phiên bản được mã hoá của BTC (Wrapped BTC).
Corn đã huy động $6.7M trong vòng Seed từ các VCs nổi bật như Polychain Capital, Binance Labs, và Framework Ventures. Nhiều nhà sáng lập nổi tiếng trong ngành như Sandeep Nailwal (Polygon), Smokey và Papa Bear (Berachain), Primo (Layer Zero), Udi Wertheimer (Taproot Wizards) cũng đã tham gia đầu tư.
Docs chính thức của dự án hiện chỉ cung cấp một số thông tin cơ bản về tech stack, trong đó, Corn là một Orbit chain Layer 2 settlement trên Ethereum. Phần lớn thông tin còn lại tập trung vào chiến lược phát triển và mở rộng hệ sinh thái để thu hút nhà phát triển và người dùng.
Tìm hiểu thêm: Dự án Corn và hướng dẫn tham gia Early Access airdrop Corn.
Phần sau của bài viết, chúng ta sẽ đi vào những chi tiết quan trọng của Corn, bao gồm:
- Sử dụng BTCN làm Gas Token.
- Ve-Tokenomics.
Gas Token và định hướng thanh khoản: Sử dụng BTC thay vì ETH
Mặc dù là một Ethereum Layer 2, Corn lại sử dụng BTCN làm gas token thay vì ETH. Họ gọi BTCN là "hybrid tokenized Bitcoin" là một phiên bản mã hóa được neo theo tỷ lệ 1:1 đối với Bitcoin (BTC), 1 BTCN = 1 BTC.
Dù thông tin chi tiết vẫn còn hạn chế, Corn cho biết họ đang phát triển một hệ thống độc lập cho BTCN với nhiều bên lưu ký (Custodian) khác nhau nhằm đảm bảo tính bảo mật, minh bạch và tăng cường độ tin cậy để thu hút dòng vốn từ hệ sinh thái Bitcoin.
Không chỉ dừng lại ở vai trò gas token, BTCN còn được định hướng trở thành trung tâm thanh khoản trên mạng lưới Corn. Các cặp thanh khoản sẽ được ghép nối với BTCN thay vì ETH, ví dụ như các cặp TOKEN-BTCN thay vì TOKEN-ETH. Điều này hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều cơ hội tích hợp ứng dụng và mở rộng khả năng sử dụng của BTCN trong hệ sinh thái Corn.
Sử dụng ve-style Tokenomics để điều hướng và phân phối giá trị
Corn áp dụng mô hình ve-style tokenomics vào tokenomics cốt lõi của mình. Người dùng có thể stake token CORN để nhận popCORN – một loại token không thể chuyển nhượng.
Sau khi sở hữu popCORN, người nắm giữ có thể sử dụng nó để điều hướng lợi suất (yield) từ hệ sinh thái Corn đến các pool thanh khoản hoặc các ứng dụng phi tập trung (dApps) xây dựng trên nền tảng Corn.
Yield từ Corn được tạo ra từ hai nguồn chính:
- Phát hành mới (CORN emissions): Các đợt phát hành CORN định kỳ để khuyến khích các bên tham gia vào hệ sinh thái.
- Phí giao dịch trên mạng lưới Corn: Tương tự các General L2 khác, người dùng sẽ trả một khoản phí giao dịch nhỏ bằng BTCN token cho các giao dịch trên mạng lưới Corn.
Ngoài việc khuyến khích, tăng trưởng TVL (Tổng Giá Trị Khóa) cũng như thanh khoản cho Corn, mô hình này còn là một cách mới mẻ để phân phối lại giá trị mà Rollup đã tích lũy được.
Góc nhìn tác giả
Dưới đây là hai góc nhìn của tác giả về dự án Corn:
Rủi ro lưu ký BTCN và sự không chắc chắn khi chuyển trọng tâm sang BTCN
Mặc dù chưa cung cấp thiết kế chính thức nhưng việc Corn sử dụng nhiều dịch vụ lưu ký cho BTCN không thực sự gia tăng mức độ an toàn. Chỉ cần một trong các bên lưu ký gặp sự cố, BTCN có thể mất peg (tỷ giá quy đổi với BTC), dẫn đến việc người dùng không thể đổi được số lượng BTC tương ứng.
Điều này có thể gây ra tác động tiêu cực đến toàn bộ mạng lưới Corn, bởi ngoài việc BTCN được sử dụng làm gas token, Corn còn sẽ đẩy mạnh BTCN trở thành trung tâm thanh khoản trên nền tảng của mình.
Vì vậy, một câu hỏi quan trọng cần được xem xét là liệu việc sử dụng BTCN làm gas token và chuyển trọng tâm sang BTCN có thực sự mang lại lợi ích lâu dài cho hệ sinh thái Corn, hay đây là lựa chọn bổ sung thêm những rủi ro không cần thiết vào hệ thống và chỉ là một động thái theo xu hướng "Bitcoin Layer 2" đang nổi lên?
Liquidity Mining và “Convex Game”
Trong cơ chế bỏ phiếu bằng popCORN, các ứng dụng phi tập trung (dApps) có quyền tự quyết định mức độ hỗ trợ mà họ muốn nhận được trong việc khai thác thanh khoản.
Mỗi dApp có thể nắm giữ số lượng CORN tùy thích, và việc nắm giữ nhiều CORN sẽ cho phép họ thực hiện các chiến dịch khuyến khích thanh khoản do mạng lưới Corn tài trợ, với quy mô mở rộng dựa trên lượng CORN mà họ sở hữu.
Tuy nhiên, thực tế có khả năng xuất hiện những người nắm giữ CORN lớn đóng vai trò như "nhà môi giới", chi phối việc phân phối các ưu đãi. Điều này tương tự cách Convex Finance đã kiểm soát việc phân phối lợi ích trong cuộc chiến Curve Wars. Kết quả là sự tập trung quyền lực vào một số ít cá nhân hoặc tổ chức, khiến các dự án nhỏ hơn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về thanh khoản.
Dựa trên những gì đã xảy ra với Curve Wars, mô hình này có thể không bền vững về lâu dài. Chi phí để duy trì các chiến dịch khuyến khích thanh khoản rất cao, và khả năng mở rộng áp dụng trên toàn hệ sinh thái vẫn là một câu hỏi lớn.
Ngoài ra, có khả năng các dApp không bền vững sẽ lợi dụng cơ chế của Corn để biến nó thành một nền tảng yield farming quy mô lớn, chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn mà không mang lại giá trị lâu dài cho toàn bộ hệ sinh thái.
Đọc thêm: Chúng ta học được gì từ Curve Wars?