SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Chúng ta học được gì từ Curve Wars?

Curve Wars dù đã đi qua nhưng cuộc chiến mới đã và đang được tiếp tục. Bên cạnh đó, Curve Wars còn mang lại cho chúng ta rất nhiều bài học trên thị trường. Cùng mình tìm hiểu xem có thể học được gì từ Curve Wars nhé!
Avatar
ducdinh
Published Feb 11 2022
Updated Jun 10 2024
31 min read
curve wars

Curve Wars - cuộc chiến về việc tranh giành nguồn thanh khoản Stablecoin khổng lồ từ Curve Finance là một ví dụ tiêu biểu. Từ “cuộc chiến” chúng ta học thêm được những gì về bản chất của thị trường? Và đâu là cách chúng ta tìm ra các cơ hội tương tự tiếp theo?

Tokenomics thông minh của Curve Finance

Tất cả đều bắt đầu tư tokenomics rất thông minh và hiệu quả của Curve, mình sẽ tóm tắt lại nhanh một vài điểm anh em cần chú ý dưới đây.

Tổng quan Curve

Như anh em đã biết, AMM Curve được tạo nên dành riêng cho nhu cầu giao dịch các cặp Stable (Stableswap). Đây là các tài sản như Stablecoin hoặc Crypto Assets pegged 1:1 có giá trị tương đương nhau (eg sBTC, renBTC, wBTC,...).

Với thiết kế “StableSwap Invariant” được nêu trong white paper (tại đây), Curve đã thiết kế được một AMM với mức độ trượt giá khi swap các cặp Stable thấp hơn Uniswap. Từ đó, nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hơn ⇒ Curve thắng được Uniswap trong mảng Stableswap.

tổng quan curve

Vào thời điểm ban đầu phát triển, Curve chưa ra mắt token. Tuy nhiên, sau đó khoảng một vài tháng, CRV - token của dự án được triển khai và được sử dụng làm phần thưởng cho những người cung cấp thanh khoản.

coin98

Tạo được sự chú ý trên thị trường, nhưng do lượng emission lớn, không có nhiều use case cùng với FDV quá cao (lên tới gần $180B tại mức giá ATH) nên token CRV đã bị “chia” tới hơn 150 lần.

Và sau một khoảng thời gian dài giá đi ngang tại vùng đáy thì Curve Finance đã có đợt sửa đổi tokenomics bổ sung rất nhiều điểm như mô hình veCRV, Factory Pool,... đã khiến giá CRV tăng trưởng trở lại.

Anh em có thể thấy tuy giá token không tăng quá mạnh nhưng vốn hoá liên tục trong xu hướng tăng. Đồng thời đợt sửa đổi Tokenomics này cũng khiến CRV trở thành “mục tiêu” săn đuổi của các Protocol khác và tạo nên Curve Wars.

Đối với anh em chưa rõ về cách hoạt động của Curve Finance thì có thể tham khảo bài viết Phân tích mô hình hoạt động Curve Finance trước khi bắt đầu chủ đề ngày hôm nay.

Tokenomics và mô hình của Curve có điểm gì đặc biệt?

Đầu tiên mình sẽ điểm lại các use case của token CRV:

  • Stake và Lock CRV để nhận lại veCRV. Khi nắm giữ veCRV, anh em sẽ nhận được một phần phí giao dịch của Curve Finance và được tham gia quản trị dự án (Governance).
  • veCRV còn được dùng để Voting và quyết định xem CRV reward sẽ được phân bổ vào các Pool như thế nào (Pool nào có càng nhiều veCRV vote thì có càng nhiều reward).
  • CRV được dùng làm phần thưởng cho những người cung cấp thanh khoản trên Curve.
  • Khi anh em vừa cung cấp thanh khoản vừa sở hữu veCRV thì sẽ có thể nhận thưởng gấp lên tới 2.5 lần so với những Liquidity Providers thông thường (không nắm giữ veCRV).

⇒ Đây chính là mô hình veCRV nổi tiếng của Curve Finance.

Ngoài ra, một điểm nữa anh em cần chú ý trong mô hình hoạt động của Curve đó là Base và Metapool, Pool Factory. Một cách hiểu đơn giản, mô hình này sẽ cho phép dự án có thể tạo Pool thanh khoản trên Curve (một cách Permissionless) và tận dụng nguồn thanh khoản dồi dào để phục vụ cho dự án của mình.

Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể để anh em có thể dễ hình dung hơn như sau:

  • Giả sử dự án X sở hữu một đồng Stablecoin là USDX. Hiện tại, USDX khá ít thanh khoản ⇒ Nhu cầu về thanh khoản rất lớn trong khi nguồn lực của dự án có hạn.
  • Tuy nhiên với Pool Factory của Curve thì dự án X có thể tạo Proposal (cần một số lượng veCRV nhất định) để list USDX lên Metapool.
  • Với Base & Metapool thì sau khi Proposal kể trên được thông qua, USDX sẽ được tiếp cận với lượng thanh khoản dồi dào của 3Crv Pool (là pool bao gồm USDT, USDC & DAI với lượng thanh khoản khổng lồ).

⇒ Có thể thấy, không như các Protocol khác, chức năng Governance của Curve Finance là rất mạnh và thường xuyên được sử dụng bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhiều bên khi tham gia vào Curve:

  • Staking để nhận về phí giao dịch cùng với khả năng Boost Yield.
  • Voting để đảm bảo Reward trong Pool của mình.
  • Với Protocol thì còn cho khả năng Listing token của dự án với việc tận dụng nguồn thanh khoản dồi dào trong Curve.

Như anh em có thể thấy, những điểm tạo nên nhu cầu mua CRV đó là: Stake & Lock, Governance, Boosting. Và điểm tạo ra áp lực bán đó là CRV được sử dụng làm phần thưởng cho Liquidity Providers.

Đây là những điểm nổi bật nhất của Curve Finance và cũng là nền tảng để tạo ra Curve Wars. Bạn cũng có thể xem thêm video trực quan dưới đây để hiểu hơn về lí do dẫn đến Curve Wars và bản chất của cuộc chiến này:

advertising

Bản chất của Curve Wars là gì?

Curve Wars là cuộc chiến được sinh ra từ nhu cầu sở hữu CRV để Stake & Lock nhận về veCRV để thu về rất nhiều lợi ích từ Tokenomics kế trên của Curve. Các lợi ích này sẽ xoay quanh 2 vấn đề:

  • Cải thiện Yield đến từ Liquidity Farming thông qua veCRV.
  • Cuộc chiến thanh khoản giữa các Stablecoin dựa trên Yield đến từ Reward của Curve.

Vấn đề cải thiện Yield khi Farming Stable assets

Với nhu cầu cải thiện Yield trên Curve, các cá nhân hoặc Protocol sẽ Lock CRV để nhận về veCRV để Boost Yield khi cung cấp thanh khoản trên Curve.

Tận dụng điều này, Yearn Finance và Convex Finance đã thu mua một lượng lớn CRV với mục đích Lock lại để đưa ra các chương trình Farming tối ưu hơn cho Users của mình. Khi anh em Farm trên Yearn hoặc Convex, anh em không cần phải Lock CRV vẫn nhận được một phần Boosted Yield từ Curve.

⇒ Chiến lược để thu hút thêm TVL từ đó tăng doanh thu nền tảng của Curve và Convex.

Vấn đề cuộc chiến thanh khoản giữa các Stablecoin

Mỗi một Stablecoin được sinh ra để phục vụ cho quyền lợi của người phát hành ra nó, cộng đồng hoặc hệ sinh thái sử dụng Stablecoin đó. Một vài ví dụ có thể kể tới như:

  • USDC, USDT tạo ra lợi ích cho những người phát hành do họ kiếm lãi suất từ việc lấy USD (CeFi) khi Users deposit để đi gửi tiết kiệm, cho vay,...
  • UST được tạo ra để capture value cho hệ sinh thái Terra cũng như đồng LUNA.
  • DAI được tạo ra ngoài với mục đích là tạo một Decentralized Stablecoin thì còn tạo nên nguồn thu cho Maker DAO.
  • ...

Do đó, khi vốn hoá của các Stablecoin này càng lớn có nghĩa là người phát hành, cộng đồng và hệ sinh thái sử dụng Stablecoin đó càng có nhiều lợi ích. Điều này khuyến khích các Builders phải làm gì đó để gia tăng vốn hoá của Stablecoin của mình.

⇒ Curve là một công cụ tuyệt vời để thực hiện điều đó với Tokenomics rất thông minh kể trên.

Với veCRV cùng Use Case Voting để quyết định phân bổ Reward cho từng Pool thanh khoản kèm theo khả năng Boost Yield đã tạo ra một cuộc cạnh tranh xem ai là người sở hữu nhiều veCRV để nhận nhiều Reward hơn.

Pool thanh khoản của đồng nào có càng nhiều Reward sẽ kéo theo nhu cầu Farming ở Pool đó gia tăng ⇒ Đồng Stablecoin đó vừa có thêm Use Case vừa có thêm thanh khoản để làm nền tảng mở rộng hệ sinh thái ⇒ Mang lại lợi ích cho Stablecoin Builders.

Tuy nhiên vấn đề cốt lõi để cuộc chơi này hoạt động một cách trơn tru nằm ở 2 điểm:

  • Curve Finance phải còn CRV để làm Reward.
  • CRV phải có một giá trị nào đó bền vững để họ sẵn sàng lock trong khoảng thời gian lên tới 4 năm.

Theo kế hoạch Release token, với tổng cung hơn 3.3B token thì đến năm 2026 Curve vẫn chưa hết token để làm phần thưởng cho Liquidity Providers.

curve wars là gì

Do đó có thể thấy cuộc chơi do Curve tạo ra sẽ còn được tiếp diễn trong một thời gian khá dài.

Đối với vấn đề giá trị của Curve thì đây là một AMM với độ sâu thanh khoản lớn ⇒ Swap ít trượt giá hơn các AMM khác ⇒ Phục vụ nhu cầu giao dịch các cặp Stable.

Ngoài ra, trong quá trình các Stablecoin Builders, Community cạnh tranh với nhau sẽ dẫn đến nhu cầu của các Stable Assets thay đổi liên tục ⇒ Tạo nên Volume giao dịch và doanh thu cho Curve.

Theo dữ liệu mình thu thập được từ Dune Analytics, veCRV đang có mức APY (trung bình 30 ngày) là 6.04% và mức P/E là 16.55.

vecrv
Nguồn: Dune Analytics 

Tuy không phải quá lớn nhưng theo số liệu từ Token Terminal thì đây cũng là một con số đủ để Curve thuộc top những Protocol sinh lời tốt trên thị trường.

token terminal
Nguồn: Token Terminal

⇒ Đảm bảo giá trị cốt lõi của CRV.

Khởi đầu với Yearn Finance vs Convex Finance 

Đôi nét về mô hình hoạt động của Convex

Convex Finance là một Yield Aggregator Protocol với chiến lược rất đơn giản:

  • Sở hữu thật nhiều CRV với mục đích Lock để phục vụ cho nhu cầu Farming với Curve Boosted Yield của người dùng.
  • Đổi lại, Convex sẽ thu về một phần trong số CRV reward của người dùng.
  • Về cơ bản, với Convex người dùng có thể không cần phải khoá CRV mà vẫn nhận được Boosted Yield từ Curve.
  • Hơn nữa, Convex còn triển khai liquidity mining. Điều này đồng nghĩa với việc ngoài Yield từ Boosted CRV, người dùng còn nhận thêm Yield từ CVX reward.

Và kết quả là ngay tại thời điểm mới ra mắt, Convex đã thu hút hàng chục triệu đô la TVL và tăng trưởng liên tục lên tới hơn $20B tại ATH.

convex
Nguồn: DeFi Llama

Vậy Convex đã làm thế nào để sở hữu một lượng CRV đủ lớn để có thể Boost được Yield cho TVL lên tới hàng tỷ USD (dựa trên Curve)? Convex đã triển khai một phiên bản Liquid của veCRV (locked CRV) là cvxCRV hoạt động như sau:

  1. Người dùng gửi CRV vào Convex.
  2. Convex sẽ đưa lại một lương cvxCRV tương ứng (cvxCRV không thể được gửi lại vào Convex để lấy lại CRV hay veCRV).
  3. cvxCRV có thể được dùng để Stake và nhận được một phần reward chính là CRV mà Convex đã thu của Liquidity Provider kể trên.
  4. cxvCRV còn có thể dùng để cung cấp thanh khoản cho cặp cvxCRV/CRV để nhận phí giao dịch cũng như CVX reward.
  5. Và tất nhiên người dùng có thể bán cvxCRV mà không cần phải lo về khoảng thời gian 4 năm lock (tất nhiên với điều kiện Pool cvxCRV/CRV đủ thanh khoản).

Một điểm rất quan trọng ở đây đó chính là cvxCRV không thể được dùng để Redeem CRV/veCRV ⇒ Đồng nghĩa với việc Convex sẽ là người sở hữu veCRV đó.

Với mô hình của Curve ở bên trên thì ai sở hữu nhiều veCRV hơn người đó sẽ có quyền điều khiển cuộc chơi. Họ có thể quyết định xem đâu là cặp giao dịch nào sẽ được Listing và tận dụng thanh khoản của 3Crv Pool cũng như quyết định reward thuộc về Pool nào ⇒ Điều phối thanh khoản.

Convex cũng là một Protocol hoạt động theo hướng DAO, có nghĩa là nếu anh em nắm giữ CVX thì anh em có Voting Power trong Convex ⇒ Cũng có nghĩa là có quyền lực đối với số lượng veCRV mà Convex đang sở hữu.

Thật vậy, CVX khi được đem đi Staking cũng sẽ có tính năng vote để quyết định reward CRV của từng Pool và quyết định Listing, đưa ra Proposal trên Curve dựa trên lượng veCRV mà Convex đang nắm giữ.

cvx

Tóm lại, với mô hình này, nếu Convex sở hữu số lượng veCRV đủ lớn thì cuộc chiến sẽ chuyển từ “Ai sở hữu nhiều veCRV hơn” thành “Ai sở hữu nhiều CVX hơn".

Yearn vs Convex đã diễn ra như thế nào?

Yearn Finance một nền tảng Yield Aggregator lâu đời trên thị trường đã phát triển chiến lược tương tự như trên trước cả Convex để sở hữu nhiều CRV để lock nhất có thể. Theo đó, khi người dùng gửi CRV vào Yearn thì họ cũng không thể redeem lại được CRV như Convex kể trên.

Yearn Finance cũng tạo nên một phiên bản Liquid của veCRV đó là yveCRV với tính năng cũng gần tương tự như cvxCRV kể trên.

Tuy nhiên, không giống như Convex, dù sở hữu nhiều CRV nhưng mô hình của Yearn lại không cho phép người dùng sở hữu YFI Voting để quyết định Reward của từng Pool trong Curve (dựa trên số lượng veCRV mà Yearn sở hữu).

Một điểm nữa mà Yearn thiệt thòi hơn so với Convex trong cuộc chiến này đó là không còn token để reward cho các chương trình Liquidity Mining (circulating và total supply của YFI hiện tại là bằng nhau).

⇒ Điều này có nghĩa là Yield ở trên Convex sẽ cao hơn trên Yearn (do có thêm cả CVX reward).

Và ngoài sử dụng CVX làm reward để thu hút Liquidity từ các Stable Assets thì Convex còn sử dụng CVX để thu hút người dùng gửi CRV vào nền tảng của mình.

convert crv

Chính vì thế mà hiện tại khi gửi CRV vào Convex thì lượng vAPR (variable Annual Percentage Rate) mà anh em nhận được đang là 52.51%.

Nếu so sánh với yveCRV của Yearn thì lãi suất hiện tại đang rất thấp chỉ khoảng ~4%.

yvecrv

Tuy có vault yvBOOST (tương tự như với staking cvxCRV trên Convex) với các chiến lược staking yvCRV có APY lên tới 116.84% nhưng vẫn chưa đủ sức thu hút so với Convex. Và một băn khoăn khác chúng ta cũng nên đặt ra đó là nếu TVL của Pool yvBOOST của Yearn lên tới $445.8M như Convex thì liệu con số APY trên còn được duy trì hay không?

Và kết quả người chiến thắng trong cuộc chiến thu hút CRV là Convex Finance với việc là người sở hữu veCRV nhiều nhất trên thị trường hiện nay với tỷ lệ sở hữu khoảng 42% (vượt trội hơn so với con số chỉ ~5.5% của Yearn).

vecrv
Nguồn: Dune Analytics

Như vậy, với việc sở hữu tới 42% veCRV trên thị trường thì giờ đây, Convex đã biến “Curve Wars” thành “Convex War" như mình đã đề cập bên trên.

Tóm lại Convex hiện tại đã chiến thắng Yearn Finance trong việc thu hút nhiều dựa trên 2 yếu tố:

  • Có nhiều CVX để chạy chương trình Liquidity Mining.
  • Thiết kế Tokenomics khiến CVX Holders có chức năng gần giống như veCRV (Voting reward và Governance).

Convex War

Lại một Protocol khác được tạo ra dựa trên Convex

Hiện nay số lượng CVX được Locked (vlCVX - token với khả năng Voting trên Convex) đạt ~33M tokens (anh em có thể xem tại đây), và đồng thời Convex cũng đang sở hữu một lượng veCRV là ~184M veCRV.

⇒ Mỗi vlCVX (vote locked CVX) sẽ tương đương với 5.58 veCRV Voting Power.

Như vậy, sẽ có 2 cách để điều khiển Vote đối với Convex đó là:

  • Mua CVX.
  • Trả tiền cho người sở hữu vlCVX để họ vote cho bạn.

Cách đầu tiên thì mình sẽ không bàn tới tuy nhiên tại sao lại có cách thứ 2. Như số liệu mình đưa ra ở bên trên, với giá hiện tại thì mỗi CVX (giá ~$26) sẽ chỉ kiểm soát 5.58 veCRV (~$18). Điều này sẽ khá rủi ro đối với người dùng khi phải Locked CVX trong một khoảng thời gian dài.

Tuy nhiên, đối với người sở hữu CVX ở mức giá rẻ thì đó lại là câu chuyện rất khác. Với việc sở hữu CVX ở giá rẻ, hoặc làm một cách nào đó để thu thập nhiều CVX nhất có thể, tập trung Voting Power, và cho thuê voting power đó.

Với Votium và Llama Airforce, thay vì phải mất tới $26 cho mỗi CVX và Lock trong hơn 4 tháng để Voting với rất nhiều rủi ro thì các Protocol có thể thuê Voting Power với khoảng $0.4 - $0.5 cho mỗi vlCVX trong một lần Vote Reward.

convex war

Và với việc cho thuê Voting Power thì thay vì khoảng 4% APR ở trên Convex thì các vlCVX có thể kiếm lời tới ~50% APR.

cvx

Ngoài ra, Llama Airforce Union còn có chiến lược tận dụng reward từ việc cho thuê Voting Power để mua lại cvxCRV và đem đi Staking từ đó đem lại mức APR lớn hơn.

lock cvx
Nguồn: Llama Airforce

Bối cảnh hiện tại của Convex War

Bối cảnh hiện tại có thể nói rằng cuộc chiến đã trở thành Convex War chứ không còn là Curve Wars như ban đầu.

Kể cả Yearn Finance cũng đã tham gia vào việc sở hữu CVX để phục vụ cho các chiến lược Farming của mình. Ngoài Yearn Finance, có rất nhiều Stablecoin Protocol khác là những bên chính tham gia vào Convex War.

dao cvx
Rất nhiều DAO đang nắm giữ CVX để phục vụ cho việc Governance

Theo DAO CVX Tracker, hiện tại có rất nhiều Protocol đang sở hữu CVX với mục đích phục vụ cho dự án của mình, có thể thấy rất nhiều Protocol điển hình về phát triển Stablecoin như Frax, Terra, Alchemix, Origin, mStable… hay các Protocol với mô hình giống Olympus DAO như Wonderland, TempleDAO, Redacted Cartel.

Cũng theo dữ liệu 30 Day Trends từ Website trên, anh em có thể thấy trong 30 ngày qua các Protocol này vẫn đang tiếp tục tích lũy thêm hàng chục triệu đô giá trị CVX.

30 day trends

Ở trên Votium, cũng cho thấy cuộc chiến rất khốc liệt với sự áp đảo đang nghiêng về Frax và Terra.

frax terra

Thậm chí còn có một Protocol được xây dựng nên với mục đích Exploit tận dụng các lỗ hổng trong mô hình của Convex và Curve để trục lợi từ CRV Reward cho riêng mình đó là Mochi Inu. Chi tiết về vụ tấn công anh em có thể xem tại đây.

Và điểm quan trọng đó là anh em có thể thấy hiện tại chưa có một Protocol nào chiếm phần lớn CVX như trường hợp Convex chiếm tới 42% veCRV ⇒ Convex War vẫn sẽ diễn ra.

⇒ Mô hình cũng như chiến lược triển khai của Convex (dựa trên việc Locked và sở hữu CRV) đã khiến cho các bên thiết kế Stablecoin bắt buộc phải làm cách nào đó để nắm giữ nhiều Voting Power từ CVX nhất có thể với mục đích tăng thanh khoản cho Stablecoin của mình.

Redacted với giải pháp nổi bật trong Convex War

Redacted Cartel là DAO sở hữu nhiều CVX thứ 2 sau Frax Finance (theo CVX DAO Tracker).

Với ý tưởng Protocol Control Value, tận dụng các quyền lợi từ Voting Power của Curve và Convex cùng với mô hình của Olympus DAO, Redacted Cartel đã có chiến lược cải tiến hơn so với Olympus DAO khá nhiều.

Cụ thể các tài sản được dùng để Bonding trong Redacted Cartel chủ yếu là CRV và CVX. Theo đó, trong Treasury hiện tại của Protocol này có tới 56.6% là CVX và CRV.

redacted
Nguồn: Dune Analytics

Và tất nhiên với CVX và CRV, các chiến lược để kiếm Yield từ các tài sản trong Redacted Cartel sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với Olympus DAO. Chỉ riêng với CVX, CRV thì Protocol đã có thể kiếm được Yield từ nhiều nguồn khác nhau như Staking trên Convex, Curve, hoặc cho thuê Voting Power từ Votium,...

coin98
Các chiến lược Farm của Redacted Cartel mang lại nguồn Yield rất lớn

Tuy chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc mô hình Olympus DAO đi vào downtrend như hiện nay nhưng có thể thấy rằng với việc cũng là một bên sở hữu một lượng Voting Power rất lớn trong Convex thì Redacted Cartel cũng là một thế lực đáng gờm trong cuộc chiến này.

Vậy nếu Redacted tích luỹ được một lượng CVX đủ lớn và BTRFLY (token của Redacted Cartel) trở thành token quản trị với các tính năng Voting tương tự thì cuộc chiến này sẽ ra sao? Anh em có thể comment xuống dưới để cùng trao đổi về chủ đề này nhé!

Với Redacted Cartel, còn một điểm khiến mình chú ý hơn nữa đó là nền tảng này cũng đang bán Bond để thu mua TOKE, cũng là một Token với chức năng sử dụng Voting Power để điều hướng thanh khoản.

Anh em có thể tìm đọc thêm về Tokemak tại: Phân tích mô hình hoạt động Tokemak.

Theo đó, có thể thấy tham vọng của Redacted Cartel trong việc trở thành một “Convex 2.0” dựa trên việc sở hữu rất nhiều CVX cũng như TOKE hay bất cứ token nào với khả năng điều phối thanh khoản.

Chúng ta có thể thấy điều gì thông qua Curve Wars?

DeFi là một cuộc chiến Liquidity không ngừng nghỉ

Bản chất của Curve Wars hay Convex War đều bắt nguồn từ nhu cầu về thanh khoản. Trong DeFi, vấn đề thanh khoản luôn khiến cho các dự án, nhà đầu tư, whales,... phải đau đầu.

Anh em sở hữu một khoản đầu tư $100,000 với giá token hiện tại là x10 so với giá anh em mua. Có nghĩa là trên “giấy tờ" anh em đang có $1M. Nhưng tổng tất cả các Pool thanh khoản trên thị trường cho token đó chỉ có $10M thì liệu khi bán hết số token trên, anh em có thu về đủ $1M thực sự?

⇒ Do đó trên thị trường vừa rồi mới cho phát triển một Niche mới là DeFi 2.0 gồm các giải pháp giúp tối ưu và duy trì cũng như phát triển thanh khoản bền vững cho thị trường.

Thanh khoản luôn thấp hơn nhu cầu cũng như tốc độ phát triển của các dự án do đó chúng ta có thể thấy được các dự án luôn cạnh tranh nhau về thanh khoản.

Trước đây khi DeFi mới nổi lên trong năm 2020 thì cách thức phổ biến nhất khi đó để thu hút thanh khoản cho dự án đó là chạy Liquidity Mining sử dụng chính Native token để trả thưởng cho Liquidity Providers.

⇒ Thanh khoản khi đó rất kém bền vững, native token chịu áp lực bán lớn ⇒ Giá và TVL giảm.

Tuy nhiên trải qua một thời gian dài phát triển, đã có những Protocol đang thành công trên thị trường hiện tại với TVL lên tới tỷ USD. Tận dụng điều này các Protocol như Curve đã đưa ra các cơ chế để các Protocol khác có thể sử dụng nguồn thanh khoản này. Tạo nên khả năng xây dựng các Protocol xây dựng trên nền Curve cũng như tạo ra cuộc chiến tranh giành token CRV.

⇒ Và tất cả chỉ để thu hút thanh khoản dựa trên reward phục vụ cho dự án.

Chúng ta đã thấy một cuộc chiến tranh giành thanh khoản của các Stablecoin với mô hình của Curve. Vậy trong tương lai, liệu có một Protocol nào cho khả năng y hệt như Curve nhưng với thanh khoản không phải Stable?

Và một câu hỏi khác được đặt ra nữa là liệu các Protocol khác có tranh giành nhau để chiếm lấy token của dự án kể trên?

Hiện tại, chúng ta có thể thấy trên thị trường đã xuất hiện Tokemak với khả năng kể trên nhưng chưa thực sự tạo nên một cuộc chiến thực sự

Và có thể thấy rằng Tokemak hiện tại mới chỉ chạy trên hệ sinh thái Ethereum, vậy nếu Tokemak mở rộng qua Multichain, hay có những dự án tương tự trên hệ sinh thái khác thì sẽ ra sao?

Một điểm nữa mà anh em nên lưu ý, tất cả các token “build on top" của Curve (FXS, CVX, BTRFLY,...) đều có ROI x trên 2 chữ số. Do đó, mình nghĩ rằng khi sớm trả lời được các câu hỏi kể trên thì cơ hội đầu tư với mức sinh lời tương tự sẽ nằm khá chắc trong tầm tay của anh em.

Các gã khổng lồ cũng có thể thua trận

Điều này mình muốn nói tới trong trường hợp của Yearn Finance đã thua Convex trong cuộc chiến sở hữu CRV.

Yearn Finance dù đã phát triển chiến lược này trước Convex Finance với yveCRV, nhưng với việc Tokenomics không cho phép sử dụng YFI để làm reward thu hút TVL và quan trọng hơn là CRV nên có thể nói rằng Yearn đã thua trong trận chiến giành CRV.

Điều này khiến cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của Tokenomics cũng như việc phải thiết kế một tokenomics ra sao để đảm bảo được Reward trong một khoảng thời gian dài để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Và đối với Curve, tuy với tokennomics như trên thì đến tận 2026 vẫn chưa hết CRV để làm phần thưởng. Và nếu như các Protocol cũng như các bên phát triển Stablecoin vẫn còn build cũng như cạnh tranh với nhau thì Curve sẽ liên tục tạo ra doanh thu ⇒ Curve Game sẽ tiếp tục.

Nhưng nếu như các yếu tố sau xảy ra:

  • Các Stablecoin không còn cạnh tranh nhau khốc liệt hơn trước.
  • CRV reward dần mất đi sự hấp dẫn ⇒ Các Whales lớn rút thanh khoản khỏi Curve.
  • Có giải pháp mới tận dụng nguồn vốn hiệu quả hơn ⇒ Sự cạnh tranh với Curve gia tăng (mô hình Uniswap v3).

Thì liệu Curve với hệ sinh thái của nó có còn được duy trì hay sẽ dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền?

Do đó chúng ta có thể thấy sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường Crypto. Chỉ với một nguồn tiền ban đầu, một Protocol mới và chương trình Incentives hợp lý đã dẫn đến việc thanh khoản đã bị rút và chiếm dụng.

Một câu chuyện của bản thân mình, vào khoảng thời gian đầu xảy ra Curve Wars, mình đã quá tin tưởng vào Andre và Yearn Finance sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này. Tự tin rằng CVX sẽ chỉ pump trong giai đoạn đầu và là Speculate.

Kết quả là ban đầu mình đã đúng, nhưng sau đó đã sai hoàn toàn khi Convex chiến thắng cuộc chiến và đã x khoảng 16 - 17 từ mức đáy.

convex finance

Và thế là mình đã mất một khoản đầu tư với lợi nhuận x lên tới 2 con số.

Voting Power mới thực sự là nền tảng cho “Trend DAO"

Theo quan sát của mình, trên thị trường trong một khoảng thời gian rộ lên một trào lưu đó là DAO (hay anh em vẫn quen thuộc với tên gọi là “trend DAO"). “Trend" này được rộ lên bởi rất nhiều các case study trong đó nổi bật là Constitution DAO.

Và sau đó rất nhiều dự án tự Marketing bản thân của mình là sẽ phát triển theo hướng DAO, hay là một token hợp với “trend DAO" với mục tiêu tạo sự chú ý từ cộng đồng.

Tuy nhiên đối với mình, có rất ít các dự án mới thực sự là DAO trong tất cả các dự án được “shill" đó.

Yếu tố quan trọng nhất trong DAO đó là việc quyền lực phải được phân tán, và chức năng Governance phải thực sự được đề cao như cách mà Curve Finance đã tạo ra cho veCRV. Có nghĩa là, người ta phải thực sự muốn sở hữu token vì muốn quản trị DAO.

Nhắc đến Voting Power thì một lý do khác mình cho rằng khiến Yearn thua Convex trong việc thu hút CRV đó chính là người nắm giữ yveCRV hay YFI không thể voting reward cho Pool trong Curve được như vlCVX.

Thay vào đó, Yearn sẽ sử dụng số lượng CRV đó và tự vote với mục tiêu tối ưu lợi nhuận nhất cho người dùng. Tuy cách làm này sẽ tạo Yield tối ưu hơn Convex nhưng phải đánh đổi lại việc người dùng không còn sở hữu Voting Power cho Curve.

Do đó những DAO có Voting Power của token mạnh như Curve, Convex,... mới thực sự tạo nên thứ gọi là “trend DAO".

Chú ý tới các mô hình cho phép nhiều dự án xây dựng trên đó

Và điều cuối cùng mình muốn đề cập tới trong chủ đề Curve Wars (Convex War) lần này đó chính là chúng ta cần phải chú ý tới các mô hình cho phép nhiều dự án xây dựng trên đó.

Ví dụ đơn giản nhất để anh em dễ hình dung đó chính là Blockchain nền tảng và hệ sinh thái các Dapps được xây dựng trên đó.

Dòng tiền theo đó sẽ chảy đầu tiên là các Blockchain nền tảng sau đó đến các Layer build trực tiếp trên đó như AMM DEX, Lending, Stablecoin,... tiếp tục chảy qua các Layer ở dưới đó nữa như Asset Management hay Derivatives,...

Để hiểu rõ hơn về điều này, anh em có thể tìm đọc bài viết: Dòng tiền trong vi mô.

Áp dụng với tư duy tương tự nhưng đối với Curve, chúng ta có thể thấy kết quả là gì:

  • Trước tiên dòng tiền chảy vào Curve (dự án nền tảng và là cơ sở cho tất cả những thứ bên trên) ⇒ CRV sau đó x5 x10 lần từ đáy, market cap tăng trưởng hàng chục lần, đạt hơn $20B FDV tại mức ATH.
  • Sau đó Convex ra đời (là lớp Layer tiếp theo được build trực tiếp trên Curve). Tuy pump dump trong giai đoạn đầu do Liquidity Mining nhưng sau đó cũng đã vượt đỉnh cũ và x17 lần từ mức đáy.
  • Trong giai đoạn này rất nhiều Token cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng như FXS.
  • Và sau cùng là Redacted Cartel ra đời đúng trong giai đoạn Olympus DAO làm mưa làm gió trên thị trường. Kết hợp với chiến lược Build on top Curve và Convex. BTRFLY đã x4 lần về giá (chưa tính đến lãi từ APY khổng lồ của Olympus DAO model).

⇒ Thử hình dung nếu anh em nhận ra được điều này và liên tục lấy mức lãi từ CRV để đầu tư tiếp CVX lấy tiếp mức lãi CVX đầu tư BTRFLY thì Portfolio của anh em sẽ gia tăng kinh khủng tới mức nào?

Do đó đây là lý do khiến anh em cần phải chú ý hơn nữa tới các Protocol cho phép nhiều dự án xây dựng trên đó, một vài ví dụ hiện nay mình có thể kể tới như:

  • Hệ sinh thái của Opyn với Options DOVs.
  • Hệ sinh thái Andre với các sản phẩm nổi bật như ve(3,3) hay Keep3r.
  • Các hệ sinh thái nhỏ trong hệ sinh thái Solana như Saber hay Cashio.
  • Hay như Tokemak mà mình đã đề cập ở bên trên.

Tất nhiên không phải case study nào cũng có thể thành công được như Curve và toàn bộ hệ sinh thái xoay quanh đó. Nhưng nếu chúng ta tìm được những thứ tương tự với Money Flow y hệt thì cũng sẽ có được một mức lãi rất đáng kinh ngạc.

Kết luận

Như vậy có thể thấy rằng, dù Curve Wars đã đi qua thời điểm “vàng" để chúng ta có thể kiếm được lợi nhuận nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra và phát triển sang những hình thái mới. Bên cạnh đó, cuộc chiến này còn đem lại cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm để hiểu rõ được DeFi hơn cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt.

Mình hy vọng bài viết đã cung cấp cho anh em những góc nhìn tổng quan nhất về Curve Wars cũng như giúp được anh em trong quá trình học tập và đầu tư. Nếu anh em có thêm những Insights mới trong sự kiện này thì có thể Comment xuống phía dưới để chúng ta cũng trao đổi nhé!

RELEVANT SERIES