Đào coin kiếm bao nhiêu 1 tháng?
Vậy đào coin có thể kiếm bao nhiêu 1 tháng? Và có những cách kiếm tiền nào khác lợi nhuận hơn việc đào coin?
Các thông số ảnh hưởng tới đào coin
Trước khi tìm hiểu chính xác đào coin kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng, hãy xét đến những yếu tố ảnh hưởng đến việc đào coin.
Có rất nhiều yếu tố quyết định "lãi lỗ" trong việc đào coin. Người sử dụng máy đào chuyên dụng sẽ có hiệu suất đào cao hơn những bộ máy tính hay GPU thông thường. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chi phí bảo trì, giá điện, tiền thuế và cả giá Bitcoin nữa.
Để giúp độc giả dễ hình dung, đây sẽ là công thức giúp mọi người dễ hiểu hơn khi bắt đầu với các thông số được liệt kê bên dưới:
Lợi nhuận miner = Phí giao dịch x giá coin + Block reward x giá coin - chi phí.
Transaction (Số lượng giao dịch)
Số lượng transaction luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của các thợ đào, bởi vì càng nhiều giao dịch được thực hiện thì tổng phí giao dịch càng cao. Từ đó, có thể giúp các thợ đào kiếm được khoản lợi nhuận nhiều hơn.
Hãy lấy ví dụ với Bitcoin blockchain và những sự kiện được quan tâm gần đây - BRC-20. Theo Dune, vào thời điểm tháng 3/2023, khối lượng giao dịch trên BTC rơi vào tầm 300,000/ngày, tương đương với phí giao dịch là 23 BTC/ ngày. Tuy nhiên, vào tháng 5/2023, với cơn sốt BRC - 20, Bitcoin blockchain vượt ngưỡng 600,000 giao dịch/ ngày, và số phí gấp 30 lần so với tháng 3. Từ đây, có thể thấy mức vượt trội về doanh thu của miners hiện giờ.
Ngoài ra, Bitcoin chưa phải là blockchain duy nhất có sự tăng trưởng về khối lượng giao dịch. Điển hình có thể kể đến là Litecoin - một blockchain PoW cũng đang chứng kiến sự đột phá về lượng giao dịch trong 3 tháng qua. Cụ thể, Litecoin đang có số lượng giao dịch gấp 5 lần so với đầu tháng 3/2023.
Block reward
Block reward là phần thưởng dành cho các thợ đào khi một block được hình thành. Mục đích của block reward là thúc đẩy các thợ đào đóng góp sức mạnh tính toán để duy trì mạng lưới và xác nhận các giao dịch.
Tuy nhiên, phần thưởng này sẽ giảm dần theo thời gian. Cụ thể, sau mỗi chu kì halving, Bitcoin sẽ giảm phần thưởng khối đi một nửa. Hiện tại, Bitcoin đã trải qua 3 giai đoạn halving:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn halving đầu tiên diễn ra vào 2012, khi đó block reward giảm từ 50 BTC xuống còn 25 BTC.
- Giai đoạn 2: Năm 2016, giảm block reward từ 25 BTC xuống 12.5 BTC.
- Giai đoạn 3: Năm 2020, giảm block reward từ 12.5 BTC xuống 6.25 BTC.
Với cơ chế halving như vậy, điều này sẽ làm giảm sức hút cho các thợ đào khi tham gia đào coin, từ đó các thợ đào sẽ nhận ít doanh thu hơn sau mỗi lần halving. Ngoài ra, khi block reward của BTC giảm cũng ảnh hưởng tới các block reward của các blockchain sử dụng cùng thuật toán với BTC là SHA-256, chẳng hạn như Bitcoin Cash, Bitcoin SV,...
Ở chiều hướng ngược lại, việc giảm block reward lại làm tăng giá trị của BTC. Khi lượng BTC được tạo ra giảm, nhu cầu sở hữu lại tăng lên, thì đồng nghĩa với việc giá trị của BTC cũng sẽ tăng.
Giá coin
Công thức tính doanh thu cho thợ đào là “Phí giao dịch x giá coin + Block reward x Giá coin - chi phí phát sinh”, Nhìn chung, block reward là con số cố cố định, nên nếu giá coin tăng/giảm đều sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các miners.
Tại thời điểm viết bài, đã có nhiều người giả định giá của BTC sẽ lên vùng 32,000 - 33,000 USD. Tuy nhiên, trái ngược với dự đoán, giá của BTC lại xuống dưới mức 27,000 USD, làm nhiều nhà đầu tư, kể cả thợ đào điêu đứng.
Những yếu tố khác
Ngoài những yếu tố kể trên, vẫn còn những yếu tố mà người tham gia cần lưu tâm khi bắt đầu quá trình đào coin:
- Giá điện năng: Đây là yếu tố đầu tiên phải kể đến khi tham gia đào coin, với hiệu suất chạy 24/7, giá điện sẽ là rất cao đối với một số người. Tuy nhiên, giá điện sẽ khác nhau tùy thuộc vào vùng miền và quốc gia. Vì vậy, để khắc phục điểm yếu này, đã có nhiều thợ đào quyết định tìm cho mình những “khu vực” có tiền điện thấp để tối ưu hóa chi phí.
- Hashrate: Đơn vị đại diện cho tốc độ tính toán của mạng lưới. Hashrate càng cao, độ khó đào càng tăng, từ đó cần có sự đầu tư vào phần cứng và điện năng để có thể đào coin hiệu quả hơn. Ngược lại, khi Hashrate giảm thì có thể sử dụng các thiết bị đào cũ hơn hoặc giảm việc sử dụng phần cứng và điện năng để giảm chi phí đào coin.
- Mining Pool: Việc tham gia mining pool gần như là điều không thể thiếu khi đào coin, bởi vì nếu bạn đào một mình, thì chỉ có sự may mắn mới giúp bạn tìm được khối mới. Nhưng khi tham gia mining pool, cơ hội tìm ra khối mới sẽ nhanh hơn và nhiều hơn bằng cách tập hợp sức mạnh với các miner khác. Tuy nhiên, phần thưởng khối phải được chia sẻ cho mọi máy đào trong pool.
Đọc thêm:
Vậy đào coin kiếm bao nhiêu 1 tháng?
Giả sử bạn đầu tư 9,000 USD cho một máy đào, thì bạn sẽ có máy đào với các thông số gồm:
- Công suất 5,000 W với tiền điện tại Việt Nam đang là 2.708 VND/kWh (Tiền điện cho việc kinh doanh).
- Hashrate là 250 TH/s.
- Trung bình block Reward và phí giao dịch rơi vào tầm 6.7-6.9 BTC/ block. Tuy nhiên, ở thời điểm khi BRC-20 đang hot, block reward và phí giao dịch có thể lên tới 7.9 BTC/block.
- Binance Pool hiện đang thu phí là 2.5% mỗi block.
- Cuối cùng là giá BTC là 26,271 USD, và chúng ta sẽ có kết quả là:
Nhìn chung, lợi nhuận 1 tháng kiếm được là hơn 200 USD/tháng, vậy gần 4 năm, người dùng mới có thể hoàn lại vốn. Tuy nhiên, đây chỉ là con số trong thời điểm mà người dùng đang tập trung trên Bitcoin blockchain nhờ BRC-20 mà không tính tới các vấn đề khác như: tiền máy lạnh, tiền sửa chữa, độ khó đào coin hay thậm chí là khi trend BRC-20 kết thúc.
Ngoài ra, với công suất 5000W và tiền điện theo Việt Nam thì bạn cũng sẽ phải trả giá điện 1 tháng = 5,000 W x 24 giờ x 30 ngày x 2,708 VND/kWh / 1,000 = 9,259,200 VND/tháng.
Những hình thức kiếm tiền khác
Đào coin không phải là phương thức kiếm tiền duy nhất trong thị trường crypto. Dưới đây là những hình thức kiếm tiền ngoài việc đào coin:
Proof of Stake (PoS)
Khác với đào coin bằng mining, PoS là hình thức đào coin thông qua việc đặt cọc một lượng coin cố định trên mạng lưới. Phương pháp này giúp người dùng không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng như máy móc, điện năng, mining pool,... Tuy nhiên, PoS vẫn còn có những điểm cần lưu ý:
Khi đặt cọc trên mạng lưới, thì người dùng sẽ được nhận thưởng thêm coin, nhưng sẽ bị giam vốn, hoặc đôi khi bị mất giá coin và số lượng bù vào cũng không đủ hòa vốn.
PoS vẫn cần người dùng chạy máy tính 24/24 để đào, vì vậy việc thuê máy ảo (VPS) là điều không thể thiếu.
Hiện tại, có rất nhiều dự án mạng lưới sử dụng phương pháp PoS bởi khả năng mở rộng cũng như tiết kiệm năng lượng, một số dự án PoS tiêu biểu mà người dùng có thể tham khảo gồm: Ethereum, Solana, Cardano,...
Đọc thêm về PoS tại đây.
Retroactive
Retroactive là hình thức dự án airdrop cho người dùng đã ủng hộ, sử dụng hoặc đóng góp ý kiến cho việc phát triển của sản phẩm trong quá khứ, airdrop này thường được thưởng cho người dùng dưới dạng token của chính dự án đó. Đây là hình thức mà người dùng không cần đầu tư quá nhiều về mặt vật chất. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp yêu cầu rất nhiều thời gian, công sức và kiến thức để có thể tham gia.
Hiện tại, để được nhận thưởng airdrop, người dùng có thể tham gia bằng 2 phương pháp sau:
- Chạy nodes: Một trong những tiêu chí nhận airdrop dễ dàng nhất, bất cứ dự án có thông báo airdrop, họ sẽ airdrop cho những người tham gia chạy nodes đầu tiên. Để tham gia chạy nodes, người dùng cần phải có máy ảo (VPS) và một chút kiến thức về codes.
- Tham gia dự án, đánh giá sản phẩm.
Tham khảo hướng dẫn chạy node Starknet tại đây.