Fantom ra mắt Incentive Program trị giá 370 triệu FTM
Trong tuần này, anh em đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của hệ sinh thái Fantom. Tại sao Fantom lại tăng trưởng mạnh mẽ đến thế? Những yếu tố nào giúp Fantom mở rộng thị phần DeFi? Mời anh em cập nhật qua Fantom Panorama dưới đây.
Toàn cảnh về hệ sinh thái Fantom
Cập nhật sự kiện nổi bật
Fantom nghiên cứu CBDC
Vào giữa tháng 8/2021, Fantom đã thông báo sẽ phát triển công nghệ CBDC, hay còn được gọi là Central Bank Digital Currency (tiền tệ kỹ thuật số). CBDC chắc chắn là công nghệ mà rất nhiều nước và tập đoàn tài chính sẽ áp dụng trong tương lai nhằm giải quyết những vấn đề về tiền giấy ở thời điểm hiện tại.
Tiên phong trong việc phát triển CBDC sẽ giúp Fantom blockchain có thể mở rộng nhanh hơn trong thị trường tài chính truyền thống, từ đó mở rộng sức ảnh hưởng ra ngoài thị trường crypto. Fantom đang có lợi thế hoạt động mạnh ở khu vực Trung Ấn và Đông Âu, họ đã hợp tác chính thức với 5-6 quốc gia.
Fantom thông báo cung cấp quỹ mở rộng thị trường DeFi
Vào ngày 30/8/2021, Fantom đã thông báo sẽ cung cấp Incentive cho các dự án phát triển trên hệ sinh thái Fantom, với tổng phần thưởng lên đến 370 triệu FTM (tương đương khoảng 290 triệu đô). Đây là tin tức rất lớn, có thể xem là nổi bật nhất trong tháng, giúp Fantom có thể bắt đầu cuộc đua với các hệ sinh thái khác trong thời gian sôi động như thế này.
- Solana có Solana Season Hackathon.
- Avalanche ra mắt $180M DeFi Incentive program.
- Polygon ra mắt $150M Bring DeFi to the Masses.
- Celo có $100M DeFi Incentive program.
Với những cái tên máu mặt như vậy, cuộc đua sắp tới hứa hẹn sẽ rất gay cấn và đây là bước đi rất đúng đắn của Fantom nếu như không muốn bỏ lỡ cuộc đua DeFi này.
Những con số nổi bật trong hệ Fantom
Đây là những con số nổi bật nhất hệ sinh thái Fantom trong thời gian vừa qua:
- DeFi TVL đạt 625 triệu đô, tăng trưởng 600% trong vòng 3 tháng.
- Total Txs đạt 47 triệu Tx, đây là con số không cao so với Ethereum hay BSC, nhưng Fantom Tx đã có mức tăng trưởng rất nhanh trong 3 tháng trở lại đây.
- Hơn 25 sàn giao dịch đã listing FTM, chỉ còn Coinbase vẫn chưa thông báo, nhưng ví Coinbase Wallet đã hỗ trợ Fantom Opera Chain.
- Hơn 150 dự án đã phát triển và hoạt động với hệ sinh thái Fantom.
Fantom DeFi TVL
Kể từ tháng 5/2021 đến nay, hệ sinh thái Fantom đã có sự hồi phục rất nhanh. Từ mốc DeFi TVL khoảng 100 triệu đô vào tháng 5/2021, DeFi TVL của hệ Fantom đã tăng vượt đỉnh cũ, vừa cán mốc 600 triệu đô.
Điều này cho thấy sau khi dòng tiền bão hòa ở hai hệ sinh thái Ethereum và Binance Smart Chain thì đã tiếp tục đi tìm cơ hội mới ở các hệ sinh thái khác. Anh em có thể thấy rõ trong thời gian vừa qua, dòng tiền đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ đến các hệ sinh thái nhỏ hơn, bao gồm Fantom, Avalanche, Terra, Solana,...
Các dự án trong hệ sinh thái Fantom
Tính đến ngày 1/9/2021, hệ sinh thái Fantom đã có mặt hơn 150 dự án hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, mảng DeFi đang là mảng được chú trọng nhất cũng như phát triển mạnh nhất, mang lại dòng tiền lớn cho hệ sinh thái Fantom.
Phân tích từng mảnh ghép
Wallet
Kể từ tháng 5/2021, Fantom đã liên kết thêm 3 ví bao gồm Coin98 Wallet, Dcent và BitKeep. Có lợi thế là EVM blockchain, Fantom có thể dễ dàng được lưu trữ và tương tác với nhiều ví khác nhau từ đó thu hút user và tăng cường sự nhận diện của Fantom.
- Coin98 Wallet: Ví Multi-chain hỗ trợ lên đến 23 blockchain, giúp người dùng tương tác với các dApp ngay trên ví thông qua DeFi Gateway.
- Dcent Wallet: Ví lưu trữ cryptocurrency hỗ trợ ví mobile app, ví cứng và ví dạng thẻ.
- BitKeep: Ví Multichain tập trung vào mobile wallet.
Đọc thêm: Hướng dẫn tạo ví Fantom
AMM DEX
Mảng AMM đang là mảng hoạt động nổi bật nhất và chiếm dòng tiền lớn nhất trong hệ sinh thái Fantom. Trong đó nổi bật nhất là Spookyswap (TVL 167 triệu đô), Spiritswap (TVL 61 triệu đô) và Curve Finance (167 triệu đô). Ba AMM DEX này đã chiếm đến 65% TVL của toàn bộ hệ sinh thái.
Trong các AMM DEX có thể chia thành 3 dạng:
- Liquidity Center: Spookyswap, Spiritswap (được tài trợ bởi Fantom Foundation).
- Multichain AMM: Curve Finance, Sushiswap,...
- Stablecoin AMM: Curve Finance, Froyo Finance,...
- Order book DEX: CoinZoo.
Trong tất cả cá AMM của hệ Fantom thì Spookyswap và Spiritswap là hai nền tảng phát triển nhiều tính năng nhất, chủ yếu học hỏi từ các AMM từ hệ sinh thái Ethereum và Binance Smart Chain. Trong tuần vừa qua, SPIRIT đã tăng hơn 200%, còn BOO cũng tăng hơn 60% khi dòng tiền đổ về hệ Fantom.
Anh em có thể tìm hiểu thêm về tình hình chung của dự án AMM trên các Blockchain và cơ hội đầu tư trong mảng này thông qua bài viết: Phân Tích AMM
Yield Aggregator Platform
Mảng chiếm thị phần TVL lớn thứ hai của hệ sinh thái Fantom chính là Yield Aggregator Platform. Đây là mảng có sự hợp tác rất chặt chẽ với mảng AMM Liquidity. Đa số các AMM Liquidity Pool đều được các Yield Aggregator tận dụng, đặc biệt là Pool của Spookyswap và Spiritswap.
Trong tổng số các Yield Aggregator Platform, Beefy Finance là nền tảng lớn nhất với TVL lên đến 109 triệu đô, chiếm áp đảo so với các pool còn lại.
Tiếp đến chính là Reaper Farm với TVL đạt 35 triệu đô, điểm nổi bật của Reaper Farm là có số lượng Pool nhiều nhất, lên đến 86 pools và hỗ trợ gần như tất cả tài sản của hệ Fantom.
Lending
Lending là mảng phát triển khá trễ hệ sinh thái Fantom. Ban đầu, mảng Lending chỉ có dự án Cream Finance từ hệ sinh thái Ethereum mở rộng sang nhưng cũng không có năng suất hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên kể từ tháng 6, dự án Scream, có thể xem là bản Fork của Cream Finance đã hoạt động khá hiệu quả và có TVL lên đến 71 triệu đô, vượt xa Cream Finance với TVL 18 triệu đô. Hiện tại, TVL của Scream đang xếp top #4 trên hệ sinh thái và có thể xem là dự án Lending chiếm độc tôn thị phần.
NFT
NFT là mảng mới phát triển gần đây của Fantom. Hiện tại, họ đã có những bước đầu tiên là NFT Collectibles. Tuy nhiên số lượng vẫn còn khá ít và chưa có sự kết nối giữa cộng đồng NFT với nhau. Chính vì thế, các tác phẩm NFT vẫn chưa được giao dịch một cách sôi động hoặc có NFT marketplace như hệ sinh thái Ethereum và BSC.
Tổng kết
Dưới đây mình sẽ tổng kết lại những ý chính của hệ sinh thái Fantom trong tuần vừa qua:
- Trong 3 tháng qua, Fantom đã có những bước tiến đầu tiên với thị trường DeFi để thu hút các developer. Với tổng giải thưởng lên đến 370 triệu FTM. Đây là một trong những Hackathon có giải thưởng lớn nhất nếu so với Polygon, Avalanche hay Celo.
- Hệ sinh thái Fantom có hai mảng mạnh nhất là AMM DEX và Yield Aggregator Platform. Đây là hai mảng thu hút dòng tiền nhất cho hệ sinh thái.
- Lending là mảng mới được chú ý sau này. Tính tới thời điểm hiện tại đã có những bước thành công đầu tiên, giúp người dùng có thể tối ưu được nguồn vốn.
- Còn lại các mảng khác như NFT, Launchpad, GameFi thì Fantom vẫn còn chưa có nhiều nhà phát triển chú ý.
- Điểm nổi bật của Fantom là TVL lớn thứ 5 thị trường và tương thích với EVM, điều này giúp Fantom nổi bật so với các dự án muốn triển khai Multichain.