SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích AMM Lego - Xu hướng & cơ hội của nhà đầu tư đối với AMM

Cùng Coin98 phân tích AMM, từ tổng quan AMM trên các hệ sinh thái DeFi đến dự phóng tiềm năng và cơ hội đầu tư với các dự án AMM!
Avatar
Jack Vĩ
Published Aug 27 2021
Updated Oct 11 2023
46 min read
thumbnail

Chào anh em, bài viết này sẽ nằm trong Series “DeFi Legos”, cụ thể hơn trong bài này mình sẽ đề cập đến lĩnh vực AMM - một lĩnh vực đã mở cánh cổng DeFi cho thế giới crypto.

Để anh em có thể hiểu rõ nhất về lĩnh vực AMM, bài viết của mình sẽ được trình bày theo trình tự như sau:

  • Tổng quan về AMM và vai trò, đặc điểm của các AMM.
  • Dự phóng về AMM trong tương lai.
  • Cơ hội đầu tư dành cho anh em.

Bài viết sẽ khá dài và có nhiều Insights quan trọng, mình recommend anh em chuẩn bị giấy bút để có thể note những thông tin hữu ích cho bản thân. Thêm nữa, mình hy vọng anh em sẽ dành thời gian đọc bài viết theo trình tự và không bỏ phần nào bởi vì tất cả các phần đều có mối liên kết với nhau, giúp anh em có thể nắm được cách phân tích cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư cho bản thân.

Disclaimer: Thông tin trong bài viết được tổng hợp với mục đích cung cấp thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư. Thị trường cryptocurrency là thị trường đầu tư mạo hiểm. Anh em hãy tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu đầu tư.

Tổng quan về AMM & Vai trò của AMM với DeFi

Bối cảnh ra đời

Trước khi AMM phổ biến, đa số người dùng chỉ có thể giao dịch với các coin/token mà sàn giao dịch tập trung như Binance hay Huobi đã list. Với những rào cản như thế, các dự án cũng như các nhà phát triển không có phương thức tiếp cận người dùng một cách tự do và hiệu quả. Và điều này cũng trái với thuyết phi tập trung mà Nakamoto Satoshi đã đề ra (cha đẻ Bitcoin).

Để có thể hướng đến thị trường tài chính phi tập trung, một số sàn đã ra đời như Binance. Tuy nhiên các theo cơ chế Orderbook lại có nhược điểm là thanh khoản kém và spread cao. Điều này là rào cản rất lớn khiến chưa thể tiếp cận đại đa số người dùng. 

Để có thể hiểu hơn tại sao DeFi lại bùng nổ một cách mạnh mẽ đến thế, và DeFi đã giúp người dùng giải quyết được Pain Point gì, anh em đừng quên xem qua nội dung ở link tại đây.

Định nghĩa AMM

Như vậy, ở phía trên mình đã giúp anh em hiểu được những Pain point đang tồn tại trên thị trường. Để giải quyết vấn đề đó, thị trường đã ra đời cơ chế mới mang tên AMM:

AMM là sự kết hợp giữa AMM (Auto Market Maker) và sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Để có thể hoạt động, AMM sẽ cần được cung cấp thanh khoản bởi các Liquidity Provider vào các Liquidity Pool. Khi Trader thực hiện các lệnh giao dịch, tài sản của họ sẽ được Swap trong Liquidity Pool theo sự tính toán của Smart Contract thay vì khớp lệnh theo cơ chế sổ lệnh ở các Order-book.

Nổi bật nhất trong AMM chính là Uniswap - Kỳ lân của thế giới crypto trong năm 2020. Sự thành công của Uniswap cũng đánh dấu sự bùng nổ của thị trường DeFi kể từ 2020 cho đến nay. Thông thường AMM sẽ được chia theo các hệ sinh thái, ví dụ như:

  • Ethereum: Uniswap, Sushiswap, Curve,...
  • Binance Smart Chain: Pancakeswap, MDEX, Ellipsis,...
  • Solana: Serum, Raydium, Saber,...

Phân biệt CEX vs DEX, AMM vs Order-book.

Vai trò của AMM trong DeFi

Sự ra đời của AMM đã giải quyết được nhiều Pain point của thị trường và những vấn đề mà AMM đã giải quyết cũng chính là vai trò của AMM trong thị trường DeFi. AMM đã giải quyết vấn đề thanh khoản, quyền lợi và đảm bảo an toàn tài sản cho cộng đồng.

  • Tạo ra pool thanh khoản dồi dào cho thị trường.
  • Phân bổ quyền lợi cho cộng đồng (developer + holder + liquidity provider).
  • Đảm bảo an toàn tài sản (user có thể hold, trade mà không cần phải deposit fund cho bên thứ 3).

Quan trọng hơn hết, AMM tạo ra môi trường phi tập trung thực sự giúp cộng đồng có thể “Đóng góp” và “Nhận lại” giá trị từ đó. Trong đó có 3 thực thể nổi bật nhất đóng góp vào quá trình vận hành của một AMM:

  • Developers (bên phát triển dự án) có thể tự do cung cấp thanh khoản cho token và tiếp cận người dùng lớn mà không cần phải thông qua sự chấp thuận từ sàn CEX.
  • Token holder được đề xuất và biểu quyết đối với cơ chế hoạt động của các AMM. Ngoài ra holder cũng có thể nhận được lợi ích đối với một số AMM có cơ chế chia thưởng cho Staker.
  • Liquidity Provider là các bên cung cấp thanh khoản cho AMM và họ sẽ nhận được phí giao dịch khi người dùng trade tại các AMM.

Còn đối với các hệ sinh thái blockchain

AMM và Lending là hai lĩnh vực quan trọng nhất đối với mỗi blockchain muốn phát triển không gian DeFi, bởi vì hai lĩnh vực trên là lĩnh vực ứng dụng để “giữ” dòng tiền khi đến với hệ sinh thái. 

Tuy nhiên, AMM thường có vai trò quan trọng hơn và thu hút người dùng hơn Lending, do AMM có thể kết nối cả 3 bên (Project developer listing token, Liquidity Provider và Trader) và mang lại nhiều Incentive hơn cho user (thông qua Farming, Trading, Staking Pool,...) so với các nền tảng Lending.

Chính vì thế trong phần dưới, mình sẽ phân tích thêm dòng tiền ở các hệ sinh thái và tương quan của chúng đối với AMM.

AMM tạo ra giá trị và quyền lợi ngang hàng cho các bên tham gia.

Đặc điểm và rào cản của các AMM

Đặc điểm

Sau khi đã hiểu được định nghĩa và vai trò của AMM. Trong phần này, mình sẽ trình bày một số đặc điểm nổi bật của một AMM cơ bản, trong đó bao gồm:

  • Tính ẩn danh: Đối với sàn CEX, anh em bắt buộc phải cung cấp thông tin qua KYC cho sàn giao dịch để có thể giao dịch, điều này làm tiết lộ thông tin cá nhân. Còn đối với AMM, tính ẩn danh được ưu tiên hàng đầu khi chủ sở hữu không cần phải lộ bất kỳ thông tin nào ngoài địa chỉ ví kết nối với AMM đó.
  • Quyền kiểm soát tài sản: Đối với các CEX, anh em không được kiểm soát 100% tài sản do phải deposit vào sàn. Đối với AMM, tài sản được lưu trữ 100% trong ví (Your key, your coin) và chỉ được rút ra để giao dịch khi người dùng chấp thuận.
  • Tính minh bạch: Đối với các CEX, họ có thể không minh bạch thông qua việc điều chỉnh giá để chiếm lợi từ trader. Tuy nhiên, đối với các AMM, tất cả đều được thể minh bạch thông qua Smart Contract.

Rào cản

Tuy nhiên, các AMM vẫn đang có một số nhược điểm, chính vì thế lượng lớn khối lượng giao dịch vẫn tập trung nhiều ở CEX. Dưới đây là một số rào cản phổ biến:

1. Tắc nghẽn mạng lưới

AMM chạy trên blockchain và có phí phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của nó. Trong thời gian vừa qua, vấn đề tắc nghẽn của Ethereum gần như trở thành vấn đề không được giải quyết, dẫn đến phí gas vô cùng cao và trở thành rào cản khiến nhiều người dùng mới không thể tiếp cận thị trường DeFi.

Điều này đã được giải quyết 1 phần nhờ vào sự tăng trưởng của các AMM ở hệ BSC. Tuy nhiên, BSC vẫn là blockchain được build trên EVM của Ethereum, chính vì thế khả năng cao BSC vẫn có thể bị quá tải trong tương lai.

2. Rủi ro Hack & Rug pull

Hack và Rug-pull là hai rào cản khiến người dùng vẫn còn e ngại, trong đó:

  • Hack là hình thức hacker trộm đi các tài sản của người dùng ở các Liquidity Pool. Nếu như thiệt hại tài sản ít, các dApp có thể đền bù cho user. Tuy nhiên nếu như thiệt hại quá lớn, user sẽ là bên bị thiệt hại nhiều nhất khi cung cấp thanh khoản cho các sàn.
  • Rug pull là hành động rút thanh khoản đột xuất khỏi AMM khiến giá của token còn lại bị ảnh hưởng nặng nề. Vì AMM hoạt động trên cơ chế phi tập trung, chính vì thế nó hoàn toàn có thể bị rug pull bởi cá mập hoặc các cá nhân có mục đích xấu muốn thao túng thị trường.

3. Impermanent Loss

Impermanent Loss (Tổn thất tạm thời) là tổn thất mà anh em có thể gặp phải khi cung cấp thanh khoản cho pool trên các sàn AMM. Khi giá trị của cặp tài sản biến động càng nhiều thì tổn thất giữa việc hold token đó so với việc cung cấp thanh khoản cho sàn sẽ càng lớn.

Đây là nguyên khiến nhiều người dùng vẫn chọn phương pháp Hold hoặc Stake thay vì Farm, bởi vì chưa hiểu được cơ chế tính toán của các Liquidity Pool => AMM không gain được lượng Liquidity dồi dào từ thị trường.

Công cụ tính Impermanent Loss tại đây.

4. Front running bots

Rủi ro Front running bots là rủi ro mà khi trader sẽ bị trượt giá lớn vì Front running bots chèn lệnh ngay trước lệnh giao dịch của họ để ăn trước một khoảng chênh lệch kiếm lời cho bản thân. 

Để thực hiện điều này, các Front running bots sẽ dò các giao dịch chờ chưa được thực hiện trong Pool, từ đó đặt lệnh và trả phí gas cao hơn cho miner để được thực hiện lệnh giao dịch trước. Đây chính là cơ chế MEV (Miner Extractable Value), cho phép các Miner có thể chọn xác nhận giao dịch cho bên nào trả phí cao hơn thay vì phải thực hiện theo trình tự. 

Hiện tại thị trường đã có 3 giải pháp bao gồm Flashbots, EIP 1559 và ChainLink FSS.

Phân biệt AMM Liquidity và AMM Aggregator

Tuy nhiên, đôi lúc anh em sẽ thấy cụm từ AMM Aggregator (hay còn gọi là tổng hợp thanh khoản). Vậy AMM Aggregator là gì và chúng có sự khác biệt gì với các AMM thông thường (mình sẽ gọi là AMM Liquidity)?

Phân biệt giữa AMM Liquidity Center và AMM Liquidity Aggregator.

Hiện tại, ở thị trường DeFi đang có hai dạng AMM đó là AMM Liquidity Center và AMM Liquidity Aggregator. Sự khác biệt của chúng như sau:

  • AMM Liquidity Center là các AMM tự triển khai Pool thanh khoản riêng. Điểm nổi bật của các AMM Liquidity Center là họ có thể tự tạo các Liquidity Pool, List các tài sản và không bị phụ thuộc thanh khoản vào bên thứ 3.
  • AMM Liquidity Aggregator là các AMM tổng hợp thanh khoản từ các AMM Liquidity Center. Điểm nổi bật của các AMM Liquidity Aggregator là họ có thể tổng hợp được thanh khoản từ nhiều AMM (trên cùng một blockchain), cũng như chọn được mức giá giao dịch tốt nhất khi so sánh nhiều liquidity pool khác nhau. Tuy nhiên, thanh khoản của họ sẽ bị phụ thuộc vào AMM Liquidity Center.

Một số project nổi bật: Dưới đây là một số AMM nổi bật và được chia thành 3 loại:

  • AMM Liquidity Center: Uniswap, Pancakeswap, Serum...
  • AMM Liquidity Aggregator: Matcha, Coin98 Exchange, OpenOcean,...
  • AMM Liquidity Center + Aggregator: 1Inch Exchange, Raydium,...

Trước khi bắt đầu vào phân tích các khía cạnh của AMM, mình muốn nhắc lại cho anh em flow của bài viết, giúp anh em hiểu được tại sao mình lại sắp xếp theo trình tự như thế:

  • Những AMM nổi bật trong hệ sinh thái: Giúp anh em hình dung tổng quan thị trường đang có AMM nào nổi bật, chia theo các hệ sinh thái ra sao? (Phân tích theo chiều ngang - giữa các AMM của hệ sinh thái với nhau).
  • Các chỉ số quan trọng của AMM: Sau khi biết được đó là AMM nào, anh em cần nắm rõ các chỉ số quan trọng dùng để hiểu được những phân tích và nhận định ở phần kế tiếp. (Phân tích theo chiều dọc - giữa các AMM trong cùng hệ sinh thái).
  • Phân tích số liệu của các AMM: Sau khi đã nắm được chỉ số, phần phân tích số liệu sẽ giúp anh em trích xuất được Insights, từ đó đưa ra nhận định và quyết định đầu tư.

Mời anh em bắt đầu ngay phần phía dưới.

Những AMM nổi bật trong các hệ sinh thái

Sau khi đã hiểu rõ định nghĩa, khái niệm, đặc điểm của các AMM, mình sẽ đi sâu phân tích theo chiều dọc, các AMM nổi bật của từng hệ sinh thái. Trong đó sẽ bao gồm:

  • AMM trên hệ sinh thái Ethereum.
  • AMM trên hệ sinh thái Binance Smart Chain.
  • AMM trên hệ sinh thái Solana.
  • AMM trên những hệ sinh thái khác (Polygon, Fantom, Avalanche,...).

“Hệ sinh thái” là cụm từ sẽ được sử dụng rất nhiều, nếu như anh em chưa hiểu về chúng, mình recommend anh em dành thời gian để đọc trước khi tiếp tục bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm: hệ sinh thái trong crypto là gì? Tại sao blockchain cần hệ sinh thái? 

AMM trên hệ sinh thái Ethereum

Ethereum được xem là cái nôi của DeFi, chính vì thế các AMM mạnh nhất đều hoạt động ở Ethereum. Trước đây, AMM lớn nhất hệ sinh thái Ethereum từng là Uniswap. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của Curve Finance, Curve đã vượt mặt Uniswap trở thành AMM lớn nhất hệ sinh thái Ethereum.

Phía dưới đây mình sẽ đề cập đến 5 AMM nổi bật nhất của hệ sinh thái Ethereum. Họ đang hoạt động ra sao và có những điểm gì nổi bật?

Top 5 AMM có TVL cao nhất hệ sinh thái Ethereum.

1. Curve Finance

Curve Finance là AMM dành cho các Stablecoin như USDT, USDC, DAI, UST,... Sở dĩ người dùng chọn dùng Curve thay vì giao dịch Stablecoin trên Uniswap là vì mức trượt giá với các tài sản có giá trị tương tự nhau ở Uniswap rất lớn. Với những lợi thế đang có, Curve Finance đã mở rộng sang các Wrap-Asset khác trong thị trường như BTC (renBTC, wBTC, sBTC),…

Sự thành công của Curve Finance cũng đã chứng minh nhu cầu rất lớn của thị trường về hai mảng:

  • Nhu cầu giao dịch giữa các Stablecoin và các Wrap-Asset với nhau.
  • Nhu cầu Farming với mức Impermanent Loss gần như bằng 0.

Ngoài Ethereum, Curve Finance còn deploy Multichain ở Polygon, xDAI và Fantom, tuy nhiên TVL và Trading volume ở các blockchain đều không nổi bật bằng Ethereum.

Đọc thêm: Phân tích mô hình hoạt động Curve Finance

2. Uniswap

Mặc dù Curve Finance hiện đang có TVL cao hơn Uniswap, tuy nhiên Uniswap vẫn xứng đáng là “King of AMM” khi có Trading Volume vượt xa đối thủ. Cụ thể hơn là sau khi thành công với Uniswap v2, đội ngũ phát triển đã ra mắt Uniswap v3 với ba tính năng mới là Thanh khoản tập trung, Range Order và Cải tiến cơ chế phí giao dịch.

Các tính năng của Uniswap v3 đã nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng khi có Trading Volume đạt 1.2 tỷ đô và bỏ xa một số đối thủ nổi bật khác trên thị trường như MDEX, Pancakeswap,... 

Xét về số lượng token được giao dịch, Uniswap v2 cũng là sàn giao dịch có nhiều tài sản nhất, đạt 2219 coin so với nền tảng đứng thứ nhì là Pancakeswap với 1621 coin.

Uniswap đã rất thành công trong thị trường vì đây nền tảng tiên phong trong lĩnh vực AMM và triển khai phi tập trung hoàn toàn ⇒ Dự án ưu tiên chọn Uniswap listing token ⇒ Thanh khoản cao, mức trượt giá thấp, generate nhiều fee ⇒ Thu hút nhiều Trader và Liquidity Provider ⇒ Vòng lặp….

Đọc thêm: Phân tích mô hình hoạt động Uniswap V2

3. Sushiswap

Ban đầu, Sushiswap là một bản fork của Uniswap v2. Tuy nhiên trải qua khoảng thời gian hoạt động và phát triển. Đội ngũ Sushiswap đã dần thể hiện những hướng đi riêng để tiếp cận thị trường. 

Nếu như Uniswap chỉ tập trung vào sản phẩm chính là AMM, thì Sushiswap ra mắt thêm nhiều sản phẩm phụ. Sushiswap đã triển khai thêm Kashi (Lending), Miso (Launchpad), xSUSHI (Incentive for SUSHI holder),...

Ngoài ra, Sushiswap cũng chọn hướng deploy Multichain thay vì chỉ triển khai ở Ethereum như Uniswap. Hiện tại Sushiswap đã deploy trên 6 chain bao gồm Ethereum, BSC, Polygon, Fantom, xDAI và HECO.

Cho tới thời điểm hiện tại thì Sushiswap vẫn hoạt động nổi bật nhất ở Ethereum, còn các blockchain khác thì chưa hoạt động hiệu quả. Lượng Daily Active User của Sushiswap tương đối thấp nếu so với Uniswap. Tuy nhiên Trading Volume vẫn đạt top 5, điều này cho thấy User của Sushiswap đa số là các Whale với khối lượng giao dịch rất cao.

Đọc thêm: Phân tích mô hình hoạt động Sushiswap

4. Balancer & Bancor Network 

Một trong những rủi ro khiến người dùng ngại cung cấp thanh khoản chính là Impermanent Loss. Chính vì thế Balancer bancor Network đã ra mắt nhằm giải quyết vấn đề này.

Balancer cho phép người dùng có thể cung cấp thanh khoản một cách linh hoạt với maximum 8 tokens vào một pool với nhiều tỷ lệ khác nhau (60/40, 90/10, 98/2), thay vì cung cấp 2 tokens với tỷ lệ cố định 50/50 như Uniswap.

Còn Bancor Network cho phép người dùng có thể cung cấp thanh khoản cho Pool chỉ với một loại token duy nhất, việc còn lại Bancor sẽ đảm bảo tỷ lệ token trong pool. Tuy nhiên, để được bảo vệ khỏi Impermanent Loss, người dùng cần Farming trong hơn 30 ngày và chỉ được bảo vệ với một số Whitelist Pool. 

Balancer và Bancor Network còn có thêm một số tính năng phụ như tối ưu phí gas và phí giao dịch, tự động tối ưu hóa nguồn vốn thông qua Lending Protocol (Balancer) và Leverage Farming (Bancor Network). 

Mặc dù có những tính năng rất độc đáo và có TVL tương đối ổn trong hệ sinh thái Ethereum, tuy nhiên, Bancor và Balancer lại không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng khi có Trading Volume khá thấp.

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động Balancer

AMM trên hệ sinh thái Binance Smart Chain

Sau khi mạng lưới Ethereum có dấu hiệu tắc nghẽn và DeFi trên Ethereum có dấu hiệu bão hòa, người dùng đã chuyển sang hệ Binance Smart Chain vào tháng 3/2021, đó cũng là thời điểm hệ BSC hoàn thành DeFi Stack và sẵn sàng đón nhận dòng tiền từ các hệ sinh thái khác sang.

Top 5 AMM có TVL cao nhất hệ sinh thái BSC.

Ban đầu hệ BSC có khá nhiều AMM cạnh tranh với nhau như Pancakeswap, Julswap, Burgerswap, Bakeryswap, Apeswap,... Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian hoạt động thì một số AMM đã thể hiện ra sự yếu thế và buộc phải nhường ngôi cho những AMM hoạt động tốt hơn. Dưới đây là một số AMM nổi bật của hệ BSC:

1. Pancakeswap

Tính tới thời điểm hiện tại, Pancakeswap đang là AMM lớn nhất và đóng vai trò trung tâm thanh khoản cho cả hệ BSC (Pancakeswap là nơi các project tạo Pool thanh khoản và là Liquidity Pool cho các AMM Aggregator). 

  • Xét về Trading Volume trong 24h, Pancakeswap chỉ xếp sau Uniswap v3 (900 triệu đô so với 1.2 tỷ đô).
  • Xét về TVL, Pancakeswap đã vượt mặt Uniswap và chỉ xếp sau Curve Finance.

Không dừng lại ở đó, Pancakeswap đã mở rộng trở thành DeFi Station với nhiều chức năng khác nhau như IFO (Launchpad), Lottery (Xổ số), Syrup Pools (Stake CAKE để Earn các token khác của hệ BSC),... Chính các sản phẩm trong hệ sinh thái của Pancakeswap đã giúp họ thu hút thêm người dùng và tăng tính ứng dụng cho CAKE token.

Đọc thêm: Phân tích mô hình hoạt động PancakeSwap

2. Belt Finance & Ellipsis Finance

Nếu như Ethereum có Curve Finance, thì BSC có Belt FinanceEllipsis Finance có chức năng tương tự Curve Finance. Hai nền tảng này sẽ hỗ trợ người dùng swap giữa các Stablecoin với mức trượt giá thấp nhất. 

Xét riêng trong mảng AMM, Belt Finance và Ellipsis Finance có TVL lần lượt là 1.3 tỷ đô và 1 tỷ đô. Tuy nhiên Trading Volume vẫn còn khá thấp so với Pancakeswap.

3. MDEX

MDEX là AMM đầu tiên và lớn nhất của hệ sinh thái HECO. Tuy nhiên, MDEX cũng deploy multichain sang BSC. 

Mặc dù cộng đồng vẫn còn nghi ngờ tính xác thực của số liệu mà MDEX đã công bố, nhưng MDEX lại có hiệu suất hoạt động khá tốt khi có TVL ở hai hệ BSC và HECO là 2.6 tỷ đô, Trading Volume vào khoảng 700 triệu. Đây là con số khá cao trên thị trường.

AMM trên hệ sinh thái Solana

Cách vận hành các AMM Liquidity hệ sinh thái Solana có chút khác biệt đối với các hệ sinh thái khác. Solana sẽ không phân bổ thanh khoản ở nhiều AMM, thay vào đó, họ sẽ lấy Serum làm trung thanh khoản cho cả hệ sinh thái. Cách làm thế này vừa có ưu điểm và nhược điểm:

  • Ưu điểm: Các nền tảng AMM có thể tận dụng thanh khoản dồi dào từ Serum, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho trader.
  • Nhược điểm: Các nền tảng AMM sẽ không Capture được nhiều value cho native token vì Serum là bên thu fee của trader.

Đọc thêm: Phân tích mô hình hoạt động Serum

Trong thời gian vừa qua, các AMM trên hệ Solana có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ. Dưới đây mình sẽ tổng hợp một số AMM nổi bật cho anh em.

  • AMM trung tâm thanh khoản: SerumDEX, Raydium.
  • AMM có Pool riêng: Orca, Saber.
  • AMM launch trên Serum Pool: Mango Market, Open Serum, Mango Market, Symmetry,...

AMM trên hệ sinh thái khác

Sau khi Ethereum và Binance Smart Chain triển khai thành công không gian DeFi thì các hệ sinh thái khác trên thị trường như Polygon, Fantom, Avalanche,... đã ra mắt các AMM để có thể mở rộng không gian DeFi. Ngoại trừ Quickswap của Polygon có TVL và Trading Volume tốt, thì đa số các AMM trên hệ sinh thái khác đều không có hiệu suất nổi bật.

Sự thành công của một AMM không chỉ phụ thuộc vào mô hình hoạt động của AMM đó, mà còn phụ thuộc khá nhiều vào mức độ tiềm năng của hệ sinh thái mà AMM đó deploy. Liệu các dApp khác trong hệ sinh thái có đủ đa dạng để hỗ trợ các AMM phát triển chưa?

Thông thường, đối với mỗi hệ sinh thái thì sẽ có một AMM hoạt động như một trung tâm thanh khoản. Anh em có thể xem chi tiết ở Infographic dưới đây. Polygon có Quickswap, Fantom Spookyswap,... Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp thanh khoản không bị phân mảnh quá nhiều đối với những hệ sinh thái có TVL còn thấp.

Những AMM ở các hệ sinh thái khác như Polygon, Fantom, Avalanche,...

Các chỉ số quan trọng của AMM

Trong phần này, mình sẽ phân tích theo chiều ngang, tổng quan các chỉ số quan trọng để đánh giá & phân tích các AMM từ đó có thể áp dụng trong việc đưa ra quyết định đầu tư.

Anh em đừng bỏ qua phần này bởi vì mình sẽ đề cập khá nhiều đến các chỉ số ở phía dưới. Việc nắm rõ chỉ số sẽ giúp anh em có thể hiểu rõ những gì mình phân tích ở phía dưới, cũng như giúp anh em có thể tự phân tích khi số liệu thay đổi trong tương lai.

Đối với một AMM, có 5 chỉ số quan trọng mà anh em cần phải quan tâm, bao gồm:

  • Total Value Lock (TVL): Thể hiện số lượng tài sản được cung cấp thanh khoản trong sàn AMM. TVL càng lớn thì sàn càng có nhiều thanh khoản ⇒ Giao dịch ít trượt giá hơn ⇒ Trải nghiệm người dùng tốt hơn.
  • Trading Volume: Trading Volume là khối lượng giao dịch của các AMM, thường được thống kê trong 24h. Trading Volume càng cao ⇒ Tạo ra fee càng nhiều ⇒ Thu hút Liquidity Provider cho AMM.
  • Capital Utilization Ratio:  Đây là chỉ số được tính bằng công thức Trading Volume/TVL, chỉ số này sẽ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của các nền tảng AMM. Nghĩa là với cùng một số vốn (TVL) thì nền tảng nào có Trading Volume cao hơn sẽ tạo ra được nhiều Fee hơn cho Liquidity Provider (chỉ số càng cao càng tốt).
  • Market Cap/TVL: Đây là chỉ số so sánh giữa Market Cap và TVL của các AMM để định giá AMM nào đang được người dùng tin tưởng, deposit fund vào nhiều hơn nhưng Market Cap vẫn còn bé hơn so với những AMM khác (chỉ số càng thấp càng tốt).
  • Daily Active User (DAU): Đây là chỉ số thể hiện số lượng người dùng hằng ngày tại các nền tảng. DAU có thể được sử dụng kèm với chỉ số Trading Volume và TVL để tăng thêm.
  • Number of Pair & Token: Số lượng tài sản và các cặp tài sản là chỉ số thể hiện mức độ đa dạng, độ thu hút của AMM đó với các Project (Asset Creator) và User (Trader). Đa số các dự án trên thị trường sẽ chọn list tài sản trên các Liquidity Center của mỗi hệ sinh thái.

Sau khi đã nắm rõ các chỉ số quan trọng dùng để phân tích số liệu. Mình sẽ cùng anh em quan sát các số liệu thực tế mà mình tổng hợp phía dưới đây và tìm ra những Insights hữu ích từ chúng. 

Phân tích dữ liệu từ các AMM

Bảng xếp hạng AMM theo TVL (Nguồn: DefiLlama)

Phía trên là bảng số liệu mình đã tổng hợp được của các AMM nổi bật ở các hệ sinh thái khác nhau được xếp hạng theo TVL từ cao đến thấp. Trong đó có 4 số chỉ số mình đã đề cập ở phía bên trên, bao gồm:

  • TVL (Total Value Lock).
  • Trading Volume.
  • Capital Utilization Ratio.
  • Market Cap/TVL.

Thị trường Crypto thay đổi rất nhanh và những số liệu trên cũng thế. Trong phần này, anh em đừng thu thập và trở nên bị động với Insights đó, mà hãy xem cách phân tích để có thể ứng biến với sự thay đổi của thị trường.

Dưới đây là một số Insights mình đã tổng kết được và trình bày theo bullet-point:

Xếp hạng TVL ở các hệ sinh thái

Trước khi phân tích dòng tiền ở các AMM, anh em cần nắm rõ dòng tiền đang ở hệ sinh thái nào, bởi vì chúng có độ tương quan rất lớn. Sự tăng trưởng dòng tiền ở các hệ sinh thái sẽ thúc đẩy TVL của AMM tăng trưởng theo.

Xếp hạng: Ethereum (#1), Binance Smart Chain (#2), Polygon + Terra + Solana (#3),... 

Từ đây, anh em khoanh vùng được dòng tiền và hiểu được độ lớn của hệ sinh thái - là môi trường để AMM phát triển.

Xếp hạng TVL ở các AMM

Curve (#1), Pancakeswap (#2), Uniswap (#3), Sushiswap (#4), Uniswap v3 (#5).

Xếp hạng TVL của các AMM chứng minh sự tương quan rất lớn của TVL ở cả hệ sinh thái, TVL hệ sinh thái tăng ⇒ TVL AMM sẽ có xu hướng tăng theo.

Mặc dù Terra có dòng tiền lớn, nhưng Terra chỉ phát triển mảng Lending thay vì AMM, nên dòng tiền ở các AMM chỉ xoay quanh Ethereum, BSC, Polygon và Solana.

Sau cú sập ngày 19/5/2021 cho tới bây giờ, Ethereum là hệ có tốc độ hồi phục TVL nhanh nhất ⇒ Ethereum vẫn là đầu nguồn của dòng tiền.

Binance Smart Chain và Polygon là hai hệ đang có dấu hiệu bão hòa, Solana đang là hệ có mức tăng trưởng TVL nhanh nhất ⇒ Cơ hội cho anh em Skin in the game.

Xếp hạng AMM theo Market Dominance

Thị trường AMM có mức độ thống trị cao (dominance), 25% các AMM lớn nhất thị trường chiếm 75% thanh khoản, 75% còn lại (Other) chỉ chiếm 25% thanh khoản AMM là thị trường vô cùng cạnh tranh, để có thể tìm kiếm tiềm năng của các AMM trong phân mục Other, anh em phần phải quan sát hiệu suất rất kĩ cũng như follow theo dòng tiền của hệ sinh thái.

Curve đang là Protocol có TVL cao nhất (#1) và cao gấp đôi Protocol đứng thứ #2. Cho thấy nhu cầu Farming với các Stablecoin rất cao cho dù Farming tại Curve có APR khá thấp, đa số whale không cần APR cao, họ cần sự an toàn.

Xếp hạng Trading Volume

Uniswap v3 (#1), Pancakeswap (#2), Uniswap v2 (#3), MDEX (#4), Sushiswap (#5).

Ethereum và Binance Smart Chain vẫn là chain được project sử dụng nhiều nhất. Uniswap là nền tảng có Trading Volume chiếm áp đảo so với các Protocol khác.

Quan sát sự tăng trưởng của Trading Volume giúp anh em có thể xác định Active User của các hệ đang nằm ở đâu.

Số lượng người sử dụng hằng ngày của những AMM nổi bật nhất trên thị trường.

Daily Active User

Mặc dù Trading Volume ở Uniswap v3 cao nhất nhưng số lượng người dùng hằng ngày cao nhất lại là Pancakeswap. Điều này chứng tỏ phần lớn người dùng (retail trader) thưởng sử dụng Pancakeswap hơn Uniswap bởi vì mức gas fee quá cao của Ethereum.

Đây cũng là lý do tại sao khi Trend Play to Earn bắt đầu với Axie Infinity nhưng lại có những token tăng trưởng mạnh nhất ở hệ BSC.

Xếp hạng Hiệu quả sử dụng vốn (HQSDV)

Uniswap v3 (#1), MDEX (#2), Raydium (#3), Pancakeswap (#4), Quickswap (#5).

Tính năng thanh khoản tập trung của Uniswap v3 có tính ứng dụng rất cao, với cùng một số vốn, Liquidity Provider tại Uniswap v3 có thể thu hút được người dùng giao dịch nhiều hơn do ưu điểm của cơ chế Concentrated Liquidity mang lại.

Xếp hạng Market Cap/TVL

Curve (#1), O3Swap (#2), Balancer (#3), Ellipsis (#4), Quickswap (#5). 

Đối với mình, chỉ số MC/TVL không mang nhiều insights phục vụ cho quá trình đầu tư. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ thể hiện được Protocol nào có Market Cap bị Undervalue so với những protocol khác.

Curve đang có Market cap tương đối thấp so với mức độ tin tưởng của người dùng khi deposit fund vào Curve.

Tuy nhiên, để có thể phân tích rõ hiệu suất, anh em nên theo dõi chúng trong một khoảng thời gian, thay vì một mốc thời gian. Điều này sẽ giúp anh em có thể theo dõi tốt hơn thông qua sự tăng trưởng.

Trong ví dụ trên đây, mình đã theo dõi TVL và Trading Volume 24h của các AMM nổi bật trong 3 mốc thời gian khác nhau và mình đã thu thập được thêm Insights sau để bổ sung cho các Insights phía trên:

Kể từ sau đợt sụp của thị trường vào 19/5/2021, các AMM ở hệ sinh thái Ethereum có tốc độ hồi phục nhanh hơn các AMM ở hệ BSC. Điều này được chứng TVL và Trading Volume của Uniswap, Sushiswap (Ethereum); Pancakeswap, MDEX (BSC).

Như vậy có thể dễ dàng thấy rằng, nơi nào có dòng tiền lớn hơn sẽ có tốc độ hồi phục nhanh hơn, sau đó dòng tiền sẽ bắt đầu di chuyển về các AMM ở hệ sinh thái còn lại.

Dựa trên những dữ liệu đã được phân tích, anh em sẽ dễ dàng ứng dụng chúng để đưa ra quyết định đầu tư và mình sẽ sử dụng chúng ngay trong phần dưới đây.

Hiệu ứng mạng lưới của AMM (Network Effect)

Phía trên là một số dữ liệu mà mình đã đúc kết sau khi đã thống kê dữ liệu. Tuy nhiên, sự thành công của một AMM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm:

  • Mô hình hoạt động hiệu quả.
  • Tokenomic và Incentive hợp lý cho cộng đồng.
  • Hiệu ứng mạng lưới.

Hiệu ứng mạng lưới (Network Effect) là cụm từ khá mới đối với một số anh em. Tuy nhiên, chúng đóng góp vai trò quan trọng không kém giúp AMM có thể tận dụng lợi thế từ cộng đồng và môi trường xung quanh. Chính vì thế, mình sẽ phân tích phía dưới giúp anh em hiểu được tác động của môi trường đối với sự thành công của một AMM.

Giải nghĩa: Hiệu ứng mạng lưới (hay còn gọi là Network Effect) có thể được xem là hiệu ứng mà một nhóm nhân tố có thể mang lại giá trị cho nhau, cũng như có sự tương tác lẫn nhau để mang lại giá trị nhiều nhất cho tập thể. 

Trong phần này, mình sẽ phân tích về Network Effect của AMM, từ đó giúp anh em có thể dễ dàng xác định những nhân tố quan trọng tạo nên một AMM thành công, cũng như mối liên kết giữa các nhân tố đó trong mạng lưới tổng thể.

Hiệu ứng mạng lưới của AMM.

Sau khi đã hoàn thành biểu đồ mạng lưới phía trên, mình đã rút ra được một số Insights mấu chốt về Network Effect của một AMM:

  • Để khởi động được bộ máy AMM, Liquidity Provider (1) là mấu chốt đầu tiên mà AMM cần phải tăng Incentive để thu hút LP từ ban đầu.
  • Thanh khoản dồi dào (2) ⇒ Trượt giá thấp ⇒ Thu hút Trader (3).
  • Thanh khoản dồi dào (2) ⇒ Chứng tỏ nhiều LP ⇒ Thu hút Project tạo Asset Pool (4) và thu hút Pump/Dump token để Make Noise.
  • AMM có nhiều tài sản (3) ⇒ Thu hút Trader (3).
  • Nhiều Trader (3) ⇒ Tạo ra nhiều Fee (4) ⇒ Thu hút Liquidity Provider (1).
  • Khi có được Revenue (4) ⇒ Tiền đề để AMM tạo ra những tính năng mới (5).
  • Tính năng mới ⇒ Thu hút User và Project (6) sử dụng các tính năng của AMM.

Tóm lại, để một AMM có thể triển khai thành công, mô hình hoạt động của AMM cần phải tạo ra được Incentive để thu hút Liquidity Provider, từ đó có thể thu Project (Asset Creator), Trader,... Đây sẽ là một Flywheel có tính tuần hoàn với nhau, nếu bất kỳ một nhân nào không thể cải thiện, thì đều sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực để AMM.

Sau khi xem xét các yếu tố trên, anh em có thể dễ dàng nắm bắt cơ hội đầu tư hơn khi Skin in the game với mảng. Dưới đây mình sẽ trình bày một số cơ hội đầu tư cho anh em. 

Timeline quá trình phát triển của AMM 

Lĩnh vực AMM đã trải qua khoảng thời gian dài phát triển và có những cải tiến đáng kể. Chính vì thế, trong phần này mình sẽ giúp anh em có thể hình dùng rõ hơn sự phát triển của các AMM. Từ đó giúp anh em có thể dự phóng một phần hướng đi của lĩnh vực AMM trong tương lai.

Các giai đoạn phát triển của lĩnh vực AMM.

Giai đoạn 1: Sự ra đời của Uniswap v2

Ra đời vào năm 2018, Uniswap là một trong những đầu tiên hoạt động theo cơ chế AMM. Tuy nhiên Uniswap lại được biết đến nhiều nhất trong trong cơn sóng DeFi vào tháng 9/2020. Uniswap nổi lên như một kỳ lân trong thị trường crypto và ngày càng có sức ảnh hưởng đến thị trường.

Sự thành công của Uniswap có thể được tóm gọn trong 3 nhân tố:

  • Trader có thể swap khi thanh khoản kém ⇒ Trải nghiệm tốt hơn Orderbook.
  • Liquidity Provider có thể Earn value từ Uniswap ⇒ Thu hút cộng đồng, tăng Liquidity.
  • Project có thể tự do list token ⇒ Nhiều pump/dump token ⇒ Make noise cho thị trường.

Trong thời điểm đó, Uniswap thật sự là tâm điểm của thị trường crypto khi luôn đạt được những thành tích mới, điển hình là có những ngày khối lượng giao dịch lên đến gần 1 tỷ đô. Có những ngày Uniswap đã vượt mặt Coinbase và đứng top 5 trong những sàn giao dịch có khối lượng cao nhất.

Giai đoạn 2: Sự bùng nổ của AMM trên các hệ sinh thái

Kể từ khi Uniswap thành công và đánh dấu sự bùng nổ của DeFi ở Ethereum, các hệ sinh thái khác cũng đã nhanh chóng triển khai các AMM để thu hút dòng tiền về hệ sinh thái của mình. Hệ sinh thái Tron có “phát súng” đầu tiên với JustSwap, Binance Smart Chain ra mắt PancakeSwap, Solana ra mắt Serum,... 

Tuy nhiên, trong thời điểm này, các AMM ra đời khá nhanh chóng nhưng không đảm bảo được độ chất lượng, cũng như không chú trọng đến các yếu tốt xung quanh trong hệ sinh thái. Chính điều này khiến các AMM không thu hút được Liquidity Provider và Trader. 

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm ra mắt cũng như phát triển nhanh nhất của các AMM nổi bật và có sự hoạt động chỉnh chu trong thị trường.

  • Ethereum: Uniswap, Curve, Balancer, Bancor, Kyber, DODO,...
  • BSC: Pancakeswap, Belt, MDEX, Ellipsis, Bakeryswap,...
  • Solana: Serum, Raydium, Orca, Saber,...
  • Polygon: Quickswap,...

Thời gian ra mắt các AMM đầu tiên của từng hệ sinh thái

Giai đoạn 3: Quá trình chọn lọc & cải tiến của AMM trên thị trường

Theo góc nhìn cá nhân của mình, thị trường đang nằm trong giai đoạn này, đồng nghĩa với việc có rất nhiều dự án mới ra mắt, tuy nhiên AMM nào không cải tiến và có những tính năng đột phá sẽ lập tức bị “lãng quên”. 

Chính vì thế, ngoài những tính năng cơ bản như Swap, Farming, các AMM thường tích hợp thêm những tính năng mới như:

  • Cơ chế Liquidity mới: Uniswap v3, Kyber DMM,...
  • Triển khai Launchpad: PancakeSwap IFO, Raydium AcceleRaytor,...
  • Triển khai Multi-chain: DODO, 1Inch, Curve, Sushiswap, MDEX, ....
  • Lending: Sushiswap Bentobox, Synthetix Loans,...
  • Derivative: Sushiswap Kashi,...
  • Staking Reward: vDODO, xSushi,...
  • NFT: PancakeSwap, BakerySwap,...

Tích hợp thêm những tính năng mới chính là yếu tố tiên quyết để có thể thu hút & giữ chân người dùng. Khi phát triển nhiều tính năng, AMM đó sẽ trở nên giá trị hơn vì nó bao hàm những lĩnh vực bên được tích hợp bên trong.

Tuy nhiên không phải các tính năng mới đều có hiệu suất và nhận được sự đón nhận từ thị trường:

  • Hiệu suất còn kém: Lending, Derivate, NFT.
  • Hiệu suất tốt: Launchpad, Multichain, Cơ chế Liquidity mới,...

Ví dụ như mảng Lending và Derivative ở Sushiswap vẫn không thu hút người dùng. Mảng NFT chỉ thành công với Bakeryswap. Chính vì thế, nếu như xem xét tính năng là nhân tố để đầu tư, anh em cần tìm hiểu rõ hiệu suất của các tính năng mới.

Dự phóng về tương lai AMM

Dựa trên những số liệu mình đã phân tích phía trên, trong phần này mình sẽ đưa ra dự phóng, giúp anh em có thể hình dung được lĩnh vực AMM sẽ có những động thái nào tiếp theo từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư.

Dưới đây là một số dự phóng của mình:

  • AMM là thị trường cạnh tranh rất cao, cho dù có nhiều AMM ra đời đi nữa, rất khó để họ flip các nền tảng AMM lớn hiện tại.
  • Các AMM lớn sẽ có xu hướng mở rộng sang DeFi Station để tạo thêm giá trị cho protocol: Pancakeswap (Launchpad, Lottery, Prediction), Bakeryswap (NFT),... Raydium (Launchpad),...
  • Xu hướng trong lĩnh vực sắp tới có thể là Derivative và Margin thay vì chỉ Spot như các AMM hiện tại, khởi đầu từ Perpetual, dYdX,...
  • Multi-chain có thể được áp dụng nhiều trong thời gian sắp tới để mở rộng sức ảnh hưởng tương tự Curve, Sushiswap,...
  • Tuy nhiên, vấn đề với Multi-chain là thanh khoản phân mảnh. Các protocol không thể tận dụng thanh khoản từ Ethereum, BSC để bootstrap cho các blockchain platform khác như Fantom, Avalanche,...
  • Các hệ sinh thái nhỏ hơn như Fantom, Avalanche vẫn sẽ tiếp tục support các AMM để mở rộng DeFi, tuy nhiên vẫn cần phải hiệu quả để xem xét tiềm năng đầu tư.

Sau khi anh em đã nắm rõ được cách phân tích hướng đi của các AMM, mình sẽ bắt đầu đến với phần anh em quan tâm nhất, đó là Cơ hội đầu tư. Tới bước này, anh em đừng quên sử dụng những kiến thức phân tích đã được tổng hợp phía trên để có tiềm tìm ra hướng đầu tư của riêng mình.

Cơ hội đầu tư vào AMM

Săn hidden-gem ở PancakeSwap (high risk - high return)

Đối với những anh em có vốn còn hạn chế, việc đầu tư vào những cơn sóng low-cap token ở AMM trên Ethereum sẽ rất tốn kém. Thay vào đó, hãy chú ý vào AMM trên BSC. Mặc dù trend đang có phần bão hòa, nhưng không hẳn là không còn cơ hội cho anh em.

Trong thời gian qua, hệ BSC đã chứng kiến sự tăng trưởng của các nền tảng Play to Earn như MyDefiPet, CryptoBlade, Faraland, Mobox, DungeonSwap,... Mặc dù Trend đi qua trong thời gian khá ngắn nhưng chúng lại có sự tăng trưởng rất cao. Chính vì thế, anh em hoàn toàn có thể tìm hidden gem ở Pancakeswap, Quickswap và các ở Solana thay vì chỉ có Uniswap.

Farming ở các AMM

Farming là hình thức giúp anh em có Earn từ hành động cung cấp thanh khoản cho sàn để nhận lại phí giao dịch từ Trader. Tuy nhiên anh em cần phải chú ý 3 điều sau để Farming an toàn

  • Impermanent Loss (đề cập chi tiết phía trên).
  • Khả năng Generate fee ở Liquidity Pool.
  • Hiểu rõ về token dùng để Farm.

Ví dụ: Để có thể Farm cặp AVAX-PNG trên Pangolin, anh em cần phải swap ½ AVAX sang PNG để Farming. Tuy nhiên, cặp AVAX-PNG lại không có nhiều Trading Volume ⇒ Không tạo ra được Revenue cho Liquidity Provider. Chưa kể PNG có mức độ lạm phát quá cao ⇒ Rủi ro Impermanent Loss cao ⇒ Farming không tạo ra giá trị. 

Anh em có thể tìm hiểu chi tiết rủi ro khi Farming với AVAX-PNG tại đây.

Đầu tư vào AMM token

Các AMM nổi bật sắp xếp theo vốn hóa. Nguồn: CoinGecko

Đây là phương thức đơn giản và phổ biến nhất mà anh em có thể thực hiện, dưới đây là một số native token của các nền tảng AMM ở các hệ sinh thái:

  • Ethereum: Uniswap (UNI), Sushiswap (SUSHI), Curve (CRV),...
  • Binance Smart Chain: Pancakeswap (CAKE), MDEX (MDX), Ellipsis (EPS),...
  • Solana: Serum (SRM), Raydium (RAY), Saber (SBR), Orca (ORCA),...
  • Polygon: Quickswap (QUICK), Dinoswap (DINO),...

Tuy nhiên, có 3 điều anh em cần chú ý. Nếu như có thể thỏa mãn các điều kiện sau, anh em hoàn toàn có thể cân nhắc đầu tư.

  • Market Cap ⇒ Xác định khả năng tăng trưởng.
  • Mô hình hoạt động, tokenomic ⇒ Cách nền tảng Capture value cho token.
  • Dòng tiền ⇒ Vì AMM là nơi đón dòng tiền đầu tiên.

Ví dụ: Trong tuần vừa qua, SBR (Saber) đã tăng 600% từ $0.05 lên $0.3. Tại sao SBR lại tăng trưởng nhanh đến thế? 

  • Market Cap Saber còn thấp, chỉ 31 triệu đô.
  • TVL của Saber tăng lên #2 ở Solana ⇒ Mô hình hoạt động hiệu quả, thu hút user.
  • Dòng tiền đổ về Solana rất mạnh ⇒ Saber, Raydium, Serum hưởng lợi.
  • Follow dòng tiền (Money Flow).

Anh em hãy follow dòng tiền đang đi đâu, bởi vì các hệ sinh thái sẽ không nổi lên cùng một lúc mà nó sẽ di chuyển từ hệ sinh thái đang bão hòa sang hệ sinh thái đã có cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng làn sóng DeFi. Anh em có thể lắng nghe về cách theo dõi dòng tiền thông qua 2 podcast: 

Tương tự như thế đối với các AMM, sau khi xác định được dòng tiền ở hệ sinh thái nào, anh em có thể “take a bet” đối với các nền tảng AMM lớn nhất của hệ sinh thái đó, bởi vì đó là nơi sẽ tập trung dòng tiền và user. Chưa kể những AMM lớn nhất cũng là những nền tảng có tiềm lực mạnh nhất để mở rộng sang những lĩnh vực khác.

  • Pancakeswap ra mắt Syrup Pools, Launchpad, Lottery,...
  • Bakeryswap ra mắt NFT Issuer, NFT Marketplace,...
  • Raydium ra Launchpad,...

Khi follow được dòng tiền, anh em không chỉ có thể đầu tư vào native token của các AMM mà còn có thể săn hidden gem dễ hơn. Theo góc nhìn cá nhân, Solana đang là hệ sinh thái đón nhận dòng tiền mạnh mẽ nhất hiện nay cho phép anh em có thể đón trước cơ hội đầu tư trước khi chúng bão hòa như hệ Binance Smart Chain.

ROI của các project mở bán trên Pancakeswap Launchpad (IFO).

Cơ hội tham gia Launchpad của các AMM

Cập nhật tin tức thường xuyên các AMM có triển khai IDO Launchpad như Raydium, Pancake,... Đây chính là cơ hội cho anh em thay đổi vị thế nếu như tìm được dự án tốt trong thị trường.

Tuy nhiên anh em cần phải chú ý luật tham gia của các nền tảng Launchpad, thông thường, họ sẽ yêu cầu anh em Staking native token của các nền tảng Launchpad để có thể tham gia. Trong khoảng thời gian ngắn, hình thức này sẽ giam một phần vốn của anh em. Chính vì thế anh em cần tính toán risk/reward sau khi tham gia Launchpad.

Cơ hội với Retroactive

Retroactive là phần thưởng của các AMM tặng lại cho early user khi họ tham gia trải nghiệm và sử dụng các nền tảng AMM từ sớm. Đây là cách rất hữu hiệu để các AMM có thể thu hút user cũng như Airdrop cho những người dùng thực sự của nền tảng.

Tính tới thời điểm hiện tại, một số AMM đã có các phần thưởng Retroactive cho người dùng:

  • Uniswap airdrop mỗi ví khoảng 400 UNI ($12,000).
  • 1Inch Exchange airdrop mỗi ví khoảng 600 1INCH ($1,800).
  • Orca airdrop ORCA cho Liquidity Provider và Trader.

Nếu như anh em đã bỏ lỡ qua các cơ hội nhận Retroactive thì đừng quên trải nghiệm một số nền tảng vẫn chưa phát hành token như Metamask, Matcha by 0x API,  dYdX exchange,… Điều này phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm và Skin in the game của anh em trong thị trường. 

Theo góc nhìn cá nhân, Solana đang là hệ sinh thái còn rất tiềm năng cho phép anh em có thể trải nghiệm các nền tảng từ sớm. Trong lúc họ chưa phát hành token, anh em có thể thực hiện các lệnh swap cũng như cung cấp thanh khoản cho sàn. Nếu may mắn, anh em có thể nhận được Retroactive từ nền tảng.

Tham gia Yield Farming từ sớm

Tham gia Yield Farming trên AMM, đặc biệt là dự án AMM mới ra mắt thì đừng bỏ qua cơ hội Farming trên các nền tảng đó, vì APR ban đầu thường rất cao để tạo Incentive cho thu hút user đến cung cấp thanh khoản. Tuy nhiên, APR sẽ sụt giảm rất mạnh khi TVL tăng. 

Chính vì thế anh em cần phải nắm bắt cơ hội từ sớm khi có thông báo của họ từ Twitter. Anh em có thể Farm để nhận lấy native token trong khoảng thời gian 1 tuần đầu. Sau đó, anh em có thể bán để chốt lời hoặc tiếp tục sử dụng token đã earn được để tiếp tục Farming.

Hình ảnh dưới đây mô phỏng Incentive ban đầu của Saber trên hệ sinh thái Solana. Mình đã chốt lời khá sớm sau khi Farming trong vòng 2 tuần với số vốn khoảng $2,000, nếu giữ tới thời điểm hiện tại, số SBR mình nhận được có giá trị khoảng $100. Với anh em có số vốn lớn hơn thì giá trị Farm ra được sẽ cao hơn.

Đọc thêm: Các cơ hội skin the game trên Solana.

Farming từ sớm với Saber ở hệ sinh thái Solana.

Tổng kết

Mình sẽ tổng kết lại một số Insights cho anh em về cơ hội đầu tư trong lĩnh vực AMM:

  • AMM là lĩnh vực có sự thống lĩnh khá lớn (số ít AMM nổi bật chiếm phần lớn Liquidity và Trading Volume).
  • Flow theo dòng tiền ở các hệ sinh thái và đón cơ hội đầu tư với các nền tảng AMM.
  • Chú ý vào các AMM có đủ tiềm lực để phát triển tính năng mới.
  • Skin in the game để có thể nhanh chóng tìm ra cơ hội để Earn từ Farming, Staking,...

Phía trên là tất cả những Research quan trọng nhất về mảnh ghép AMM đối với thị trường crypto. Hi vọng bài viết sẽ mang lại cho anh em nhiều thông tin bổ ích phục vụ cho quá trình đầu tư của anh em.

RELEVANT SERIES