SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Fiat-Backed Stablecoin dẫn đầu xu hướng phát triển của Stablecoin

Series "State of DeFi" cung cấp cho người đọc thông tin tổng quan về tình hình hoạt động và hướng phát triển của các nhóm dự án thuộc các nhánh khác nhau trong DeFi. Chủ đề trong bài viết này sẽ là "State of Stablecoin".
Avatar
vinhvo
Published Aug 22 2022
Updated Feb 07 2023
12 min read
thumbnail

Kiến thức trọng tâm:

  • Vốn hóa thị trường tăng mạnh từ năm 2021 đến cuối Q1/2022 và sụt giảm đáng kể sau sự sụp đổ của UST và hệ sinh thái Terra.
  • Sự tăng trưởng của thị trường crypto phần lớn nhờ vào fiat-backed stablecoin. Bên cạnh đó, over-collateral stablecoin có tốc độ phát triển tương đối ổn định khi thị phần không tăng cũng không giảm nhiều.
  • Partial-reserve stablecoin có mức tăng trưởng về vốn hóa và thị phần ấn tượng nhất, so với tháng 1/2021, thị phần tăng hơn 10 lần.
  • Sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra và UST gây ra nhiều tổn thất tài chính. Ngoài ra, nó đe dọa niềm tin người dùng trong ngắn hạn và là “chất xúc tác” cho ngành lập pháp trong dài hạn đối với lĩnh vực stablecoin trong tương lai.
  • Rủi ro centralized của fiat-backed stablecoin trong sự kiện Tornado Cash bị OFAC trừng phạt.

Tổng quan về Stablecoin

Stablecoin là loại cryptocurrency (tiền điện tử) được peg với giá của một tài sản khác như USD hoặc vàng. Stablecoin được thiết kế để giảm sự biến động giá so với những tài sản khác trong  thị trường crypto.

Sự kết hợp giữa tính ổn định của tài sản truyền thống và tính linh hoạt của cryptocurrency đã giúp stablecoin trở thành một trong những cách phổ biến nhất để lưu trữ và giao dịch tài sản trong thị trường crypto.

Các nhóm Stablecoin nổi bật trên thị trường

Trong lịch sử phát triển của stablecoin, thị trường đã chứng kiến khá nhiều cách xây dựng một hệ thống stablecoin. Đến hiện nay,một số mô hình đã biến mất, một số vẫn còn tồn tại và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Dưới đây là ba mô hình stablecoin thành công nhất trên thị trường crypto:

Fiat-backed stablecoin: tiêu biểu là USDT, USDC, BUSD

Mỗi stablecoin được phát hành ra thị trường sẽ được dự trữ 100% bằng tiền pháp định hoặc các tài sản có giá trị tương đương có thanh khoản cao như trái phiếu hoặc tín phiếu chính phủ. Ba fiat-backed stablecoin lớn nhất trên thị trường lần lượt là USDT, USDC và BUSD.

Over-collateral stablecoin: tiêu biểu là DAI, MIM, LUSD

Với cách tiếp cận này, mỗi stablecoin được phát hành ra thị trường được hỗ trợ bằng các vị thế nợ có thế chấp. Trong thị trường crypto, các CDP protocol cho phép người dùng tạo ra stablecoin dạng này bằng cách gửi token vào giao thức, tạo các vị thế nợ dựa trên số lượng tài sản thế chấp và mint stablecoin. Ba over-collateral stablecoin hàng đầu trên thị trường là DAI, MIM và LUSD.

Partial-reserve stablecoin: tiêu biểu là FRAX 

Partial-reserve stablecoin còn được gọi là Fractional Algorithmic. Nói một cách dễ hiểu, mỗi stablecoin phát hành ra thị trường sẽ được hỗ trợ phần lớn bằng các tài sản tương đương. Partial-reserve stablecoin nổi bật hàng đầu trên thị trường là FRAX.

Tổng quan tình hình hoạt động của Stablecoin

Vốn hóa của thị trường stablecoin giảm mạnh

Theo dữ liệu từ defillama (tại đây), vốn hóa thị trường của tất cả stablecoin tương đương 153.23 tỷ USD.

Năm 2021, vốn hóa của thị trường stablecoin tăng trưởng mạnh từ 37.1 tỷ USD thời gian  đầu năm lên 166.74 tỷ USD vào cuối năm. Sự tăng trưởng vượt bậc này do xu hướng DeFi & NFT phát triển mạnh kèm theo dòng tiền mới đổ vào thị trường.


Xu hướng tăng tiếp tục duy trì sang năm 2022 cho đến khi sự kiện hệ sinh thái Terra và đồng stablecoin UST sụp đổ vào Q2/2022. Vốn hóa thị trường stablecoin giảm từ đỉnh 188.43 tỷ USD (tháng 3/2022) còn 153.23 tỷ USD (tháng 7/2022).

Kể từ lúc UST sụp đổ, đã có rất nhiều FUD nhắm đến các dự án stablecoin, ít nhiều gây ra ảnh hưởng tiêu cực lên nhóm dự án này. Nhưng sau “cú đi đời” của UST và hệ sinh thái Terra, trong bối cảnh thị trường tăng trở lại, vốn hóa thị trường crypto cũng tăng trưởng nhẹ. Tuy nhiên, đặt trong bức tranh lớn hơn, vốn hóa của stablecoin vẫn “dậm chân tại chỗ” và không có sự dịch chuyển đáng chú ý nào.

Fiat-backed stablecoin chiếm thị phần

Trong sự tăng trưởng vốn hóa của thị trường stablecoin từ năm 2021 đến nay, các fiat-backed stablecoin luôn chiếm phần lớn thị phần. Top ba fiat-backed stablecoin lớn nhất thị trường lần lượt là USDT, USDC và BUSD.

Hình dưới phản ánh thị phần của top 3 fiat-backed stablecoin là USDT, USDC và BUSD. Từ 2021 đến nay, thị phần của USDT, USDC và BUSD dao động trung bình trong khoảng 80 - 90%. 

Từ đầu năm 2021 đến tháng 4/2022, mặc dù vẫn chiếm phần lớn thị phần nhưng tỷ trọng (%) có xu hướng giảm, trung bình từ 90% (tháng 1/2021) xuống 80% (tháng 4/2022). Sự sụt giảm này bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của thị trường stablecoin, các mô hình cũ có nhiều cải tiến và nhiều mô hình mới lần lượt ra mắt, tiêu biểu như partial-reserve stablecoin (FRAX), non-backed stablecoin (UST). 

Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của UST và hệ sinh thái Terra, “mọi thứ” có vẻ đã trở về trật tự cũ, khi các fiat-backed stablecoin vẫn chiếm phần lớn thị phần (trung bình hơn 90%).

Over-collateral stablecoin phát triển ổn định

Hình dưới phản ánh thị phần của top ba over-collateral theo vốn hóa thị trường (DAI, LUSD, MIM). Nhìn chung, tổng vốn hóa của các over-collateral stablecoin có xu hướng tăng nhưng thị phần của chúng trung bình ổn định ở mức 5%.

Trong đó, DAI là over-collateral stablecoin tiên phong trên thị trường. Trong bối cảnh DeFi bắt đầu bùng nổ vào cuối 2020, nhu cầu sử dụng DAI trong các DeFi protocol vô cùng lớn, điều này giúp DAI phát triển rất mạnh mẽ và trở thành đồng over-collateral stablecoin có vốn hóa lớn nhất.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian cuối Q4/2021 và đầu Q1/2022, so với trung bình các tháng trước, thị phần của over-collateral stablecoin tăng hơn 50%. Sự phát triển này do cú bùng nổ của MIM.

MIM là over-collateral stablecoin do Abracadabra.money phát hành , đây là một CDP multi-chain protocol do Daniele sáng lập. Về cơ bản, cơ chế hoạt động của Abracadabra giống với Maker DAO - người dùng deposit tài sản thế chấp, tạo các vị thế nợ và mint đồng MIM.

Điểm khác biệt chính nằm ở tài sản thế chấp được chấp nhận trong giao thức. Với Abracadabra.money, giao thức chấp nhận các interest-bearing token do các giao thức của bên thứ ba phát hành, tiêu biểu như token đại diện cho các khoản tiền gửi vào Yearn Finance hoặc Curve.

Bên cạnh đó, Abracadabra.money tiếp xúc rất lớn với UST, cũng như hỗ trợ các chiến lược yield farming có đòn bẩy cho người vay. Nó bao gồm các tính năng như tùy chọn đòn bẩy tích hợp sử dụng flash loan để tái tạo một quy trình lặp đi lặp lại: sử dụng tiền đã vay làm tiền gửi để cho phép vay nhiều hơn.

Cuối tháng 1/2022, có thông tin Daniele đang làm việc với Michael Patryn, người sáng lập sàn giao dịch lừa đảo Quadriga CX của Canada. Tin tức này khiến người dùng lo ngại về tương lai của MIM và Abracadabra, làn sóng rút tiền khỏi giao thức nhanh chóng bùng lên, hậu quả là vốn hóa của MIM tụt giảm nhanh chóng.

Vào cuối Q2/2022, cú sập của UST cũng ảnh hưởng nặng nền đến Abracadabra.money, làm giá của MIM có lúc giảm xuống mức thấp nhất  0.91 USD, vốn hóa sụt giảm gần 50%.

Partial-reserve stablecoin tăng trưởng mạnh mẽ nhất

Mặc dù chiếm thị phần tương đối nhỏ nhưng partial-reserve stablecoin có tốc độ phát triển hàng đầu trong thị trường stablecoin.

Tiêu biểu cho sự phát triển của partial-reserve stablecoin là FRAX, đồng stablecoin do Frax Finance (ra mắt vào tháng 11/2020)phát hành).  FRAX có thể được mint/redeem từ hệ thống với giá 1 USD, cụ thể người dùng có thể mint FRAX bằng cách gửi 1 USD giá trị (USDC + FRAX) vào hệ thống (phần lớn là USDC).

Hiểu một cách đơn giản hơn, hãy xem Frax Finance như một ngân hàng thương mại chỉ dự trữ một phần tiền gửi của khách hàng (tỷ lệ dự trữ bắt buộc). Trên thực tế tỷ lệ dự trữ bắt buộc của “ngân hàng” Frax Finance thấp hơn nhiều các ngân hàng thương mại trong tài chính truyền thống.

Với phần tiền gửi còn lại của người dùng, Frax Finance mang đi đầu tư để lấy lợi nhuận về cho ngân hàng. Điều kiện tiên quyết là khoản tiền gửi đầu tư phải được rút lại bất cứ khi nào cần thiết. Ngoài ra, các chiến lược đầu tư phải có nguồn cung FRAX thích hợp và không làm giảm giá FRAX khỏi peg 1 USD.

Nguồn cung FRAX bắt đầu tăng mạnh khi protocol đẩy mạnh các AMO liên quan đến Curve để khai thác nguồn yield.

  • So với 1/2021, vốn hóa tăng trưởng 17.8 lần .
  • So với ATH (tháng 2/2022), vốn hóa tăng trưởng 34.8 lần.

Các sự kiện nổi bật của stablecoin trong năm 2022

UST và hệ sinh thái Terra sụp đổ

UST từng là stablecoin có vốn hóa đứng thứ ba trên thị trường (chỉ sau USDT và USDC). Vì vậy, cú sập của UST gây hậu quả lớn cho thị trường, khiến nhiều nhà đầu tư phá sản và kéo toàn bộ thị trường đi xuống (thị trường mất hơn 400 tỷ USD giá trị vốn hóa, chi tiết tại đây).

Bên cạnh tổn thất tài chính, nó còn khiến người dùng mất niềm tin trong ngắn hạn và là “chất xúc tác” cho ngành lập pháp trong dài hạn đối với lĩnh vực stablecoin. Stablecoin nói riêng và thị trường crypto nói chung nhiều khả năng sẽ phải trải qua nhiều thách thức phía trước.

Ssự kiện Tornado Cash bị OFAC trừng phạt

Tornado mang lại sự ẩn danh cho giao dịch bằng cách loại bỏ liên kết giữa địa chỉ người gửi và người nhận. Ngoài ra, hợp đồng thông minh của Tornado cho phép một địa chỉ rút được tiền gửi từ một địa chỉ khác. Và chính đặc điểm ẩn danh này của dự án đã được hacker lợi dụng để “rửa” ETH hack từ các giao thức hoặc người dùng.

Vì thế, gần đây Tornado đã bị Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) trừng phạt. Các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng Ethereum như Infura và Alchemy đã hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu trên các hợp đồng thông của Tornado Cash. Trong đó, Circle, đơn vị đứng sau USDC cũng bắt đầu từ chối cung cấp dịch vụ cho các tài khoản (địa chỉ ví) đã tương tác với các địa chỉ được liên kết với Tornado.

Khả năng kiểm duyệt của fiat-backed stablecoin là một trong những rủi ro mà người dùng và nhà phát triển dapp đều biết nhưng phần lớn phớt lờ. 

Trong khi đó, các stablecoin hàng đầu như DAI hay FRAX phụ thuộc rất nhiều vào USDC để mở rộng hoặc ổn định giá cả. Và cách phản ứng của Circle trước sự kiện của Tornado khiến người dùng và các nhà phát triển phải suy nghĩ thấu đáo hơn về rủi ro kiểm duyệt của các full-backed stablecoin.

Tổng kết

Ngày nay, stablecoin rõ ràng đã trở thành một trong những ứng dụng đột phá của blockchain, là cầu nối giúp người dùng truy cập vào thị trường crypto đầy biến động. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của UST và sự kiện Tornado Cash, người dùng và nhà phát triển đã nhận thấy nhiều rủi ro tiềm ẩn xung quanh các thiết kế stablecoin. Sẽ còn một chặng đường dài để stablecoin phát triển và trở thành mảnh ghép không thể thiếu của thị trường crypto.

RELEVANT SERIES