Phân tích mô hình hoạt động Abracadabra Money (SPELL)
Trong thời gian gần đây, DeFi 2.0 nổi lên như một giải pháp giúp tối ưu những ưu điểm và hạn chế các nhược điểm hiện tại của DeFi. Theo đó, các token của dự án thuộc mảng này đều có mức tăng trưởng ấn tượng như Olympus DAO, SPELL, Tokemak,…
Do đó, trong bài viết này, mình sẽ tiến hành phân tích mô hình hoạt động của một dự án nổi bật trong DeFi 2.0 đó là Abracadabra Money (SPELL). Mình hy vọng bài viết sẽ giúp anh em có được góc nhìn chuyên sâu để nhận biết được các cơ hội đầu tư khi xuất hiện các dự án tương tự hoặc một phiên bản cải tiến hơn trên thị trường.
Tổng quan về Abracadabra Money
Sơ lược về DeFi 2.0
Hiện nay DeFi đang tồn tại rất nhiều hạn chế có thể kể đến như:
- Khả năng mở rộng (Scalability).
- Thanh khoản (Liquidity).
- Sự tập trung (Centralization).
- Tính bảo mật (Security).
- Oracle Attack.
- Hiệu quả sử dụng vốn (Capital Efficiency).
Trong bối cảnh đó, DeFi 2.0 hiện tại nổi lên với các giải pháp giúp khắc phục hạn chế về Thanh khoản (Liquidity) và Hiệu quả sử dụng vốn (Capital Efficiency).
- Đối với Liquidity, tuy TVL của DeFi hiện nay lên tới hàng trăm tỷ USD tuy nhiên xuất hiện rất nhiều trường hợp TVL “không lành mạnh". Ví dụ cụ thể, khi một protocol thực hiện Liquidity Mining Incentives với APY cao thì sẽ dẫn đến trường hợp thanh khoản đổ vào rất nhiều trong thời gian đầu và rút ra rất nhanh ngay sau đó ⇒ Dự án không nhận được nhiều Value.
- Đối với Capital Efficiency, hiện nay các protocol tập trung rất nhiều vào việc thu hút thật nhiều TVL và ít khi chú ý đến việc sử dụng tối ưu lượng TVL đó ⇒ Dẫn đến tình trạng token dự án không capture được nhiều value.
Và các DeFi 2.0 Protocol ra đời nhằm giải quyết các vấn đề kể trên.
Để có được góc nhìn tổng quan nhất về làn sóng DeFi 2.0 này, anh em có thể tìm đọc bài viết: DeFi 2.0 là gì?
Thông tin cơ bản về Abracadabra Money
Anh em có thể hiểu một cách đơn giản, Abracadabra Money là một Lending Protocol có cơ chế hoạt động rất giống với Maker DAO, hoạt động như một ngân hàng trung ương với việc dùng tài sản thế chấp để vay hay mint MIM - Stablecoin của nền tảng.
Tuy nhiên, điểm khác biệt so với Maker DAO của Abracadabra nằm ở việc các tài sản thế chấp là các Interest Bearing Token (ibTKNs).
Interest Bearing Token về cơ bản là các token nhận được khi deposit vào các Farming Vault đại diện cho việc anh em sở hữu một phần trong Vault đó.
Ví dụ cụ thể có thể kể đến yvUSDT là token anh em nhận được khi Deposit USDT vào Vault của Yearn Finance. Các token như yvUSDT sẽ được dùng để vay MIM để tiếp tục đi Farm hoặc mua các token khác.
Vậy Abracadabra đóng vai trò gì trong DeFi 2.0?
Dự án sẽ là một mảnh ghép giúp DeFi giải quyết cả hai vấn đề đó là Liquidity và Capital Efficiency.
- Đối với Liquidity, về cơ bản khi anh em deposit USDT vào Yearn Vault để nhận yvUSDT đã góp phần làm tăng TVL của thị trường một lần. Và khi anh em dùng yvUSDT để vay MIM tiếp tục cung cấp thanh khoản thì sẽ nâng TVL của thị trường thêm 1 lần nữa ⇒ Góp phần nâng cao TVL.
- Về Capital Efficiency, việc có thêm Stablecoin MIM trên thị trường cũng sẽ làm tăng độ sâu thanh khoản giúp các giao dịch có độ trượt giá thấp hơn. Bên cạnh đó, sử dụng Interest bearing ⇒ Vay MIM ⇒ Farming cũng là chiến lược để users sử dụng vốn của mình hiệu quả hơn.
Mô hình hoạt động của Abracadabra Money
Borrow
Tính năng Lending & Borrowing của Abracadabra Money sử dụng model cũng như công nghệ Kashi Lending của Sushiswap.
Tham khảo thêm: Phân tích mô hình hoạt động Sushiswap
Mô hình hoạt động như sau:
Mô hình Lending giống với Kashi Lending của Sushiswap
Người dùng Deposit Interest bearing token (ibTKN) vào nền tảng để làm tài sản thế chấp để thực hiện vay MIM.
Vì là Isolated Lending như Kashi Lending, nên mỗi ibTKN anh em sẽ được vay MIM trong Pool tương ứng với ibTKN mà anh em đã Deposit.
Ví dụ, nếu anh em Deposit ALCX thì sẽ được vay MIM trong Pool đó. Điểm cần chú ý đó là dù anh em có Deposit bao nhiêu ALCX đi nữa thì cũng sẽ chỉ vay được tối đa $568.95K MIM (trừ khi số lượng MIM cho phép vay được nâng lên).
Mình sẽ giải thích rõ hơn về cơ chế tăng số lượng MIM được cho phép trong phần sau của bài viết.
Cơ chế Mint/Redeem Stablecoin MIM
Số lượng MIM tối đa được cho phép vay trong các Pool sẽ được nâng lên dựa trên Multisign, dưới sự thông qua của 6/10 thành viên dưới đây:
- Poolpi (Yearn Finance) - Tham khảo tại đây.
- Leo Cheng (Cream Finance) - Tham khảo tại đây.
- Michael (Curve Finance) - Tham khảo tại đây.
- Squirrel (Popsicle Finance & Abracadabra Money) - Tham khảo tại đây.
- Danielesesta (Popsicle Finance, Abracadabra Money & WonderlandDAO) - Tham khảo tại đây.
- 0xMerlin (Abracadabra Money) - Tham khảo tại đây.
- Julien (Stakedao) - Tham khảo tại đây.
- C2tp (Convex Finance) - Tham khảo tại đây.
- Georgiy (Popsicle Finance & Abracadabra Money) - Tham khảo tại đây.
- Sifu (WonderlandDAO) - Tham khảo tại đây.
Multisign sẽ được deposit vào Kashi Smart Contract và khi Users deposit tài sản thế chấp vào thì lượng MIM được nâng thêm này mới vào lưu thông.
Khi người dùng hoàn trả MIM và nhận về tài sản thế chấp:
(1) Khi người dùng muốn trả nợ và lấy lại tài sản thế chấp, họ sẽ trả lại số MIM đã vay + 1 phần lãi suất, lãi suất này sẽ phải trả bằng MIM.
- Phần MIM trả lại sẽ được đem đi đốt.
- Phần lãi trả bằng MIM sẽ được dùng để mua SPELL và phân phối lại cho người tham gia Staking.
(2) Sau khi người dùng trả MIM + lãi suất, Vault sẽ mở khóa tài sản thế chấp, và người dùng nhận lại được tài sản của mình.
Liquidation
Như các nền tảng Lending khác, khi giá của tài sản thế chấp xuống dưới một mức nhất định (Liquidation Price) thì sẽ bị thanh lý để trả nợ.
- Khi giá của tài sản thế chấp xuống dưới mức Liquidation Price thì việc thanh lý sẽ xảy ra.
- Khi đó các Liquidator (thường là các Liquidation Flashloan bot) sẽ được phép mua tài sản thế chấp với một mức Discount nhất định (dao động trong khoảng 3% - 12.5%) bằng MIM.
- Lượng MIM này sẽ được dùng để trả lại khoản nợ bị thanh lý.
- Ngoài ra Abracadabra cũng thu 10% từ lợi nhuận của Liquidator để Buy back và Distribute SPELL cho sSPEL (những người tham gia Staking SPELL).
- Tất nhiên các con số như Liquidation Price, Liquidation Fee sẽ được nền tảng set up thay đổi một cách phù hợp, để không xảy ra tình trạng lượng MIM thu được khi bán cho Liquidator với giá Discount không hoàn trả được khoản nợ trước đó.
Farming
SPELL rewards sẽ được Abracadabra phân phối cho anh em nếu cung cấp thanh khoản cho các cặp SPELL/ETH, SPELL/MIM hoặc các Pool Stablecoin bao gồm MIM ở trên Curve Finance.
Staking
Khi Staking SPELL, anh em sẽ nhận về token sSPELL để tham gia Governance và nhận được một phần doanh thu của nền tảng.
- Khi stake SPELL anh em sẽ phải khoá token (không được rút khỏi Vault) trong vòng 24 giờ và nhận lại sSPELL.
- Doanh thu từ Fee của Abracadabra sẽ được dùng để buy back SPELL và Distribute cho sSPELL Holder.
- Lượng SPELL này sẽ được tích luỹ và tăng theo thời gian. Do đó khi anh em redeem sSPELL để nhận lại SPELL thì số lượng SPELL nhận được sẽ nhiều hơn lượng Deposit vào ban đầu.
Tính năng này tương tự như Staking SUSHI để nhận về xSUSHI của Sushiswap.
Olympus Pro Program
Đây là chương trình Partner với Olympus DAO để giúp lượng thanh khoản của token SPELL lành mạnh hơn.
- Users sẽ có thể mua SPELL với giá Discount so với giá hiện tại bằng LP Token (SPELL/ETH).
- Số lượng SPELL này sẽ được nhận về sau một thời gian nhất định (thường là 14 ngày).
- Và LP Token sẽ được chuyển đến cho Abracadabra Money.
- Nhìn chung đây là một hình thức mua bán thanh khoản.
Lợi ích mà Abracadabra nhận được:
- Sở hữu thanh khoản SPELL sẽ làm tăng sự ổn định của thanh khoản hơn. Tránh trường hợp Users rút Liquidity khi chương trình Farming Incentives kết thúc.
- Với phương pháp này, dự án cũng có thể giảm dần farming incentives theo thời gian. Giúp token đỡ bị lạm phát.
Lợi ích mà người dùng nhận được:
- Mua SPELL ở giá Discount, đặc biệt có lợi trong xu hướng tăng.
- Không phải chịu tình trạng Impermanent Loss.
Phân tích Stablecoin của dự án - MIM
Cơ chế ổn định giá
MIM là một đồng Stablecoin có giá trị tương đương với 1 USD được backed bởi các tài sản thế chấp.
Nếu MIM có giá trên $1:
- Vì DAI trong hệ thống vẫn được coi có là có giá $1, nên khi giá lớn hơn $1. Người dùng sẽ đưa tài sản thế chấp vào Abracadabra Money, vay MIM và bán ra trên thị trường để thu lợi nhuận.
- Việc bơm thêm MIM ra thị trường cũng sẽ làm giảm giá MIM đưa về gần với $1.
Nếu MIM có giá dưới $1:
- Giả sử người dùng đã vay một khoản ($100) từ Abracadabra, một thời gian sau, giá MIM hạ xuống thấp ($0.9/MIM).
- Mặc dù giá MIM trên thị trường có thể thay đổi, tuy nhiên giá MIM trong hệ thống luôn được mặc định giữ ở mức $1. Khi đó, người dùng có thể mua (100) MIM từ các thị trường thứ cấp (các sàn giao dịch như Binance, Kucoin, Okex, Uni,...) có giá rẻ hơn (khoảng $90) rồi dùng số tiền đó trả nợ.
- Kết quả người dùng nhận được lượng chênh lệch giá ($10). Tất cả MIM trả lại bị đốt cháy, làm giảm nguồn cung cấp MIM. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc tăng giá thị trường của MIM.
Price Oracles
Hiện tại, mình chưa tìm được thông tin về Oracle được sử dụng để phục vụ trong việc theo dõi giá cả của các tài sản thế chấp. Mình sẽ cập nhật lại cho anh em trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, do sử dụng Smart Contract của Kashi Lending để thiết kế sản phẩm Lending, nên nhiều khả năng Price feeds được lấy từ dữ liệu trên Sushiswap AMM, hoặc sử dụng Oracle đến từ Keep3r Network do các sản phẩm của Abracadabra có mối liên hệ khá mật thiết với Yearn Finance.
Performance
Tại thời điểm mình viết bài, MIM là đang đứng thứ hạng thứ #77 trên thị trường về giá trị vốn hoá.
Market cap hiện tại: $1,828,352,207.
Nếu nhìn vào giá cả thì có thể thấy rằng MIM có giá khá biến động. Mức giá cao nhất từng đạt được là $1.04 và mức giá thấp nhất thậm chí có thời điểm xuống tới $0.94.
So sánh với DAI, chúng ta có thể thấy mức độ biến động chỉ xung quanh +/- 1% trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây. Điều này cho thấy hiện tại Abracadabra vẫn đang có khá nhiều vấn đề về Price Oracles.
Ngoài dữ liệu giá, mô hình hoạt động của MIM cũng cho thấy nhiều rủi ro khi không có quỹ bảo hiểm phòng tránh rủi ro Flashcrash khiến giá cả giảm mạnh, mạng lưới tắc nghẽn, MIM mất Peg như Maker DAO.
Cách dự án tạo ra giá trị cho token SPELL
Nhìn chung, hiện tại Abracadabra Money capture value theo 2 cách chính:
- Governance: sSPELL hoặc SPELL/ETH holders có thể dùng để biểu quyết cho các chỉ số quan trọng trong Protocol.
- Buy back & Distribute Fee: Các khoản phí thu được sẽ được dùng để mua SPELL, tạo Buy Demand trên thị trường và phân phối lại cho sSPELL holders (áp dụng model của Sushiswap).
Ngoài ra, chương trình hợp tác với Olympus DAO cũng giúp làm giảm nguồn cung SPELL:
- Khi mua lại SPELL/ETH LP từ thị trường thì khi đó dự án sẽ là người quản lý Liquidity.
- Và tất nhiên rewards từ các chương trình Liquidity Mining sẽ được phân bổ một phần lại cho Protocol Treasury ⇒ Thanh khoản lớn hơn và hạn chế nguồn cung SPELL.
Nhận xét về mô hình hoạt động của SPELL
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên của protocol có thể kể đến đó là tận dụng được những ưu điểm của Kashi Lending và tính năng Staking từ Sushiswap:
- Với tính năng Isolated Lending thừa hưởng từ Sushi, giảm thiểu thiệt hại khi nền tảng bị hack. Khi đó, nếu 1 pool bị hack sẽ không ảnh hưởng tới các pool còn lại.
- Tính năng Staking nhận sSPELL và Buy Back & Distribute giúp token holder captured được nhiều value.
Tiếp theo, đó chính là thiết kế ra được một sản phẩm giúp gia tăng Liquidity của thị trường DeFi, cũng như giúp Users có thêm được nhiều lợi nhuận hơn nhờ việc tận dụng được các Interest bearing token (ibTKN).
Bên cạnh đó, với chương trình Olympus Pro hợp tác với Olympus DAO thì sẽ làm tăng thanh khoản cho SPELL (swap ít bị trượt giá hơn), đồng thời hạn chế nguồn cung SPELL trên thị trường.
Nhược điểm
Nhược điểm này mình cho là khá nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng rất nhiều tới Protocol nếu các trường hợp thị trường xảy ra tình trạng bán tháo:
- Price Oracle: Chưa có nhiều thông tin về Oracle được sử dụng, tuy nhiên nếu nhìn vào sự ổn định về giá của MIM thì chúng ta cũng có thể thấy hiện tại nền tảng chưa có một Oracle hoạt động thực sự ổn định. Việc giá cả cập nhật sai có thể dẫn đến rủi ro về Liquidation, nếu việc thanh lý không hoạt động đúng sẽ dẫn đến nguồn cung MIM trên thị trường mất ổn định dẫn đến giá stablecoin mất Peg.
- Quỹ tài chính của dự án: Abracadabra rất cần một quỹ tài chính như Maker DAO để phòng bị cho rủi ro thị trường bán tháo, giá cả tụt quá nhanh, khiến các tài sản thanh lý không bù đắp được nợ. Điều này đặc biệt quan trọng khi hiện nay MIM đã có vốn hoá rất lớn trên thị trường.
Tương lai của Abracadabra Money
Mình đánh giá protocol như một Maker DAO của DeFi 2.0, với việc ngày càng có nhiều các Model quản lý tài sản như Yearn Finance, Convex Finance ra đời thì nhu cầu đối với Abracadabra Money và MIM stablecoin sẽ ngày càng tăng.
Trong tương lai, có thể dự án sẽ hỗ trợ thêm nhiều tài sản làm Collateral để vay MIM, cũng như các DEX hay các DeFi Protocol khác sẽ chấp nhận việc sử dụng MIM ⇒ Dự án có thêm nhiều doanh thu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, token SPELL đã có vốn hoá khá lớn, và Stablecoin MIM không capture value trực tiếp cho SPELL như mô hình hoạt động của Terra và UST. Hơn nữa, hiện tại đang còn khá nhiều rủi ro như mình đề cập bên trên, nên theo quan điểm cá nhân của mình, việc tìm một dự án DeFi 2.0 khác để đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với SPELL.
Lời kết
Trên đây là phân tích tổng quan về Mô hình hoạt động của Abracadabra Money - một dự án có vai trò tương đương với Maker DAO của DeFi 2.0. Tuy còn nhiều hạn chế về tính an toàn của Protocol, nhưng SPELL đã làm khá tốt khi tận dụng được các điểm mạnh từ Sushiswap và thiết kế ra một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Anh em nghĩ sao về dự án này? Liệu có nên đầu tư vào SPELL dài hạn? Hãy để lại ý kiến của anh em ở phần bình luận bên dưới để chúng ta có thể cùng trao đổi và thảo luận.