SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Tổng quan về Frax Finance - Mô hình Stablecoin cho tương lai

Tìm hiểu tổng quan về Frax Finance với cơ chế Fractional Algorithmic Stablecoin độc đáo, từ đó dự phóng tương lai của Frax Finance.
Avatar
vinhvo
Published Sep 27 2021
Updated Jul 13 2022
12 min read
thumbnail

Cho đến hiện nay, FRAX là một trong những Algorithmic Stablecoin hiếm hoi còn hoạt động và giữ Peg tốt. Trong bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu về Frax Finance, xem nó là gì, cách hoạt động, cũng như tương lai của dự án.

[toc]

Tổng quan Frax Finance

Frax Finance là dự án đi tiên phong trong mô hình algorithmic stablecoin được dự trữ một phần (Fractional Algorithmic). Hệ thống của Frax Finance gồm hai token:

  • Frax (FRAX) là một algorithmic stablecoin được hỗ trợ một phần bằng tài sản thế chấp (USDC) và ổn định một phần theo thuật toán. Mục tiêu giá của FRAX là 1$, nguồn cung của FRAX có thể được điều chỉnh bởi cung cầu của FRAX trên thị trường thứ cấp.
  • Frax Shares (FXS) là governance & Utility token của Frax Finance. FXS được tích lũy giá trị từ tỷ lệ FRAX không được thế chấp, phí và thu nhập được tạo ra từ giao thức.

Tầm nhìn của Frax Finance là tạo ra một loại stablecoin không được phép (permissionless), phi tập trung, ổn định, có thể mở rộng và hiệu quả về vốn.

Cách hoạt động cơ bản của Frax Finance

Khi Frax Finance ra mắt, tỷ lệ tài sản thế chấp bắt buộc 100% (collateral ratio - CR), có nghĩa là để mint 1 FRAX thì bạn phải deposit 1 USDC vào hệ thống.

Sau đó, giao thức bước vào giai đoạn dự trữ một phần. CR của hệ thống sẽ thay đổi mỗi giờ dựa trên cung cầu của FRAX trên thị trường:

  • Nếu FRAX giao dịch dưới $1, giao thức sẽ tăng CR với bước nhảy 0.25%.
  • Nếu FRAX giao dịch trên $1, giao thức sẽ giảm CR với bước nhảy 0.25%.

Hiện tại, CR đang là 82.5%, có nghĩa là FRAX được hỗ trợ 82.5% bởi USDC17.5% bởi FXS. Điều này có nghĩa là để mint 1 FRAX, người dùng phải Deposit: 

  • $0.825 giá trị USDC, số này sẽ được thêm vào collateral vault.
  • $0.175 giá trị FXS, số này sẽ bị burn khỏi lưu thông

Tương tự với hoạt động redeem, người dùng sẽ nhận được 82.5% từ USDC và 17.5% từ FXS mới được mint.

Như mình có nói ở trên, CR được điều chỉnh tùy thuộc vào demand & supply của FRAX trên thị trường. 

  • Khi nguồn cung FRAX mở rộng ⇒ Hệ thống sẽ giảm CR ⇒ Làm giảm tỷ lệ tài sản thế chấp để mint FRAX và tăng tỷ lệ hệ thống được hỗ trợ bởi FXS.
  • Khi nguồn cung FRAX thu hẹp ⇒ Hệ thống sẽ tăng CR ⇒ Làm tăng tỷ lệ tài sản thế chấp để mint FRAX và giảm tỷ lệ hệ thống được hỗ trợ bởi FXS.

CR thay đổi và được kiểm soát bởi PIDController, nó đo lường mức độ thanh khoản FXS so với nguồn cung tổng thể của FRAX theo công thức ở dưới.

Nói cách khác, PIDController nhằm mục đích đảm bảo rằng khi hệ thống mint FXS mới và trả cho Redeemer, thì thị trường có đủ thanh khoản để hấp thụ FXS mới mà không bị trượt giá quá nhiều, với giả định rằng FXS mới sẽ bị bán phá giá ngay lập tức. CR giảm khi thanh khoản của FXS tăng lên so với nguồn cung của FRAX & ngược lại.

Nhưng việc thay đổi CR đôi khi sẽ khiến giao thức rơi vào tình trạng dư thừa hoặc thiếu tài sản thế chấp.

Ví dụ:

  • Ở thời điểm T+0, CR là 80% và có 100M FRAX trên thị trường. Trong đó, 80% giá trị của 100M FRAX được thế chấp bằng USDC, tương đương 80M USDC.
  • Ở thời điểm T+1, CR tăng lên 80.25%. Lúc này, trong hệ thống vẫn chỉ đang có $80M giá trị USDC được lưu trữ trong collateral vault. Hệ thống đang rơi vào tình trạng thiếu $250K giá trị USDC tài sản thế chấp.

Đối với những tình huống này, Frax sử dụng hai chức năng được gọi là “BUYBACK” và “RECOLLATERALIZE”, cụ thể như sau:

  • Khi hệ thống không có đủ tài sản thế chấp so với CR của nó, Frax Finance cho phép bất kỳ ai thêm số lượng tài sản thế chấp bổ sung cần thiết để đổi lấy FXS mới cộng với một tỷ lệ thưởng.
  • Ngược lại, khi hệ thống có tài sản thế chấp vượt quá thì Frax Finance cho phép bất kỳ FXS holders nào sử dụng chức năng buyback để trao đổi lượng giá trị tài sản thế chấp dư thừa trong hệ thống Frax Finance cho FXS, sau đó giao thức sẽ burn lượng FXS đó đi.

Các thành phần của Frax Finance

Dựa vào vào timeline phát triển Frax Finance, chúng ta có thể chia Frax Finance ra làm 2 phần là:

  • Frax V1: Mục tiêu là phát triển các chức năng cơ bản Frax Finance, đảm bảo chúng hoạt động ổn định và mượt mà.
  • Frax V2: Trên cơ sở của V1, dự án tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn & thanh khoản cho hệ thống của Frax Finance - FXS & FRAX. Đồng thời cung cấp nhiều trường hợp sử dụng khác nhau cho FXS & FRAX, capture value cho FXS dựa trên các khuyến khích kinh tế thích hợp.

Frax V1

Frax V1 bao gồm các module cơ bản bao gồm:

  • Minting & Redeem FRAX.
  • Buyback & Recollateralize.
  • Liquidity mining program.

Frax V1 đảm bảo cung cấp cho người dùng khả năng tạo ra các algorithmic stablecoin, được thế chấp một phần bởi USDC & ổn định một phần bởi FXS.

Ngoài ra, thông qua liquidity mining, Frax Finance cũng bootstrapping được thanh khoản cho FXS & FRAX. Đưa FRAX vào một số ứng dụng DeFi hàng đầu.

Frax V2

Frax V2 bao gồm nhiều tính năng nhỏ riêng lẻ, mình sẽ gộp chung để các bạn dễ nắm bắt:

1. Algorithmic Market Operations (AMOs)

Theo định nghĩa từ Frax Finance, AMOs là các hợp đồng tự quản có thể ban hành các chính sách tiền tệ FRAX tùy ý, miễn là nó không làm giảm giá FRAX khỏi peg 1$.

Hiểu một cách đơn giản hơn, AMOs có thể được xem là các chiến lược optimize yield được xây dựng trên nền tảng của Frax V1, trong đó AMOs sẽ có thể tận dụng collateral trong quá trình minting FRAX để kiếm yield từ các DeFi protocol, thay vì để chúng nằm yên trong collateral vaults.

Frax Finance cho phép bất kỳ ai đề xuất chiến lược AMO thông qua quản trị và nếu chiến lược đó tốt cho hệ sinh thái Frax, thì chiến lược khả năng cao sẽ được thông qua. Điều kiện tiên quyết là collateral phải được rút lại ngay bất cứ khi nào cần thiết. Ngoài ra, các chiến lược AMOs phải có nguồn cung FRAX thích hợp & không làm giảm giá FRAX khỏi peg 1$.

Tính tới thời điểm hiện tại, đã có khá nhiều AMOs được đưa vào hoạt động thuộc như: AMO Controller, AMO Curve,... và kết quả hoạt động của chúng rất tốt khi giúp hệ thống của Frax Finance tận dụng được $268M giá trị collateral nhàn rỗi (CR là 82.5% $ 339.468M FRAX supply), đồng thời thanh khoản của FRAX với FXS cũng tăng đáng kể.

2. veFXS & Gauge

veFXS là một trường hợp sử dụng bổ sung của FXS token, nó dựa trên cơ chế veCRV của Curve.

Người dùng có thể staking & lock FXS của họ để nhận về veFXS (ví dụ: 100 FXS stake & lock 1 năm sẽ nhận về 175 veCRV, stake & lock 4 năm trả về 400 veFXS). veFXS không thể chuyển nhượng cũng như không thể giao dịch trên thị trường.

Incentive cho veFXS bao gồm:

  • Governance: Voting & create proposal.
  • Farming: Farming Boosts.
  • Yield: 50% lợi nhuận từ các AMOs được sử dụng buyback FXS và distribute cho veFXS holder.
  • Voting reward được phân bổ cho các pool liquidity farming.

Một số incentive cho veFXS trong tương lai là bỏ phiếu theo trọng số cho incentive được nhận từ các AMO, kiếm thêm lợi nhuận ở các AMO riêng lẻ, tính năng mới, delegate voting power.

Frax Finance tích lũy giá trị cho FXS như thế nào?

Về mặt quản trị, FXS cung cấp cho holder quyền quản trị hệ thống như thêm hoặc điều chỉnh các nhóm tài sản thế chấp, đặt minting/redeem fee và thay đổi tốc độ làm mới của CR,...

Ngoài ra, FXS còn được tích lũy giá trị từ số lượng FRAX không được thế chấp trong hệ thống, AMO revenues, platform fee (minting & redeem fee), utility khác. Chúng ta sẽ nói rõ một vài điểm nổi bật trong đây:

Đầu tiên, stake & khóa FXS trong veFXS cho holder những quyền lợi như:

  • Governance: Voting & create proposal.
  • Farming: Farming Boosts.
  • Yield: 50% lợi nhuận từ các AMOs được sử dụng buyback FXS và distribute cho veFXS holder.
  • Voting reward được phân bổ cho các pool liquidity farming (Gauge).

Ngoài ra, thời gian khóa FXS lâu (thời gian holders khóa FXS trong veFXS trung bình là 1.29 năm) sẽ giúp hạn chế tốc độ lưu thông của FXS trên thị trường ⇒ Hạn chế việc bán phá giá FXS. Phía dưới các Stats chính của veFXS:

Thứ hai, FXS được tích lũy giá trị từ số lượng FRAX không được thế chấp. Điều này có nghĩa là thế nào?

Khi Frax Finance tiến vào giai đoạn phân đoạn và CR giảm dưới 100%. Khi người dùng muốn mint 1 FRAX, họ sẽ phải cần một lượng FXS nhất định. Sau đó, số FXS này sẽ được burn ra khỏi lưu thông và tích lũy giá trị cho FXS, ở đây bạn sẽ thấy nó hơi giống hình thức mua lại cổ phiếu trong tài chính truyền thống.

Miễn là demand side của FRAX vẫn lớn thì sẽ phát sinh nhu cầu mua FXS trên thị trường thứ cấp. Thực tế, FXS đang trong quá trình giảm phát (Total Supply ở genesis là 100M, hiện tại tầm 98.4M). Điều này chủ yếu là do sự gia tăng demand từ việc mint FRAX.

Thứ 3, tổng lợi nhuận từ các AMOs sẽ được dùng để mua lại FXS trên thị trường:

  • 1/2 được phân phối lại cho veFXS.
  • 1/2 burn khỏi lưu thông.

Nếu giá FXS thấp hơn đáng kể số với giá trị thật của nó, doanh thu từ AMOs sẽ burn nhiều FXS hơn.

Tương lai của Frax Finance

Nếu các bạn chú ý, mô hình của Frax Finance có phần tương tự với mô hình của một dự án algorithmic stablecoin thành công trên thị trường, đó là Terra stablecoin của Terra.

Terra (LUNA), biến động của terra stablecoin được hấp thụ hoàn toàn bởi LUNA vì vậy độ rủi ro sẽ cao hơn. Trong trường hợp, nếu LUNA không đủ thanh khoản để hấp thụ nguồn supply dư thừa của Terra stablecoin khi co hẹp, thì hệ thống sẽ bị lạm phát nặng nề, hoặc tệ hơn là sụp đổ.

Model của Frax Finance có phần an toàn hơn Terra stablecoin của Terra, khi chỉ một phần biến động của FRAX được FXS hấp thụ, phần còn lại được thế chấp bằng stablecoin có độ ổn định cao là USDC. Ngoài ra, CR được co giãn dựa trên cung cầu của FRAX, khi nhu cầu FRAX tăng, CR có xu hướng giảm và % FRAX được ổn định bằng FXS sẽ tăng lên và ngược lại.

Bạn có thể thấy dù là Frax Finance hay Terra, một vấn đề chính cần quan tâm là thanh khoản token được dùng để hấp thụ nguồn cung của Stablecoin khi co hẹp. Với AMOs của Frax Finance, dự án tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng cường thanh khoản cho cả FRAX & FXS.

Trong tương lai, nếu Frax Finance muốn đi xa hơn, họ phải bootstrapping demand side cho FRAX bằng các ứng dụng thực sự và đây cũng là cách đã giúp cho Terra stablecoin thành công rực rỡ như ngày hôm nay.

Tìm hiểu: Phân tích mô hình hoạt động Terra (LUNA)

Tổng kết

Phía trên là một số suy nghĩ của mình về Frax Finance và tương lai của dự án. Nếu các bạn có những câu hỏi khác liên quan đến chủ đề trên, hãy bình luận ở phía dưới để Coin98 hỗ trợ ngay nhé!

Đừng quên theo dõi Coin98 Insights để được cập nhật mọi thông tin mới nhất về các dự án, sản phẩm, đồng coin/token, cùng những tin tức nổi bật trong hệ sinh thái DeFi!

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Coin98 Insights dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng:

Disclaimer: Tất cả những thông tin trên bài viết chỉ nhằm mục đích chia sẻ những trải nghiệm trên thị trường và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và chỉ nên tham gia với số vố có thể mất.

RELEVANT SERIES