SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

George Soros là ai? Ván cược tỷ đô làm rung chuyển thế giới

Người đàn ông được gắn với nhiều danh xưng như "Người đàn ông đánh bại Ngân hàng Anh", "Nhà tỷ phú từ thiện", "Kẻ đứng sau những âm mưu chính trị"... gọi tên George Soros. Tìm hiểu George Soros và triết lý đầu tư của ông tại đây.
Avatar
linhnt
Published 2 days ago
12 min read
george soros

George Soros là ai?

George Soros là nhà đầu tư người Mỹ gốc Do Thái và là nhà thành lập quỹ đầu cơ huyền thoại Soros Quantum Fund. Ông được thế giới biết đến sau vụ bán khống làm sụp đổ đồng bảng Anh năm 1992, một sự kiện lịch sử làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu.

Song song với sự nghiệp đầu tư, Soros còn là nhà hoạt động xã hội tích cực. Ông thành lập quỹ từ thiện Open Society Foundation để quyên góp hàng tỷ đô cho các dự án thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và giáo dục.

Với tổng tài sản ước tính 7.2 tỷ USD và hơn 32 tỷ USD dành cho các hoạt động từ thiện, SorosSoros được ưu ái với những danh xưng như “nhà từ thiện tỷ phú”, “nhà đầu tư hoạt động xã hội tích cực”... Tuy nhiên, Soros cũng vướng phải tranh cãi khi nhiều giả thuyết cho rằng ông là người đứng sau những cuộc cách mạng có khả năng thay đổi chính quyền ở một số quốc gia Châu Á.

george soros là ai
George Soros được người đời gắn với nhiều danh xưng
advertising

Người con tha phương cầu thực - George Soros

Tuổi thơ yên bình của George Soros

George Soros sinh ngày 12/8/1930 tại Budapest, Hungary. Ông mang trong mình dòng máu của người Do Thái với tên thật là Schwartz György. Tuổi thơ của Soros trải qua khoảng thời gian yên bình bên gia đình.

Trong thời gian này, Soros đã sớm được thừa hưởng những giá trị sâu sắc từ người cha - Tivadar Soros. Người cha Tivadar Soros từng là tù binh trong Thế chiến thứ nhất và đã sống sót qua sau cuộc cách mạng Nga. Sau khi quay về Hungary, cha ông cũng dành nhiều thời gian để truyền lại cho Soros về “nghệ thuật sinh tồn” - quan điểm đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và triết lý đầu tư của Soros sau này.

george soros còn nhỏ
George Soros lúc nhỏ trải qua tuổi thơ êm đềm

Biến số xảy ra

Sau khoảng thời gian yên bình, biến cố xảy ra khi Đức Quốc xã lên nắm quyền. Người Do Thái ở Hungary trở thành mục tiêu tàn sát. Theo dữ liệu lịch sử, hơn 500,000 nghìn người Do Thái bị sát hại một cách dã man. Để thoát khỏi cái chết cận kề, George Soros cùng gia đình đã đổi tên, ngụy tạo giấy tờ tuỳ thân và hối lộ chính quyền địa phương.

Sau khi sống sót với cái tên mới, năm 1947, Soros rời bỏ gia đình để sang Luân Đôn, Anh. Tại Luân Đôn, cậu thiếu niên 17 tuổi đã làm mọi cách để kiếm sống như nhân viên khuân vác đường sắt, bồi bàn tại hộp đêm, hay thậm chí ăn lại đồ thừa của khách để qua cơn đói.

Sau khoảng thời gian vật lộn với "cơm áo gạo tiền", ánh sáng nơi cuối con đường xuất hiện khi ông được nhận vào Trường Kinh tế Luân Đôn. Tại đây, ông được truyền cảm hứng bởi những nhà tư tưởng vĩ đại, đặc biệt là triết gia Karl Popper, người đã định hình tư duy kinh tế của George sau này.

Trở thành người đọc vị thị trường tài chính

Sau khi tiếp thu tinh hoa tại Luân Đôn, George Soros tiếp tục đặt chân đến New York để theo đuổi giấc mơ Mỹ. Những ngày đầu, ông làm quen với thị trường tài chính dưới vai trò một nhà giao dịch chênh lệch giá. Tuy nhiên, Soros nhận ra rằng để nổi bật trong ngành này, ông cần một góc nhìn khác biệt.

Và rồi, với những tư tưởng và đúc kết từ quá khứ, ông nhận ra rằng: Đám đông thường xuyên thiên vị những gì họ cho là đúng, điều này sẽ khiến họ hành xử phi lý trí. Soros tận dụng những kẽ hở của đám đông để khai thác cơ hội cho mình.

Quan sát trên cũng đặt nền móng cho sự ra đời của lý thuyết tính phản xạ (Theory of Reflexivity) của ông sau này. Ngay sau đó, Soros nhanh chóng trở thành nhà đầu tư nổi bật trên Phố Wall. Đến năm 1969, ông tích lũy được 250,000 USD. Đây là con số không hề nhỏ đối với bất kỳ ai sống ở thời kỳ 1960, tuy nhiên, tham vọng của ông không dừng lại ở đó.

Ông tiếp tục hợp tác với các nhà đầu tư giàu có tại Châu Âu và huy động được 6 triệu USD để thành lập quỹ đầu cơ của riêng mình - Soros Quantum Fund. Thời gian sau đó, ông đặt lệnh đầu tư vào các tài sản như cổ phiếu của Nhật Bản, Pháp, chỉ số bất động sản châu Âu….

Chỉ trong một thập kỷ, quỹ của ông ghi nhận mức tăng hơn 3,000%, đánh dấu con số 381 triệu USD. Thành công liên tiếp đã khẳng định tầm nhìn của Soros, và là bước tiền đề cho ván cược thế kỷ của ông với Ngân hàng Anh.

soros quantum fund

Ván cược thế kỷ với Ngân hàng Anh

Nhận thấy kẽ hở

Trước khi đến với cú đặt cược của George Soros vào Ngân hàng Anh, chúng ta cần nắm sơ qua về bối cảnh tình hình thế giới lúc bấy giờ.

Sau Thế chiến thứ hai, nền kinh tế châu Âu bị tàn phá nặng nề. Sản lượng công nghiệp của các nước châu Âu giảm trung bình 50% so với thời kỳ trước chiến tranh. Trong khi đó, giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa thế giới khoảng 56.5% nhờ việc hưởng lợi từ buôn bán vũ khí.

Nhận thấy sự bành trướng của Mỹ ngày càng lớn, các quốc gia châu Âu quyết định hợp tác để bảo vệ lợi ích của mình và tăng cường vị thế trên trường quốc tế.

Một trong những nỗ lực đáng chú ý nhất là việc thiết lập Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) năm 1979. ERM được dùng để cố định tỷ giá chung giữa đồng tiền của các quốc gia thành viên. Qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế và giảm thiểu rủi ro ngoại hối.

Hiển nhiên, sự khác biệt lớn về cấu trúc kinh tế, chính sách tiền tệ và mức độ phát triển giữa các quốc gia đã cho thấy cơ chế ERM không thể áp dụng được. Đặc biệt, Anh Quốc, với nền kinh tế có nhiều khác biệt so với các nước châu Âu lục địa, đã phải đối mặt với áp lực rất lớn trong việc duy trì tỷ giá hối đoái của đồng bảng Anh.

Mặc dù trong thời gian đầu, cơ chế trên có vẻ hiệu quả khi tỷ lệ việc làm và nền kinh tế nước Anh đã có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, yếu điểm chính của cơ chế ERM đối với nước Anh là đồng bảng Anh đã bị thổi phồng lên hơn 2.95 lần so với giá trị thực tế. Thủ tướng đất nước này, ông John Major đã nhận ra những vấn đề tuy nhiên ông quyết định làm ngơ vì những gì ERM mang lại được cho nền kinh tế.

tỷ lệ lạm phát của đồng bảng anh

Nắm bắt cơ hội

Trong một buổi phỏng vấn độc quyền với các tờ báo kinh tế hàng đầu, bà Reimu Jochemsen, một trong những nhà kinh tế học hàng đầu lúc bấy giờ đã gióng lên hồi chuông báo động về tương lai của đồng bảng Anh: "ERM có khả năng cao sẽ tái cơ cấu và sau đó đồng bảng Anh sẽ suy yếu và sự mất giá là không thể tránh khỏi.”.

Thông tin về dự báo ảm đạm của Reimu Jochemsen nhanh chóng đến tai các nhà đầu tư và George Soros không ngoại lệ. Theo nhiều nguồn tin, buổi phỏng vấn trên đã được cánh tay phải của George Soros tại Quantum Fund nắm bắt được.

Tháng 8/1992, ván cược tỷ đô bắt đầu. George Soros và quỹ của ông đã mở vị thế bán khống trị giá 1.5 tỷ USD, đặt cược vào sự sụt giá của đồng bảng Anh. Sau khi tiếp tục đánh giá những tình hình, quỹ ông nhận định rằng: “Nếu đồng bảng Anh không sập, nó cũng không thể tăng.”

Do đó, ông tiếp tục vay mượn khắp nơi và gây sức ép lên Ngân hàng Anh khi cược thêm số tiền 8.5 tỷ USD. Tổng giá trị thực hiện lệnh đạt con số 10 tỷ USD.

Ngày 16/9/1992, George Soros và quỹ của ông đồng loạt bán khống đồng bảng Anh. Dù cho Chính phủ Anh đã cố gắng hết sức để bảo vệ đồng tiền của đất nước này, bằng cách bơm vào thị trường 28 tỷ bảng Anh và tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục 15%. Nhưng mọi nỗ lực đều trở nên vô nghĩa.

Mặc dù nhiều nhà đầu cơ khác cũng tham gia vào cuộc chơi, nhưng quy mô hoạt động của Soros vượt xa bất kỳ ai khác. Chỉ sau 1 đêm, Soros đã kiếm được 1 tỷ USD. Trong khi đó, Ngân hàng Anh đã mất đi 5.5 tỷ USD và phải rút lui khỏi cơ chế ERM. Ngày 16/9/1992 cũng trở thành “Ngày thứ Tư đen tối” trong lịch sử nước Anh.

ván cược với ngân hàng anh

Sau đêm 16/9 lịch sử, George Soros được người đời gắn với danh xưng "Người đàn ông lật đổ Ngân hàng Anh".

Triết lý đầu tư của tỷ phú tự thân George Soros

Hiện tại, mặc dù ông không còn tham gia bất kỳ vai trò nào trong quỹ đầu cơ của mình, tuy vậy những triết lý và phong cách đầu tư của ông luôn là chủ đề khiến giới đầu tư quan tâm.

Điều gì đã giúp ông trở thành một nhà đầu tư thành công như vậy? Theo chia sẻ, phong cách đầu tư George Soros luôn giữ vững 4 triết lý:

Định vị phong cách đầu tư phù hợp

Mỗi nhà đầu tư đều có một câu chuyện riêng, và không có một công thức chung nào áp dụng cho tất cả. Trong khi nhiều nhà đầu tư khác luôn áp dụng những quy tắc được định sẵn, Soros lại tìm kiếm một phong cách đầu tư phù hợp với bản thân. Ông từng nói: "Tôi không quan tâm đến việc đúng hay sai trong từng giao dịch, điều quan trọng là tôi phải đúng trong những giao dịch lớn.”

Đừng dự báo, hãy thích nghi

Đối với Soros, thị trường tài chính không phải là một trò chơi may rủi, mà là một cuộc chiến trí tuệ. Để chiến thắng trong cuộc chiến này, nhà đầu tư cần phải có một tư duy linh hoạt và khả năng thích ứng cao.

Thay vì cố gắng dự đoán tương lai, hãy tập trung vào việc quản lý rủi ro và tận dụng những cơ hội xuất hiện. Hãy nhớ rằng, thị trường luôn thay đổi, và những gì hiệu quả hôm nay chưa chắc còn hiệu quả vào ngày mai.

Đọc thêm Cách xác định và lượng hoá rủi ro khi đầu tư.

Đừng tập trung vào những tin đồn

Trong thị trường có quá nhiều thông tin hỗn loạn. Những lời đồn thổi, những phân tích thiếu căn cứ có thể dễ dàng khiến nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định sai lầm.

George Soros đã từng cảnh báo rằng, việc quá tin vào những thông tin từ bên ngoài là một trong những con đường nhanh nhất dẫn đến thất bại. Thay vào đó, nhà đầu tư nên tập trung vào việc xây dựng một hệ thống tư duy độc lập, dựa trên những phân tích kỹ lưỡng và kinh nghiệm thực tế.

Hãy cứ im lặng mà đầu tư

George Soros luôn coi thông tin là một loại vũ khí bí mật. Ông hiểu rằng, trong thế giới tài chính, ai nắm giữ thông tin, người đó nắm giữ sức mạnh. Việc để lộ quá nhiều về các chiến lược của mình đồng nghĩa với việc trao cho đối thủ một lợi thế không cần thiết. Chính vì vậy, Soros luôn giữ kín các kế hoạch đầu tư của mình.

Đọc thêm: Quản lý, định giá và phân tích của ông trùm đầu cơ George Soros và cộng sự.

RELEVANT SERIES