SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Hợp đồng kỳ hạn là gì? So sánh Forward Contract và Futures Contract

Trong thị trường crypto, hợp đồng kỳ hạn không chỉ giúp bảo hiểm rủi ro (hedging) mà còn là công cụ đầu cơ (speculation) phổ biến, đặc biệt với tính biến động cao của giá tiền mã hóa. Tìm hiểu về hợp đồng kỳ hạn - Forward Contract.
trangtran.c98
Published Oct 11 2024
12 min read
hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn, hay còn gọi là Forward Contract, là thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận ngay từ khi ký kết hợp đồng.

Hợp đồng này không được chuẩn hóa và không được giao dịch trên sàn giao dịch công khai. Điều này có nghĩa là các điều khoản của hợp đồng có thể linh hoạt, bao gồm cả giá cả, khối lượng giao dịch và thời hạn của hợp đồng.

Trong thị trường crypto, hợp đồng kỳ hạn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và đầu cơ, đồng thời cung cấp sự linh hoạt hơn so với các công cụ tài chính chuẩn hóa như hợp đồng tương lai.

Ví dụ, bạn có thể ký kết một hợp đồng kỳ hạn để mua 1 Bitcoin với giá 30,000 USD vào 6 tháng tới. Dù giá Bitcoin tại thời điểm đáo hạn có thể là 40,000 USD hoặc 20,000 USD, nhưng theo hợp đồng kỳ hạn, bạn vẫn sẽ mua Bitcoin với giá 30,000 USD.

hợp đồng kỳ hạn là gì
Khái niệm Hợp đồng kỳ hạn - Forward Contract trong thị trường Crypto

Do hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận riêng tư giữa hai bên, nên không có nhiều số liệu công khai về quy mô của thị trường này. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng sự phát triển của thị trường phái sinh tiền mã hóa đã thu hút nhiều nhà đầu tư sử dụng các sản phẩm phái sinh như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai.

Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, thị trường phái sinh crypto (bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai) đã đạt giá trị giao dịch hàng ngày lên đến 100 tỷ USD vào năm 2021, với một phần không nhỏ đến từ các hợp đồng kỳ hạn do các tổ chức và nhà đầu tư lớn ký kết riêng lẻ. Năm 2023, tổng khối lượng giao dịch của hợp đồng tương lai crypto đã vượt mốc 5 nghìn tỷ USD trên các sàn giao dịch lớn như Binance Futures và Bybit.

advertising

Cơ chế hoạt động của Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa hai bên và không cần sự can thiệp của sàn giao dịch. Những điều khoản như giá mua bán và ngày thanh toán đều được hai bên thống nhất trước. Khi hợp đồng đáo hạn, hai bên sẽ thực hiện trao đổi tài sản hoặc đồng coin theo giá đã thỏa thuận.

Sự thỏa thuận giữa hai bên: Hợp đồng kỳ hạn được ký kết dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua (long position) và bên bán (short position).

  • Bên mua (long position): Dự đoán giá của tài sản (ví dụ: Bitcoin, Ethereum) sẽ tăng trong tương lai và đồng ý mua tài sản đó với giá được thỏa thuận từ trước.
  • Bên bán (short position): Dự đoán giá của tài sản sẽ giảm trong tương lai và đồng ý bán tài sản đó với giá đã thỏa thuận.

Điều khoản hợp đồng: Các điều khoản như giá cả, ngày thanh toán và khối lượng tài sản được quyết định dựa trên sự đồng thuận của hai bên mà không tuân theo quy chuẩn chung của bất kỳ sàn giao dịch nào. Điều này giúp hợp đồng kỳ hạn có tính linh hoạt cao nhưng cũng có rủi ro hơn, đặc biệt là rủi ro không thực hiện nghĩa vụ của một bên (counterparty risk).

Ngày đáo hạn: Vào ngày đáo hạn, hai bên sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng, bất kể giá thị trường tại thời điểm đó là bao nhiêu:

  • Bên mua sẽ mua tài sản theo giá đã định trước.
  • Bên bán sẽ bán tài sản theo giá đã thỏa thuận trước đó.
cơ chế hoạt động của hợp đồng kỳ hạn
Cơ chế hoạt động của hợp đồng kỳ hạn

Đường màu xanh (Payoff for a Long Forward):

  • Biểu diễn lợi nhuận hoặc lỗ cho người nắm vị thế mua (long position) trong hợp đồng kỳ hạn.
  • Nếu giá tài sản tại thời điểm đáo hạn cao hơn K, người mua sẽ có lợi, và lợi nhuận tăng lên theo giá tài sản (đường dốc lên). Người này mua tài sản ở giá đã thỏa thuận (K) nhưng tài sản đã có giá thị trường cao hơn.
  • Nếu giá tài sản tại thời điểm đáo hạn thấp hơn K, người mua sẽ chịu lỗ, và lỗ sẽ tăng khi giá tài sản giảm xuống (đường đi xuống dưới mức K).

Đường màu vàng (Payoff for a Short Forward):

  • Biểu diễn lợi nhuận hoặc lỗ cho người nắm vị thế bán (short position) trong hợp đồng kỳ hạn.
  • Nếu giá tài sản tại thời điểm đáo hạn thấp hơn K, người bán có lợi, vì họ bán tài sản ở giá cao hơn giá thị trường (đường dốc lên phía trái của K).
  • Nếu giá tài sản tại thời điểm đáo hạn cao hơn K, người bán sẽ chịu lỗ (đường đi xuống phía phải của K), vì họ phải bán tài sản với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại.

Giả sử hai nhà đầu tư thỏa thuận một hợp đồng kỳ hạn về Bitcoin:

  • Bên A (long position): Dự đoán giá Bitcoin sẽ tăng và đồng ý mua 1 Bitcoin với giá 30,000 USD sau 6 tháng.
  • Bên B (short position): Dự đoán giá Bitcoin sẽ giảm và đồng ý bán 1 Bitcoin với giá 30,000 USD sau 6 tháng.

Nếu sau 6 tháng, giá Bitcoin trên thị trường là 35,000 USD, bên A có lợi vì họ mua Bitcoin với giá rẻ hơn so với thị trường. Ngược lại, nếu giá Bitcoin giảm xuống 25,000 USD, bên B sẽ có lợi vì đã bán Bitcoin với giá cao hơn giá thị trường.

Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng với mục đích gì?

Với tính chất của loại hợp đồng này, chúng được ứng dụng chính với hai mục đích:

Quản lý rủi ro (Hedging): Trong một thị trường biến động mạnh như crypto, hợp đồng kỳ hạn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản của nhà đầu tư trước những biến động giá đột ngột. Điều này đặc biệt hữu ích cho các tổ chức hoặc các nhà đầu tư lớn có nhu cầu bảo vệ vị thế của họ khỏi các biến động giá tiêu cực trong tương lai.

Ví dụ: Một công ty đầu tư vào Bitcoin có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn để khóa giá mua hoặc bán một lượng lớn Bitcoin trong tương lai. Điều này giúp họ quản lý rủi ro nếu giá Bitcoin thay đổi mạnh theo hướng không có lợi.

Tìm hiểu: Hedging là gì? Cách ứng dụng chiến lược phòng hộ rủi ro trong Crypto.

Đầu cơ (Speculation): Ngoài việc quản lý rủi ro, hợp đồng kỳ hạn còn được sử dụng để đầu cơ vào giá của tiền điện tử trong tương lai. Các nhà đầu tư có thể ký hợp đồng kỳ hạn với kỳ vọng rằng giá của tài sản sẽ tăng hoặc giảm, từ đó tạo ra lợi nhuận dựa trên sự biến động giá này.

Ví dụ: Nếu một nhà đầu tư tin rằng giá của Ethereum sẽ tăng mạnh trong 6 tháng tới, họ có thể ký hợp đồng kỳ hạn để mua Ethereum với giá hiện tại và bán ra vào tương lai khi giá đã tăng.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, hợp đồng kỳ hạn cũng cũng những rủi ro nhất định của chúng:

  • Rủi ro vỡ nợ: Vì không có bên thứ ba giám sát và đảm bảo, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ vào ngày đáo hạn, bên còn lại có thể gặp phải tổn thất.
  • Rủi ro thanh khoản: Hợp đồng kỳ hạn không dễ dàng chuyển nhượng hay giao dịch trên thị trường thứ cấp như hợp đồng tương lai, dẫn đến rủi ro về thanh khoản.

Sự khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Mặc dù hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai đều là công cụ tài chính phái sinh dựa trên giá tài sản tương lai, nhưng có một số điểm khác biệt quan trọng:

  • Forward Contract: Linh hoạt, không chuẩn hóa, giao dịch OTC, rủi ro cao về vỡ nợ và ít thanh khoản.
  • Futures Contract: Chuẩn hóa, giao dịch công khai trên sàn, giám sát chặt chẽ, có tính thanh khoản cao và giảm rủi ro vỡ nợ.

Nhờ những đặc điểm này, hợp đồng tương lai thường được các nhà đầu tư crypto và các trader ngắn hạn ưa chuộng hơn vì tính thanh khoản và khả năng quản lý rủi ro tốt hơn so với hợp đồng kỳ hạn.

so sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai
So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai trong Crypto

Đọc thêm: Hợp đồng tương lai vĩnh cửu là gì? 04 khái niệm cơ bản cần phải biết.

Các loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến trong thị trường crypto

Các hợp đồng kỳ hạn trong thị trường crypto rất đa dạng và có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư. Tùy thuộc vào loại tài sản kỹ thuật số được giao dịch, hợp đồng kỳ hạn có thể giúp các cá nhân và tổ chức quản lý rủi ro trước biến động giá và tối ưu hóa chiến lược đầu tư của họ.

Các hợp đồng này thường được sử dụng nhiều nhất đối với các đồng tiền mã hóa có vốn hóa lớn như Bitcoin và Ethereum.

Dưới đây là các loại hợp đồng kỳ hạn chính trong thị trường crypto:

Hợp đồng kỳ hạn Bitcoin (Bitcoin Forward Contract)

Bitcoin là tài sản crypto được giao dịch nhiều nhất trong các hợp đồng kỳ hạn. CME Group, một trong những sàn giao dịch lớn nhất, đã ghi nhận mức trung bình hàng ngày (ADV) cho hợp đồng tương lai Bitcoin đạt 15,800 hợp đồng trong quý 3 năm 2023. Cùng với đó, khối lượng open interest (OI) đã tăng 11% so với quý trước, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư, đặc biệt là từ các tổ chức.

dữ liệu bitcoin futures trên sàn cme
Dữ liệu Bitcoin Futures được ghi nhận trên sàn CME luôn có khối lượng giao dịch lớn nhất

Hợp đồng kỳ hạn Ethereum (Ethereum Forward Contract)

Ethereum cũng là một tài sản crypto được giao dịch rộng rãi trong các hợp đồng kỳ hạn. CME Group đã ghi nhận khối lượng open interest (OI) trung bình cho hợp đồng Ethereum đạt 4,300 hợp đồng trong năm 2023. Từ khi ra mắt, CME đã ghi nhận tổng cộng hơn 3.4 triệu hợp đồng Ethereum được giao dịch, cho thấy sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư muốn bảo vệ tài sản của họ khỏi biến động giá.

Micro Futures Contracts

Các Micro Futures Contracts được thiết kế với kích thước nhỏ hơn để phù hợp với các nhà giao dịch cá nhân hoặc các nhà đầu tư mới tham gia thị trường. CME Group ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của hợp đồng Micro Bitcoin và Micro Ethereum, với ADV lần lượt đạt 7,3005,200 hợp đồng trong quý 3 năm 2023. Loại hợp đồng này giúp các nhà giao dịch nhỏ lẻ tiếp cận với các công cụ phái sinh trong crypto với mức độ rủi ro thấp hơn.

Hợp đồng kỳ hạn tùy chỉnh (Custom Forward Contracts)

Hợp đồng kỳ hạn tùy chỉnh là các hợp đồng không chuẩn hóa, được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của các bên tham gia. Chúng không được giao dịch trên sàn công khai mà thực hiện thông qua các nền tảng OTC (Over-the-Counter) như CumberlandGenesis Trading, nơi các nhà đầu tư hoặc tổ chức lớn đàm phán các điều khoản cụ thể như giá, ngày đáo hạn và khối lượng. Loại hợp đồng này giúp các tổ chức linh hoạt hơn trong việc bảo vệ rủi ro.

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng giao ngay là gì? Giao dịch Spot Trading trong Crypto.