Amber avatar
Coin98 Insights
Nơi chia sẻ tất cả những kiến thức Crypto từ cơ bản đến nâng cao, kinh nghiệm đầu tư Bitcoin và các hình thức đầu tư tiền điện tử khác.

Hyperlane là gì? Tổng quan về giải pháp kết nối đa chuỗi

Hiện nay, các blockchain xuất hiện tại thị trường ngày một nhiều, dẫn đến nhu cầu về sự tương tác đa chuỗi tăng cao. Hyperlane là một trong những dự án cung cấp giải pháp cho vấn đề trên. Vậy điểm nổi bật của Hyperlane là gì?
Amber avatar
nguyennsh
5 min read
Published May 08 2024
Amber media

Hyperlane là gì?

Hyperlane là giao thức cung cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ các blockchain có thể dễ dàng truyền thông tin (messaging) lẫn nhau như token, NFT, dữ liệu... Không những vậy, Hyperlane còn cung cấp bộ công cụ SDK cho những nhà phát triển xây dựng dApp với tính tương tác đa chuỗi.

Mục đích của việc tạo ra Hyperlane là vì đội ngũ xây dựng tin rằng tương tác đa chuỗi sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu của các blockchain và dApp, đặc biệt ở trong thời điểm mà thị trường crypto chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt dự án như blockchain Layer 1, Layer 2, Modular…

advertising
hyperlane
Giao diện Hyperlane.

Mô hình hoạt động của Hyperlane

Cơ sở hạ tầng của Hyperlane bao gồm ba thành phần chính:

Mailbox: Là các smart contract trên những những mạng lưới mà Hyperlane hỗ trợ. Chức năng chính của Mailbox là hỗ trợ nhà phát triển có thể nhanh chóng tích hợp những hoạt động đa chuỗi mà Hyperlane cung cấp.
Warp Routes: Là những cầu nối cho phép người dùng có thể di chuyển token, NFT… giữa những blockchain. Đối với những nhà phát triển blockchain, họ có thể tự do sử dụng Warp Routes API để kết nối mạng lưới của họ với những blockchain đã được Hyperlane tích hợp.
Interchain Security Model (ISM): Là những smart contract với trách nhiệm xác thực những giao dịch từ mạng lưới gốc tới những mạng lưới khác. Điểm nổi bật của IMS là cho phép những nhà phát triển khác có thể tự do điều chỉnh smart contract, tăng khả năng bảo mật cho dự án của họ. Hiện Hyperlane hỗ trợ ISM như Multisig, Optimism, Wormhole…

Về mô hình hoạt động, một giao dịch từ mạng lưới A tới mạng lưới B thường trải qua 6 cộng đoạn như sau:

Đầu tiên, giao dịch được gửi tới smart contract Mailbox tại mạng lưới A.
Sau đó, những validator tại Hyperlane sẽ xác thực giao dịch. Theo đội ngũ, để trở thành validator của Hyperlane, người dùng chỉ cần chạy node với những yêu cầu đơn giản về phần cứng.
Ngoài ra, những hành động từ Mailbox và Validator của Hyperlane được giám sát bởi Watchtower. Đây là những mã nguồn mở và có thể được vận hành bởi những blockchain/dApp tích hợp Hyperlane.
Dữ liệu giao dịch từ mạng lưới A được kiểm tra bởi ISM, nhằm xác thực tính đúng đắn của dữ liệu.
Sau khi tất cả công đoạn hoàn tất, giao dịch tiếp tục được xác thực và thực thi tại Mailbox ở mạng lưới B.

Nhìn chung, mô hình của Hyperlane nổi bật nằm ở việc mọi dự án tích hợp Hyperlane đều có khả năng tùy chỉnh từ ISM, Validator hay thậm chí Watchtower. Từ đó, giúp nhà phát triển dễ dàng nâng cao tính bảo mật và khả năng tương thích với dự án của họ.

mô hình hoạt động của hyperlane
Mô hình hoạt động của Hyperlane.

Hệ sinh thái của Hyperlane

Công nghệ của Hyperlane hiện được nhiều dự án sử dụng như:

Dam Finance: Dự án stablecoin áp dụng công nghệ của Hyperlane, cho phép sản phẩm của họ có thể tương tác đa chuỗi. Thậm chí, việc di chuyển và giao dịch stablecoin thông qua Hyperlane giúp hạn chế trượt giá và chênh lệch giữa những mạng lưới.
GoatVoter: Dự án DAO sử dụng công nghệ Hyperlane để người dùng có thể tham gia quản trị trên nhiều mạng lưới khác nhau.
Hyperswap: Dự án AMM cho phép người dùng thêm thanh khoản hai tài sản ở hai mạng lưới khác nhau, khác với những AMM thông thường khi chỉ cho phép thêm thanh khoản cặp token cùng mạng lưới.

Ngoài những dự án kể trên, còn một số cái tên khác như Boomerang, Noca, Flowcarbon, Hyperlane Nexus Bridge…

Token Hyperlane là gì?

Hiện đội ngũ Hyperlane chưa ra mắt token. Coin98 Insights sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất.

Roadmap và cập nhật Hyperlane

Dưới đây là các cột mốc nổi bật của Hyperlane:

17/9/2022: Hyperlane chính thức ra mắt cộng đồng.
17/1/2023: Ra mắt phiên bản cập nhật Hyperlane V2.
29/8/2023: Ra mắt phiên bản Hyperlane V3.
11/4/2024: Mở rộng cầu nối tới mạng lưới Viction.

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác Hyperlane

Đội ngũ dự án

Đội ngũ đằng sau Hyperlane bao gồm:

Asa Oines: Co-Founder của Hyperlane, ông từng là kỹ sư tại nhiều doanh nghiệp lớn như Apple, Google, cLabs…
Nam Chu Hoai: Co-Founder và CTO tại Hyperlane, ông trước đây là kỹ sư của những doanh nghiệp như Wellframe, cLabs..
đội ngũ hyperlane
Đội ngũ đằng sau Hyperlane.

Nhà đầu tư

Ngày 22/9/2022, Hyperlane huy động thành 18.5 triệu USD vòng Seed, đầu tư bởi các quỹ gồm Galaxy Digital, Circle Ventures, Variant Fund…

Đối tác

Các đối tác chiến lược của Hyperlane đa phần là những cái tên thân thuộc trong thị trường crypto như Eclipse, Celestia, Caldera…

Một số dự án tương tự Hyperlane

Dưới đây là một số dự án tương tự Hyperlane:

LayerZero: Dự án cung cấp cơ sở hạ tầng cho những dApp có thể tương tác đa chuỗi.
Axelar Network: Giao thức cross-chain messaging và đồng thời cung cấp cơ sở hạ tầng để các blockchain có thể tương tác với nhau.