Ichimoku Cloud là gì? Hướng dẫn sử dụng Ichimoku Cloud chi tiết
Thông thường, hầu hết các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật đều không thể hoạt động độc lập để tạo ra hệ thống giao dịch hoàn chỉnh. Tuy nhiên, có một chỉ báo có thể hoạt động độc lập riêng biệt, đó chính là Ichimoku Cloud.
Ichimoku là gì?
Ichimoku là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật được xây dựng trên biểu đồ nến, nhằm cải thiện độ chính xác của dự báo về biến động giá. Ichimoku bao gồm 5 thành phần, và 2 trong số 5 thành phần đó tạo thành một bộ phận có hình dáng giống đám mây, do đó Ichimoku còn hay được gọi là Ichimoku Cloud hay Mây Ichimoku.
Hình dạng của một Ichimoku Cloud.
Ichimoku Kinko Hyo được phát triển vào cuối những năm 1930 bởi Satoru Hosoda – một nhà báo, phóng viên của tờ Metropolitan. Sau gần 40 năm nghiên cứu và xây dựng, ông đã xuất bản nó vào năm 1968.
Ý nghĩa đám mây Ichimoku
Ichimoku có tên chính xác là Ichimoku Kinko Hyo, trong tiếng Nhật có nghĩa là Sự cân bằng của biểu đồ trong nháy mắt hoặc Một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ. Như vậy, bạn có thể thể hình dung ý nghĩa đám mây Ichimoku.
Xác định xu hướng giá
Trong bất kỳ một hệ thống giao dịch tiềm năng nào thì việc xác định xu hướng của giá luôn là một trong những việc quan trọng nhất. Ví dụ trong một xu hướng tăng thì những con sóng đẩy thuận xu hướng luôn chạy dài hơn những con sóng điều chỉnh.
Mây Ichimoku là một hệ thống nhận dạng xu hướng dựa trên đường trung bình động (Moving Average). Biểu đồ Ichimoku chứa nhiều dữ liệu hơn so với một biểu đồ thông thường, chính vì thế nó giúp chúng ta nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn về hành động giá.
Trong phân tích kỹ thuật, mây Ichimoku hoạt động tốt nhất với vai trò là một chỉ báo xác định xu hướng giá vì đa số các thành phần được tính toán bởi các công thức trung bình cộng. Và như bạn biết, chỉ báo đơn giản Moving Average (MA) hoạt động rất tốt trong việc xác định xu hướng của thị trường.
Đảm nhận vai trò của mức Hỗ trợ - Kháng cự
Bên cạnh xác định xu hướng tốt, mây Ichimoku còn có thể phát huy tác dụng trong việc thể hiện các mức hỗ trợ - kháng cự, động lượng của xu hướng và cung cấp tín hiệu vào/ra lệnh chính xác hơn nhiều các chỉ báo riêng lẻ.
Chính vì lý do đó mà mây Ichimoku được xem là một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh, nhà đầu tư không cần phải sử dụng thêm bất kỳ một công cụ nào khác.
Cấu tạo Ichimoku Cloud
Chỉ báo Ichimoku Cloud được cấu tạo từ 5 thành phần, các thành phần này kết hợp với nhau tạo thành hệ thống Ichimoku Cloud. Nó cung cấp cho người dùng nó một bức tranh tổng thể về thị trường.
5 đường trong Ichimoku bao gồm:
- Đường Tenkan Sen.
- Đường Kijun Sen.
- Đường Chikou Span.
- Đường Senkou Span A.
- Đường Senkou Span B.
Dưới đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về ý nghĩa của từng đường trong Ichimoku Cloud:
Đường Kijun Sen
Đường Kijun Sen trong mây Ichimoku mô phỏng sự chuyển động trong trung hạn của giá. Công thức của nó cũng tương tự với Tenkan Sen nhưng với chu kỳ lớn hơn của Tenkan Sen (ở Tradingview mặc định là 26).
Công thức xác định đường Kijun Sen:
Kijun Sen = (High + Low)/2 với Chu kỳ 26
Đường Kijun-Sen trong mây Ichimoku được dùng để nhận biết xu hướng:
- Giá nằm trên Kijun-sen: Thị trường đang nằm trong xu hướng tăng.
- Giá nằm dưới Kijun-sen: Thị trường đang nằm trong xu hướng giảm.
Vì mang tính chất của đường MA nên tín hiệu đường Kijun-Sen thường chậm hơn so với đường giá.
Đường Kujin Sen trong chỉ báo Ichimoku.
Đường Tenkan Sen
Cơ bản là công thức tính của Tenkan và Kijun tương tự nhau, chỉ khác nhau ở số chu kỳ.
- Nếu Kijun Sen nằm trên Tenkan Sen thì giá đang trong một xu hướng giảm.
- Nếu Kijun Sen nằm dưới Tenkan Sen thì giá đang trong một xu hướng tăng.
Công thức để xác định đường Tenkan Sen:
Tenkan Sen = (High + Low)/2 với Chu kỳ 9
Đường Tenkan Sen trong chỉ báo Ichimoku.
Do sử dụng chu kỳ ngắn hơn nên đường Tenkan-Sen phản ứng nhanh hơn và bám sát đường giá hơn so với Kijun-Sen. Do đó, trong hệ thống giao dịch với đám mây Ichimoku, đường Tenkan-Sen đóng vai trò như môt đường MA ngắn hạn.
Sự giao cắt giữa đường MA nhanh (Tenkan-Sen) và MA chậm (Kijun-Sen) tạo ra tín hiệu giao dịch chuẩn xác hơn, bạn có thể xác định thời điểm vào lệnh hợp lý
Đường Chikou Span
Đường Chikou Span trong mây Ichimoku đơn giản là giá đóng cửa của kỳ hiện tại được đẩy về 26 chu kỳ phía trước. Như vậy, công thức xác định đường Chikou Span:
Chikou-Span = giá đóng cửa phiên hiện tại và lùi về trước 26 nến
Đường Chikou Span trong mây Ichimoku thể hiện động lượng của giá:
- Nếu Chikou Span nằm trên đường giá thì giá có xu hướng tăng.
- Nếu Chikou Span nằm dưới đường giá thì giá có xu hướng giảm giá.
- Nếu Chikou Span nằm rất gần với đường giá hoặc cắt vào nhau thì giá đang Sideway trong một vùng giá.
Đường Chikou Span trong chỉ báo Ichimoku.
Đường Senkou Span A & Senkou Span B
Đường Senkou Span A & Senkou Span B trong chỉ báo Ichimoku.
Công thức xác định đường Senkou Span A:
Senkou Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen)/2 và tiến về trước 26 chu kỳ
Công thức xác định đường Senkou Span B:
Senkou Span B = (highest + Lowest)/2 với chu kỳ 52 và đẩy về sau 52 chu kỳ
Phần không gian được tạo bởi Senkou Span A và Senkou Span B được gọi là mây Kumo.
Độ dày của mây Kumo thể hiện mức độ dao động của giá, Kumo càng dày thì giá dao động càng mạnh. Khi thị trường có xu hướng rõ ràng, mây Kumo đóng vai trò là các vùng giá hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng, mây Kumo càng dày thì lực cản càng mạnh.
Hướng dẫn cài đặt Ichimoku Cloud
Để cài đặt Ichimoku trên chart sàn FTX, ta làm như sau:
- Ấn vào mục Các chỉ báo (Indicators).
- Gõ Ichimoku.
- Chọn Ichimoku Cloud.
Hướng dẫn sử dụng Ichimoku với 3 chiến lược giao dịch
Dưới đây là cách sử dụng Ichimoku để giao dịch hiệu quả và những lưu ý khi với 3 chiến lược sau đây.
Tín hiệu giao dịch từ Tenkan và Kijun cắt nhau
Như đã trình bày ở trên, đường Tenkan Sen mô phỏng sự chuyển động ngắn hạn của giá. Còn đường Kijun Sen mô phỏng sự chuyển động trong trung hạn của giá. Do đó:
- Nếu Tenkan cắt xuống Kijun ⇒ Giá trong ngắn hạn có xu hướng chuyển động tiêu cực hơn so với sự chuyển động của giá trong trung hạn ⇒ Tín hiệu Sell xuống.
- Nếu Tenkan cắt lên Kijun ⇒ Giá trong ngắn hạn có xu hướng chuyển động tích cực hơn so với sự chuyển động của giá trong trung hạn ⇒ Tín hiệu Buy lên.
Trên thực tế, sự giao cắt giữa 2 thành phần này của phương pháp Ichimoku xảy ra rất thường xuyên, và số lượng các tín hiệu sai cũng nhiều không kém. Chính vì thế, một trong những nguyên tắc mà những nhà giao dịch mới nên tuân thủ theo nếu muốn hạn chế rủi ro trong cách giao dịch này chính là “chỉ nên giao dịch thuận xu hướng”. Điều này có nghĩa là:
- Trong một xu hướng tăng, chỉ nên chờ Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên để vào lệnh Buy.
- Trong một xu hướng giảm, chỉ nên chờ Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống để vào lệnh Sell.
Tín hiệu giao dịch từ việc giá cắt đường Kijun
Đường Kijun Sen mô phỏng sự chuyển động trung hạn của giá.
- Nếu giá cắt xuống Kijun ⇒ Chuyển động của giá hiện tại tiêu cực hơn so với sự chuyển động trung bình của giá trong quá khứ ⇒ Tín hiệu Sell.
- Nếu giá cắt lên Kijun ⇒ Chuyển động của giá hiện tại tích cực hơn so với sự chuyển động trung bình của giá trong quá khứ ⇒ Tín hiệu Buy.
Nhà giao dịch nên chú ý tới bối cảnh chung của giá đang là gì, tăng giảm hay đang dao động không rõ xu hướng. Một tín hiệu Buy trong một xu hướng thì đó là một tín hiệu giao dịch yếu, nhà giao dịch nên đợi Confirm nhiều hơn.
Thêm một lưu ý nữa là, tín hiệu giao dịch từ việc giá cắt Kijun thì nhà giao dịch nên thấy dữ kiện là giá cắt và đóng cửa trên Kijun đối với lệnh mua và giá cắt và đóng cửa dưới Kijun đối với lệnh bán.
Tín hiệu giao dịch khi giá Breakout mây Kumo
Mây Kumo ngoài được dùng để xác định xu hướng của giá thì nó còn đóng vai trò là vùng giá kháng cự hoặc vùng giá hỗ trợ cho giá. Mây Kumo càng dày thì vùng giá đó càng mạnh.
Chiến lược Breakout mây Kumo giống như chiến lược Break kháng cự – hỗ trợ vậy.
Tín hiệu này còn được gọi là tín hiệu đổi màu mây Kumo.
- Khi đường Senkou Span A cắt đường Senkou Span B từ dưới lên, mây Kumo đổi màu từ xám sang cam ⇒ Vào lệnh Buy.
- Khi đường Senkou Span A cắt đường Senkou Span B từ trên xuống, mây Kumo đổi màu từ cam sang xám ⇒ Vào lệnh Sell.
Lưu ý khi giao dịch với đám mây Ichimoku
Mây Ichimoku là một hệ thống giao dịch theo xu hướng. Mặc dù Ichimoku giúp nhà giao dịch nhận định xu hướng của giá rất nhanh và dễ dàng, nhưng vẫn có một số điều nó không thể hiện là:
- Xu hướng này có mạnh hay không?
- Giá đang trong một xu hướng nhưng có xuất hiện tín hiệu đảo chiều tiềm năng nào không?
Dù có đi thuận xu hướng nhưng nhà giao dịch kéo dài vào cuối sóng 5, thì lợi nhuận tiềm năng cũng sẽ hạn chế rất nhiều, thậm chí giá có thể đảo chiều làm nhà giao dịch dính Stop Loss và thua lỗ.
Thêm một điểm nữa là Ichimoku vẫn là Indicator, và một nhược điểm cố hữu của đại đa số Indicator khác là chạy theo sau giá.
Và như đã chia sẻ, mây Ichimoku là một hệ thống giao dịch theo xu hướng nên thường có một độ trễ nhất định, do đó sẽ không có việc giúp nhà giao dịch bắt những con sóng ngay đáy và chốt ngay đỉnh được.
Mặc dù có thể hoạt động một mình độc lập nhưng việc kết hợp Ichimoku với các indicator khác để giảm thiểu rủi ro cũng là cách tốt cho hệ thống giao dịch của nhà giao dịch.
Kết luận
Trong phân tích kỹ thuật, mặc dù chỉ báo Ichimoku có thể tự bản thân nó tạo nên một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh, tuy nhiên việc kết hợp với Indicator khác như mình nói ở trên, chúng sẽ đem lại hiệu quả cho quá trình giao dịch cao hơn. Một số Indicator nên kết hợp với Ichimoku để có thể tìm kiếm các tín hiệu đảo chiều tiềm năng là RSI hoặc MACD.