SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Layer 3 là gì? Giải pháp hướng tới blockchain trilemma

Layer 3 hiện tại đang chỉ là ý tưởng và đang có nhiều cuộc tranh luận xung quanh định nghĩa “Layer 3”. Vậy Layer 3 là gì? Liệu Layer 3 Blockchain có cần thiết để phát triển trong tương lai? Cùng Coin98 Insights tìm hiểu qua bài viết!
Avatar
nguyennsh
Published Jan 15 2024
Updated Jun 14 2024
10 min read
layer 3 blockchain là gì

Layer 3 Blockchain là gì?

Layer 3 là ý tưởng về một blockchain được xây dựng và phát triển phía trên Layer 2, với mục đích tăng khả năng mở rộng và tính phi tập trung cho Layer 2 và Layer 1, từ đó giúp một mạng lưới hướng tới việc có thể hoàn thiện tam giác “blockchain trilemma”.

Cụ thể, Layer 3 là những blockchain tập trung vào những hoạt động nhất định, giảm tải các hoạt động trên Layer 2 và từ đó giúp Layer 2 có thể tiếp tục mở rộng. Những hoạt động của blockchain Layer 3 có thể gồm điều chỉnh quyền riêng tư (privacy), lưu trữ dữ liệu (data storage)...

Đọc thêm: Blockchain trilemma là gì? Đi tìm “chén thánh” cho crypto.

cấu trúc layer 3
Layer 3 là gì?
advertising

Mối tương quan giữa Layer 1, Layer 2 và Layer 3

Layer 1 là những blockchain nền tảng bao gồm các khối (block) và giao dịch được tạo, xác thực và hoàn thiện. Tuy nhiên, tất cả Layer 1 tại thị trường crypto đều gặp thách thức blockchain trilemma, khi một blockchain Layer 1 không thể hội tụ đủ ba yếu tố phi tập trung, khả năng mở rộng và độ bảo mật cao.

Kể cả mạng lưới Bitcoin và Ethereum cũng không thể thoát khỏi vấn đề blockchain trilemma, khi cả hai chỉ sở hữu yếu tố bảo mật cao và phi tập trung nhưng lại thiếu đi tính mở rộng. Ví dụ khác như Solana khi chỉ có yếu tố về tính mở rộng, nhưng chưa có sự cân bằng trong khía cạnh phi tập trung và bảo mật.

Vì vậy, Layer 2 ra đời nhằm giải quyết và hoàn thiện khía cạnh mở rộng của một số mạng lưới. Giải pháp Layer 2 khiến những Layer 1 như Ethereum, Bitcoin… tăng tốc độ giao dịch, giảm phí gas và tăng tính tiện lợi cho người dùng.

Hiện tại, một số giải pháp Layer 2 có thể kế đến như Arbitrum, Optimism với công nghệ Optimistic Rollup; Starknet, zkSync Era với công nghệ Zk Rollup.

Ngoài ra, một số blockchain Layer 2 cho phép nhà phát triển có thể xây dựng và phát triển những mạng lưới nằm trên và tập trung vào hoạt động cụ thể, điều này dẫn đến Layer 3.

Layer 3 là những blockchain với tính tương tác cao, đi cùng khả năng tập trung vào một mục đích cụ thể, từ đó tối ưu hoá công việc của Layer 2. Đồng thời, Layer 3 cũng thừa hưởng khả năng bảo mật từ Layer 1, tương tự như Layer 2.

cấu trúc layer 2 và layer 3
Sự khác nhau trong cấu trúc giữa Layer 2 và Layer 3.

Người dùng có thể thấy ở mô hình hai layer, Layer 2 chịu trách nhiệm xử lý nhiều hoạt động trong giao dịch. Layer 3 ra đời để mở rộng mạng lưới Layer 2 thông qua việc giảm tải bớt công việc trên.

So sánh Layer 3 và Layer 2

Để dễ hình dung mối tương quan và sự khác nhau của Layer 3 với những Layer khác, dưới đây là những điểm khác biệt của Layer 3 và Layer 2:

  • Chức năng: Layer 2 là lớp mạng lưới được xây dựng ở phía trên mạng lưới Layer 1. Trong khi đó, Layer 3 là lớp mạng lưới phía trên Layer 2 và tập trung vào một số hoạt động, dApp nhất định.
  • Khả năng mở rộng: Layer 2 chủ yếu được biết đến với việc tăng khả năng mở rộng giữa các mạng lưới với nhau. Layer 3 lại tập trung chủ yếu vào việc tăng tính mở rộng của các giao thức, dApp ở những mạng lưới khác nhau.
  • Tính ứng dụng: Layer 2 là những giải pháp xây dựng trên Layer 1 với mục đích mở rộng mạng lưới và trở thành cơ sở hạ tầng để những dApp khác xây dựng. Ở chiều hướng ngược lại, Layer 3 là những mạng lưới hướng đến việc có tính ứng dụng cao hơn, khi tập trung vào những “ngách” như Gaming, Lending/Borrowing, Privacy…

So sánh Layer 3 và Layer 1

Đối với những blockchain Layer 1, dưới đây là điểm khác biệt so với mạng lưới Layer 3:

  • Layer 1 là mạng lưới nền tảng, cung cấp cho các Layer 2 và Layer 3 cơ sở hạ tầng và khả năng bảo mật. Ví dụ, Arbitrum và Optimism đều thừa hưởng khả năng bảo mật của Ethereum, vì vậy gần như chưa có những sự kiện cả hai Layer trên bị tấn công. Trong khi đó, Layer 3 là lớp mạng lưới cần có cơ sở hạ tầng và tính bảo mật của của Layer 1 để xây dựng ở phía trên.
  • Layer 1 là những blockchain có những quy tắc riêng và cơ chế đồng thuận, từ đó các Layer 1 có thể tự xác thực giao dịch và tạo khối. Trong khi đó, Layer 3 lại hỗ trợ giảm tải giao dịch của Layer 1 và Layer 2 thông qua những hoạt động cụ thể trên Layer 3, nhưng tính xác thực của giao dịch vẫn cần được thông qua trên Layer 1.
  • Mặc dù Layer 1 là lớp mạng lưới nền tảng, nhưng khả năng mở rộng mạng lưới còn tương đối yếu. Trái ngược Layer 1, Layer 3 lại đem đến khả năng mở rộng dành cho Layer 1, thông qua việc tương tác với những blockchain khác.
  • Đối với tính ứng dụng, Layer 1 tập trung chủ yếu vào khả năng bảo mật và tính phi tập trung, Layer 3 lại hướng tới việc mở rộng mạng lưới, tăng hiệu suất của mạng lưới thông qua việc tập trung vào một mảng trong blockchain.
so sánh các layer trong blockchain
So sánh các Layer trong một blockchain.

Sự ảnh hưởng của Layer 3 đối với blockchain

Nhiều nhà phát triển và dự án đã bắt đầu nghiên cứu Layer 3 vào năm 2022, với chung mục đích đó là hoàn thiện khía cạnh mở rộng của các blockchain. Bằng cách chỉ tập trung vào một công việc cụ thể, mạng lưới Layer 3 được tối ưu hoá cụ thể cho các yêu cầu của những hoạt động này, từ đó cải thiện thông lượng và hiệu suất của Layer 2 và Layer 1.

Khác với các Layer 1 và Layer 2 khi phải xử lý nhiều chức năng khác nhau, nhà phát triển có thể tận dụng các giao thức và cơ chế đồng thuận từ Layer 1 và Layer 2 để tạo ra những mạng lưới Layer 3 xử lý hiệu quả và nhanh hơn ở một số hoạt động cụ thể. Thậm chí, Layer 3 có thể được phát triển để hoàn thành và xử lý những tác vụ phức tạp trong blockchain.

Theo một số người, Layer 3 có thể trở thành một trong những chìa khoá hướng tới mass adoption cho thị trường crypto, khi có thể cải thiện hiệu năng và hiệu suất của blockchain, đây có thể coi là vấn đề mà công nghệ blockchain đối mặt mỗi lần số lượng giao dịch rất lớn diễn ra.

Ngoài ra, những mạng lưới Layer 3 cho phép nhà phát triển có thể triển khai những ý tưởng, công nghệ mới với tốc độ nhanh hơn, từ đó giúp blockchain tiết kiệm thời gian để đến gần hơn với định nghĩa công nghệ của tương lai.

Nhược điểm của Layer 3

Theo Vitalik Buterin, ông cho rằng khái niệm của Layer 3 chưa có rõ ràng, khi một blockchain không thể xây dựng trên một blockchain khác với cùng cấu trúc. Ví dụ, ràng buộc về *data availability sẽ khiến những giao dịch cần được thực hiện ở Layer 3 bị trì trệ.

*Data availability đề cập đến tính sẵn có của dữ liệu, phục vụ và đảm bảo tất cả các node có khả năng truy cập và tải xuống dữ liệu trên Roll up khi cần thiết.

Ông cũng nói thêm rằng tính mở rộng, khả năng tương tác hiện tại của các Layer 2 đang khá tốt nếu so với mô hình theo lý thuyết hiện tại của Layer 3, thậm chí phí giao dịch hiện cũng được tối ưu nếu người dùng giao dịch tài sản giữa các Layer 2 với nhau.

cách hoạt động layer 2 và layer 3
Nếu người dùng tương tác hai Layer 2 như Arbitrum và Optimism sẽ rẻ như lý thuyết đề ra của Layer 3.

Vitalik cũng đề xuất rằng nếu cả 3 Layer đều thực hiện những tác vụ khác nhau, blockchain đó sẽ có hiệu năng và hiệu suất tốt hơn nhiều so với hiện tại. Tuy nhiên, điều này đi ngược với định nghĩa Layer của Vitalik. Theo đó, một Layer cần hội tụ đủ 3 yếu tố:

  • Mục tiêu của các Layer là mở rộng mạng lưới.
  • Các Layer nên là blockchain với cơ chế xác thực giao dịch riêng cho bản thân và không phụ thuộc vào Layer 1.
  • Thừa hưởng khả năng bảo mật của blockchain Layer 1.

Vì vậy, Vitalik Buterin cho rằng định nghĩa Layer cần được rõ ràng hơn để người dùng và cộng đồng có thể dễ dàng đón nhận, thay vì nhầm lẫn Layer 3 với những chức năng trong mạng lưới như ERC-4337, Solidity…

Đọc thêm: Account abstraction (AA) là gì? Công cụ hướng tới mass adoption

Một số dự án Layer 3 tại thị trường crypto

Hiện tại, thị trường crypto chưa có nền tảng Layer 3 chính thức ra mắt với cộng đồng, nhưng đã có một số dự án đã bắt tay vào việc xây dựng và phát triển mạng lưới Layer 3 gồm:

zkSync Hyperchain

zkSync Hyperchain là sản phẩm Layer 3 thuộc đội ngũ zkSync, họ cũng là đội ngũ đằng sau hệ sinh thái lớn -  Layer 2 zkSync Era. Theo đội ngũ dự án, Hyperchain là những mạng lưới được liên kết với nhau và sử dụng cùng zkEVM, từ đó tăng tốc độ dành cho zkSync Era và Ethereum.

Hiện tại, Hyperchain vẫn đang trong giai đoạn testnet với mạng lưới đầu tiên mang tên Pathfinder, nhưng đội ngũ vẫn chưa tiết lộ nhiều thông tin về Layer 3 này.

Arbitrum Orbit

Arbitrum Orbit là dự án Layer 3 được xây dựng phía trên Arbitrum Nitro, với những mục tiêu giảm chi phí giao dịch, tăng khả năng mở rộng. Tương tự như Hyperchains, Orbit vẫn còn trong giai đoạn phát triển và chưa ra mắt mainnet.

mô hình orbit chain của arbitrum
Mô hình ba layer của Arbitrum.

Ngoài ra, Orbit cho phép nhà phát triển xây dựng mạng lưới để phục vụ cho các nhu cầu như NFT, Gaming… với ba lựa chọn gồm Roll up, Anytrust và Make Modification (lựa chọn tuỳ chỉnh với công nghệ cốt lõi từ Arbitrum Nitro).

RELEVANT SERIES