SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Blockspace - Mô hình kinh tế quan trọng nhất trong thị trường crypto

Ngay bên trong bản chất hoạt động của blockchain, tồn tại một mô hình kinh tế gọi là blockspace - nơi mà các bên có nhu cầu (demand) và bên cung cấp (supply) cùng tham gia trao đổi.
Avatar
Nam Le
Published Jun 28 2024
Updated Jun 28 2024
15 min read
mô hình kinh tế blockspace

Trong suốt ba thập kỷ qua, mô hình software-as-a-service nổi lên như một thành quả của cuộc cách mạng là công nghệ và Internet. Sự nổi lên của công nghệ chuỗi khối (blockchain) tạo điều kiện cho một mô hình mới ra đời: blockspace-as-a-business.

Blockspace như một món hàng hoá

Blockspace hay không gian khối chỉ đến dung lượng lưu trữ dữ liệu thực tế của một khối trên blockchain. Bên cạnh dữ liệu giao dịch, blockspace còn chứa các thông tin khác như header, nonce, thời gian tạo khối và các thông tin liên quan quá trình xác thực và xây dựng khối. 

Các hoạt động on-chain trên không gian blockchain, như chuyển tiền, gửi token, swap, mint nft, phê duyệt hợp đồng thông minh (smart contract), revoke,... đều cần phải có blockspace nhằm lưu trữ cũng như đảm bảo cho tính không bất biến (immutability) của dữ liệu.

Tìm hiểu thêm: Blockspace ảnh hưởng blockchain như thế nào?

hoạt động bên trong 1 khối block
Bên trong một block

Các mô hình blockchain platform hiện tại được xem như các công ty cung cấp dịch vụ blockspace (blockspace-as-a-service) dành cho các dapp xây dựng các dịch vụ onchain kể trên. Người dùng khi sử dụng các dịch vụ trên blockspace đều phải trả phí mạng lưới (network fee) tương tự phí dịch vụ cho các blockchain platform. 

Vì vậy, blockspace được xem là một loại hàng hoá trao đổi chính trong chuỗi giá trị của một blockchain platform. Chuỗi giá trị của hàng hoá này sẽ bao gồm ba vai trò chính:

  • Nhà cung cấp blockspace (supplier) - Validator đối với PoS blockchain hoặc miner đối với PoW blockchain. Họ sẽ sử dụng tài nguyên như năng lượng, chi phí cơ hội của staked token nhằm đảm cho quá trình tạo block.
  • Nhà phân phối blockspace (distributor) - các blockchain platform như Ethereum, Solana, Base, Optimism,...
  • Người sử dụng blockspace (user) - các dapp cần blockspace để xây dựng các dịch vụ bên trên như Uniswap, Opensea, Aave, Flashbots,...
nền kinh tế blockspace
Chuỗi giá trị trong nền kinh tế Blockspace

Tương tự như quy luật cung-cầu của sản phẩm, khi nhu cầu tăng sẽ khiến cho giá của sản phẩm tăng lên theo và ngược lại. Ví dụ, khi người dùng mạng lưới Ethereum tăng lên sẽ kéo giá của blockspace tăng lên theo. Người dùng sẽ phải bỏ ra thêm phí (priority fee) cho các validator để xác thực giao dịch nhanh hơn. Ngược lại, khi các hoạt động on-chain im ắng trong giai đoạn bear market, chi phí sử dụng mạng lưới sẽ được giữ ở mức thấp.

cung cầu đối với một blockspace
Cung-cầu đối với một blockspace

Ở phần bên dưới, bài viết sẽ đánh giá tính hiệu quả của mô hình kinh tế blockspace ở các nhóm blockchain khác nhau, thông qua việc phân tích các chỉ số doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng loại.

advertising

Nền kinh tế blockspace trên blockchain Layer 1

Tổng dung lượng thị trường blockspace được đo lường bằng nhu cầu sử dụng block, được tính dựa trên tổng phí giao dịch từ user trên các blockchain platform. Trong năm 2023, dung lượng của thị trường blockspace trên Layer 1 lên tới 2.7 tỷ USD - giảm dần so với mức 10.8 tỷ USD (2021) và 4.86 tỷ USD (2022). (Bảng số liệu bên dưới)

Nửa đầu năm 2024 chứng kiến sự khởi sắc trở lại với hơn 2 tỷ USD blockspace được tiêu thụ, trong đó Ethereum chiếm tới 81%, theo sau lần lượt là Solana (11.7%) và BSC (5.6%). 

Solana và Ton Network lần lượt là hai công ty cung cấp blockspace có tỷ lệ tăng trưởng dương với 842% và 905% so với cả năm 2023. Ngược lại, Polygon và Avalanche đang cho thấy mức độ sụt giảm đáng kể với lần lượt 70% và 83% trong bối cảnh thị trường đang trong giai đoạn khó khăn về nhu cầu sử dụng blockspace.

nhu cầu blockspace
Nhu cầu blockspace trên các blockchain Layer 1

Mô hình tài chính của một blockchain L1 sẽ có những cấu phần sau:

  • Doanh thu đến từ phí giao dịch của người dùng.
  • Chi phí sẽ bao gồm phần thưởng khối (block reward) và phí giao dịch (network fee) cho blockspace supplier (ở đây là validator đối với PoS blockchain, hoặc miner đối với PoW blockchain).
  • Lợi nhuận sẽ bằng doanh thu trừ đi chi phí. Thông thường, lợi nhuận sẽ được tích lũy về cho token holder dưới nhiều cơ chế khác nhau.
mô hình kinh tế của layer 1
Mô hình kinh tế của các Layer 1

Nhìn vào số liệu về doanh thu về blockspace của các Layer 1 trong năm 2023, Ethereum đang dẫn đầu với 2.4 tỷ USD, theo sau là Binance Smart Chain - BSC (179 triệu USD) và Avalanche (64.7 triệu USD). Trong đó, Ethereum và BSC đang cho thấy dấu hiệu khởi sắc nhất khi có biên lợi nhuận lên tới 25.9% và 9.83%.

Đối với Ethereum, sau sự kiện The Merge, chi phí cho block reward đã giảm từ gần 9 tỷ USD (2022) xuống chỉ còn 1.39 tỷ USD, giúp blockchain này tích luỹ được 25% lợi nhuận dành cho token holder. Các blockchain hiện vẫn trong giai đoạn đầu, phải dành ra nhiều nguồn tài nguyên, đặc biệt là block reward, nhằm thu hút và duy trì các validator.

blockchain layer 1
Số liệu tài chính về kinh doanh blockspace trên các Layer 1

Có thể thấy mô hình kinh doanh blockspace dưới dạng các blockchain L1 đòi hỏi rất nhiều chi phí nhằm thu hút các validator (blockspace supplier) cũng như các dapp (user) ở giai đoạn đầu phát triển. Khi các blockchain này đi đến giai đoạn tìm ra các killer app sẽ thu hút thêm nhiều user sẽ tạo ra nguồn doanh thu bền vững. Từ đó, phát triển và duy trì được hiệu ứng mạng lưới (demand-driven growth flywheel) đem lại nguồn thu ổn định cho các validator. 

layer 1 tạo flywheel
Cách các dự án blockchain Layer 1 tạo ra flywheel tăng trưởng

Đọc thêm: Điều gì tạo nên một dự án Web3 thành công?

Nền kinh tế blockspace trên blockchain Layer 2

Hiện tại, Ethereum đang là nhà cung cấp cung cấp blockspace an toàn và tính phi tập trung cao nhất trên thị trường khiến cho nhu cầu sử dụng blockspace luôn cao. Khi nhu cầu này tăng lên đủ lớn sẽ khiến cho việc mở rộng và phát triển ở quy mô lớn trở bị cản trở (blockchain trilemma).

Layer 2 hay Rollup hiện đang là giải pháp được Ethereum Foundation lựa chọn cho phép mở rộng bằng cách phân phối thêm blockspace bên ngoài Ethereum, đồng thời vẫn giữ được tính bảo mật thông qua các proofs xác thực.

Tìm hiểu thêm: Rollup là gì? Góc nhìn đa chiều về trong việc phát triển Rollup.

mô hình kinh tế layer 2 rollup
Mô hình kinh tế của Layer 2 (Rollup)

Nền kinh tế blockspace của các blockchain Layer 2 cũng cho thấy nhu cầu sử dụng với hơn 40 triệu USD trong Q2 2024 (tính đến ngày 25/06/2024). Trong đó, Base hiện đang dẫn đầu với 23 triệu USD (56.33%), theo sau lần lượt là Optimism (21%) và Arbitrum (17.5%).

So với Q1 2024, nhu cầu đối với L2 blockspace đã giảm tới 60.65%, trong đó các L2 như Arbitrum, Optimism, Starknet và Zksync đều chứng kiến sự sụt giảm đáng kể với hơn 50%. 

blockspace trên blockchain Layer 2
Nhu cầu blockspace trên các blockchain Layer 2

Mô hình tài chính của nhóm dự án cung cấp blockspace dưới dạng các Layer 2 (Rollup) có sự khác biệt trong chi phí hoạt động so với nhóm dự án Layer 1. Trong đó:

  • Doanh thu sẽ đến từ phí giao dịch.
  • Chi phí sẽ bao gồm 2 khoản: phí hoạt động (operating cost) và chi phí cho L1 (Ethereum).
  • Lợi nhuận sẽ bằng doanh thu trừ đi chi phí.

Trước bản cập nhật Dencun, chi phí xuất bản dữ liệu (L1 cost) chiếm phần lớn trong tổng chi phí của các L2 blockchain. Tuy nhiên, bản cập nhật EIP 4844 đã giới thiệu một định dạng phí giao dịch mới gọi là blob-carrying transaction cho phép chi phí xuất bản dữ liệu giảm tới 90%. 

layer 2 trước và sau eip4844
Mô hình kinh tế của Layer 2 trước và sau EIP-4844

Đọc thêm: Thông tin về Ethereum Dencun Upgrade.

Sau EIP-4844 (14/03/2024), lợi nhuận biên trung bình của các blockchain Layer 2 đã tăng đáng kể từ mức ~20% lên tới hơn 80%. Có thể thấy, hiện mô hình kinh doanh blockspace dưới dạng các layer 2 đang đem lại một nguồn lợi nhuận cao vượt trội hơn so với các mô hình Layer 1 truyền thống.

Bên cạnh đó, chi phí và quá trình tạo một Rollup ngày càng dễ dàng với các bộ cung cụ CDK, RaaS và dịch vụ middleware.

lợi nhuận của các dự án layer 2
Biên lợi nhuận của các dự án Layer 2 sau EIP 4844

Các xu hướng blockspace trong tương lai

Layer 2 Blockspace đang trở thành product-market-fit

Sau nâng cấp Dencun, biên lợi nhuận cho các mô hình kinh doanh blockspace dưới dạng các Rollup đang cho thấy lợi nhuận vô cùng lớn khi so sánh với mô hình tương tự ở các blockchain Layer 1. Trong bài phân tích mô hình Application Specific Chain, xu hướng modular và sự nổi lên của các bộ công cụ phát triển cơ sở hạ tầng là tiền đề quan trọng cho xu hướng phát triển các Rollup. 

modular blockchain landscape
Modular Blockchain Landscape. Nguồn Messari Crypto

Hiện tại, phần lớn các Rollup đều đang lựa chọn Ethereum calldata và blobs cho chi phí L1. Tuy nhiên, các không gian chứa dữ liệu này trên Ethereum cũng có hạn chế về khả năng mở rộng. Trong tương lai, khi ngày càng nhiều Rollup được ra đời, các giải pháp DA khác như Celestia, EigenDA, NearDA sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển với chi phí DA ngày càng cạnh tranh. Từ đó, chi phí hoạt động cho các blockspace distributor sẽ ngày càng thấp lại. 

Blockspace trong Appchain, RollApp

Bên cạnh generalized Rollup, các Application-specific Rollup (Rollapp) đang được các dự án hướng tới nhằm khai thác thêm lợi nhuận từ việc kinh doanh blockspace bên cạnh phí dịch vụ. Hiện tại, đã có tới 18/54 Rollup đang được phát triển với một mục đích riêng biệt (theo L2Beat). 

hệ sinh thái rollap
Hệ sinh thái Rollap

Lấy ví dụ về dYdX- một protocol chuyên về giao dịch perpetuals. Đối với phiên bản v3, một Rollapp được xây dựng trên bộ cung cụ zkSTARKS, biên lợi nhuận thu về được cho dYdX Trading Inc. (công ty mẹ của dYdX) lên tới hơn 90% sau chi phí cho L1 giảm đáng kể (EIP 4844). Ngược lại, phiên bản dYdX chain (v4) - appchain xây dựng trên bộ cung cụ Cosmos SDK lại hoàn toàn không thu được bất cứ lợi nhuận nào do được chia sẻ hoàn toàn cho các validator và dYdX holder tham gia bảo mật.  

báo cáo tài chính của dydx v3 và v4
Báo cáo tài chính của dYdX v3 và v4

Ví dụ về dYdX chỉ là mô phỏng cho thấy mô hình kinh doanh blockspace dưới dạng các Layer 2 đang đem lại biên lợi nhuận rất cao nếu mô hình này tạo ra nhiều các hoạt động onchain. Phiên bản dYdX v4 không hướng tới việc tạo ra lợi nhuận mà tập trung vào tạo ra giá trị ngược lại cho cộng đồng và dYdX holder.

MEV - Vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế blockspace

MEV (Maximal Extractable Value) được xem những giao dịch liên quan tới việc khai thác những giá trị trong một nền kinh tế blockspace do những lợi thế trong vai trò sản xuất block (supplier). Concept này lần đầu được giới thiệu bởi Phil Daian trong Flash Boys 2.0 dưới tên gọi miner extractable value (MEV) khi ETH vẫn còn là PoW blockchain.

Theo research từ Galaxy Insights, các giao dịch liên quan tới MEV chiếm tới 10% trên tổng khối lượng giao dịch và lên tới 25-30% trong cảnh thị trường biến động mạnh, ví dụ như sự sụp đổ của FTX hay SVB. Trong một nền kinh tế blockspace, các giá trị từ MEV có thể phân phối cho nhiều vai trò khác nhau tuỳ thuộc vào từng mô hình blockchain.

giao dịch mev
Tỷ lệ các giao dịch MEV khi thị trường biến động. Nguồn Galaxy Insights

MEV trên Layer 1 - Ethereum:

Hiện tại, MEV đã có thể được khai thác trên Layer 1 như Solana hay Cosmos. Tuy nhiên, trong phần này, chúng ta chỉ tập trung phân tích MEV trên Ethereum - nơi có nhiều blockspace giá trị nhất (2.4 tỷ USD trong năm 2023). Sau the Merge, chuối giá trị tạo ra một blockspace trên Ethereum ngày càng phức tạp bao gồm searcher, builder, relayer và block producer.

mev
Các vai trò bên trong quá trình block producer (supplier)

Tuỳ thuộc vào chiến thuật khai thác và ý định của MEV (good & bad), giá trị MEV sẽ thuộc về các vai trò khác nhau, đó có thể là block searcher, block builder, user hay các đối tượng bên ngoài ETH (bad MEV). Thông thường, MEV sẽ chủ yếu diễn ra các DeFi dapp như DEX hay các giao thức lending. 

giá trị từ một blockspace
Giá trị từ một blockspace được khai thác bởi các vai trò khác nhau

Lấy ví dụ, Searcher - các bên độc lập tìm kiếm các cơ hội khai thác lợi nhuận từ MEV, sẽ nhận được lợi nhuận tuỳ thuộc vào chiến lược ở mỗi thời điểm thị trường khác nhau. Biên lợi nhuận cao có thể đến các chiến lược như liquidation (51.1%) hay CEX-Arbitrage (62%) được sử dụng trong bối cảnh thị trường biến động cao. Ngược lại, các chiến lược như Arbitrage (18.6%) hay Sandwiching (14.2%) đem về lợi nhuận thấp nhưng ổn định trong điều kiện bình thường. 

chiến lược mev
So sánh biên lợi nhuận từ các chiến lược MEV khác nhau. Nguồn Galaxy Insights

Ngược lại, giá trị MEV có thể giảm thiểu và chia sẻ ngược lại cho người dùng thông qua các giải pháp ngăn ngừa như Cowswap, MEV Block blocker, MEV-boost và SUAVE.

mô hình hoạt động của suave
Mô hình hoạt động của SUAVE

Có thể thấy, giá trị MEV trên Ethereum sẽ được phân phối trải dài ở nhiều vai trò khác nhau tùy thuộc vào chiến lược cũng như định hướng của MEV. Miếng bánh doanh thu từ blockspace trên Ethereum không chỉ bao gồm các validator mà là cả nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt giữa các vai trò với nhau. 

MEV trên Layer 2

Khác với MEV trên Ethereum - nơi được xem là một dark forest ai cũng có khai thác, MEV trên các Layer 2 hiện tại đang chủ yếu nằm ở vai trò sequencer. Hiện tại, các sequencer trên Rollup lớn như Optimism, Arbitrum hay Starknet vẫn đang nội bộ hoá (centralized) với private mempool nhằm tối ưu về hiệu suất cũng như giá trị cho blockchain của mình.

image
So sánh cơ chế sắp xếp giao dịch trên Ethereum và các Layer 2

Với centralized sequencer, giá trị của MEV (bên trong chuỗi và ngoại chuỗi) đều được các blockchain Layer 2 khai thác như một nguồn doanh thu mới bên cạnh phí giao dịch. Với các mạng lưới có phí giao dịch thấp như Rollup (sau EIP -4844), MEV sẽ có xu hướng được khai thác dưới dạng spam hơn nhằm tìm kiếm các cơ hội lợi nhuận khi vai trò sequencer được phi tập trung hoá (shared sequencer).

Xem thêm: MEV - Miếng bánh ngày càng lớn của thị trường crypto.

giao dịch mev phí
Dự phóng các giao dịch MEV trên các blockchain có phí giao dịch thấp. Nguồn Galaxy Insights

Lời kết

Blockspace hiện đang là một trong những mô hình quan trọng nhất trong thị trường crypto giúp duy trì cả một nền kinh tế onchain. Các mô hình blockspace dưới dạng layer 1 đang cho thấy những khó khăn trong giai đoạn đầu với chi phí vận hành cao.

Các mô hình blockspace trên các Layer 2 đang dần trở thành product-market-fit với biên lợi nhuận cao và chi phí vận hành ngày càng thấp, đặc biệt là sau nâng cấp Dencun. Bên cạnh đó, MEV đang dần được xem là một nguồn thu mới trong mô hình block-as-a-service của các blockchain.