SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Mô hình hoạt động GMX: Thiết kế độc đáo với "Ponzi" Tokenomics

GMX là sàn giao dịch Spot và Perpetual. Tại sao sàn này lại thu hút lượng lớn người dùng như vậy? Mô hình hoạt động của GMX có gì cần chú ý?
vidang
Published Mar 02 2022
Updated Apr 26 2024
17 min read
thumbnail

Thị trường luôn biến động, bên cạnh những giao thức fork, ngoài kia vẫn còn có rất nhiều developer luôn tìm kiếm những cách thức mới để điều hành thị trường này, tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu 1 dự án như vậy trong mảng Derivatives Perpetual, đó là sàn giao dịch GMX.

GMX là gì?

GMX là một sàn giao dịch Spot và Perpetual được phát triển trên Arbitrum và Avalanche từ 9/2021. Điểm đặc biệt của GMX là trader có thể giao dịch với phí khá thấp, 0 slippage, 0 funding rate sử dụng mô hình độc đáo GLP Pool.

Từ lúc ra mắt, những cải tiến sáng tạo từ sàn giao dịch này đã thu hút nhiều nhà đầu tư, cạnh tranh với cả những đối thủ lớn như Perpetual, dYdX. Ngoài ra, tokenomics cũng rất độc đáo, đem lại lợi ích theo cấp số mũ cho long-term holder.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ những tính năng đặc biệt của GMX, giúp dự án này thu hút một lượng lớn người dùng như vậy.

Anh em tham khảo để có thêm góc nhìn trong đầu tư.

advertising

GMX phát triển như thế nào trong thời gian qua?

GMX ban đầu có thể là Gambit Financial, 1 sàn giao dịch Spot và Perpetual trên BSC, sau đó đổi tên và phát triển mở rộng trên Arbitrum. Vào thời điểm đó, đa phần khối lượng giao dịch Spot của GMX là ở trên BSC, tuy nhiên sau khi phát triển sản phẩm Perpetual thành công trên Arbitrum, GMX đã dừng hoạt động trên BSC. Hiện sàn GMX hoạt động trên 2 chain Arbitrum và Avalanche.

Là 1 trong những sàn giao dịch Perp đầu tiên trên Arbitrum, GMX đã thu hút rất nhiều vào thời điểm ra mắt, doanh thu tăng đều trong suốt 3 tháng hoạt động đầu tiên.

image
Doanh thu GMX trong 3 tháng đầu tiên ra mắt

Bùng nổ mạnh vào năm thời kỳ đầu, GMX vẫn giữ được nhịp tăng trưởng đó, hiện nay lượng người dùng mới đã ít đi, tuy nhiên Volume giao dịch trên GMX vẫn khá ổn định, thậm chí tăng trong giai đoạn downtrend tháng 1, tháng 2 vừa qua.

image
Volume giao dịch trên GMX qua thời gian

Trong khi đó Volume giao dịch trên các sàn Perpetual khác như dYdX, Perpetual, MCDEX,... đều giảm mạnh trong thời gian qua. Điều này thúc đẩy mình tìm hiểu sâu hơn về Protocol GMX này.

Mô hình hoạt động của GMX

Có một số keyword đặc biệt khi nói về mô hình hoạt động của GMX:

  • Pool thanh khoản với 0 slippage.
  • Index token.
  • Rebalance Portfolio.

Pool thanh khoản trên GMX

GMX là sàn giao dịch có mô hình hoạt động khá đặc biệt, dự án không áp dụng mô hình order-book như dYdX, cũng không sử dụng AMM pools như Perpetual. GMX có các pools liquidity riêng và giá sẽ được giao dịch dựa trên giá Oracle.

Ví dụ anh em muốn swap ETH sang DAI trên GMX, cách thức hoạt động sẽ diễn ra như sau:

image

(1) Đầu tiên, ETH của anh em sẽ được chuyển tới ETH Pools.

(2) Sau khi xác nhận ETH đã chuyển tới, GMX sẽ chuyển DAI từ DAI pools tới tài khoản của anh em.

(3) Giá sẽ được tính dựa trên Oracle được cung cấp bởi Chainlink, sử dụng TWAPs từ các DEX lớn.

Tương tự với tính năng Margin và Perpetual:

image

(1) Tại GMX, anh em được sử dụng đòn bẩy tối đa là x30. Để sử dụng đòn bẩy, anh em phải có tài sản thế chấp, GMX chấp nhận tài sản thế chấp là bất cứ tài sản nào được giao dịch trên GMX. Trong hình ảnh trên, mình lấy ví dụ anh em thế chấp tài sản là USDC.

(2) Chẳng hạn muốn sử dụng đòn bẩy x5 để mua ETH, anh em có thể mở vị thế Long/ Short 1 cách đơn giản theo giá Oracle, dự án sẽ ngầm hiểu anh em đang vay USDC và mua ETH.

(3) Khi Long/ Short trên GMX, anh em cũng sẽ chịu 1 số loại phí như:

  • Transaction Fees: Phí giao dịch ban đầu để mở position.
  • Lending Fees: Phí vay để tăng đòn bẩy.
  • Spread: Phần phí nhỏ trả cho sàn giao dịch (bên trung gian).

→ Anh em không phải chịu phí funding rate vì giá trên GMX luôn bằng với giá thực tế (sử dụng oracle).

Điểm mạnh:

Có thể thấy, với mô hình pool thanh khoản khá đặc biệt này, GMX đem lại nhiều lợi ích cho các Trader, đầu tiên là không có phí funding, rẻ hơn, ngoài ra GMX là sàn giao dịch có 2 phiên trên Arbitrum và Avax, đều là những nền tảng có phí giao dịch rẻ nên giao dịch trên GMX có trải nghiệm mượt và ít chi phí hơn.

Bên cạnh đó, vì giao dịch theo giá Oracle nên anh em có thể giao dịch với khối lượng lớn, có thể lên đến hàng triệu USD mà không sợ slippage. Về điểm này, mô hình GMX cũng tương tự mô hình Synthetix (SNX).

Giao dịch trên GMX là zero-slippage, tương tự như trên Synthetix.

image
Giao dịch trên GMX là zero-slippage, tương tự như trên Synthetix

Về phía sàn giao dịch, GMX có thể cung cấp thanh khoản lớn mà không cần TVL quá cao như các AMM. Sàn giao dịch GMX cũng có một số tính năng như Stoploss, Trigger, Partial Liquidation,... đây là những công cụ tiện lợi cho Trader.

⇒ Tóm lại: GMX có hầu hết các tính năng và ưu điểm hài lòng các Trader. 

Điểm yếu:

Sàn nào cũng sẽ có điểm yếu và điểm mạnh, GMX cũng vậy.

Điểm yếu đầu tiên của GMX là số lượng cặp giao dịch khá ít, ngoài các stablecoin thì chỉ cho giao dịch 4 token: BTC, ETH, UNI, LINK. Nếu so với với các sàn DEX Perpetual khác thì ít hơn hẳn: dYdX có gần 20 cặp, Drift Protocol có hơn 10 cặp,...

Điểm yếu thứ 2, khi sử dụng mô hình pool thanh khoản, khối lượng giao dịch trên GMX bị giới hạn bởi chính thanh khoản trong pool, tức người dùng không thể giao dịch với khối lượng cao hơn được. Tuy nhiên, GMX đã thành công khi thu hút đến hơn $163 M thanh khoản, nên đã phần nào giải quyết vấn đề này.

Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu về Liquidity Provider, thành phần tham gia thứ 2 trên sàn GMX.

Liquidity Provider

Đây là phần độc đáo nhất về mô hình hoạt động của GMX, nên anh em hãy đọc thật kĩ.

Cung cấp thanh khoản trên GMX sẽ hoạt động như sau:

image
Quy trình cung cấp thanh khoản trên GMX

(1) Anh em muốn cung cấp thanh khoản trên GMX, có thể cung cấp bằng nhiều token (ETH, BTC, LINK, UNI, USDC,...).

(2) Đổi lại anh em sẽ nhận về token GLP. Ngược lại, khi anh em không muốn cung cấp thanh khoản nữa, có thể bán GLP token để nhận về tài sản trong pool.

GLP là token đại diện cho tất cả các pools thanh khoản trên GMX. Có thể hiểu GLP là 1 index đại diện cho rổ tài sản dùng để cung cấp thanh khoản trên GMX.

Điều đó có nghĩa là khi cung cấp thanh khoản trên GMX, anh em đang cung cấp thanh khoản cho toàn bộ tài sản trên đó, không chỉ riêng 1 token.

Đồng nghĩa với việc,anh em đang đầu tư vào 1 index với tỉ lệ như sau: 37% USDC: 26.7% ETH: 13.5% BTC: 10.6% DAI:....

image
Tỉ lệ tài sản trong Pool thanh khoản trên GMX (Arbitrum)

Do đó, khi tài sản trong rổ tài sản tăng, giá GLP token sẽ tăng và ngược lại, khi giá trị rổ tài sản giảm, giá GLP token sẽ giảm.

Rebalance trong Liquidity Pools

Tỉ lệ tài sản trong Pool sẽ không cố định và do GMX quyết định. Vì là 1 sàn giao dịch, GMX phải đảm bảo thanh khoản tốt cho hoạt động trading, mỗi tài sản sẽ có 1 tỉ lệ hạn mức.

Ví dụ tỉ lệ ETH tối ưu theo tính toán của GMX đang là 25%, BTC là 15%, USDC là 30%,...

Nhưng theo trong hình ảnh hiện tại, tỉ lệ ETH đang là 26.7%, USDC đang là 37%, cao hơn mức tối ưu. Do đó để hạ tỉ lệ ETH, USDC trong pool xuống, GMX sẽ giảm phí giao dịch khi các trader dùng token khác mua ETH trong pool hoặc sử dụng GLP. Ngược lại, nếu Trader muốn bán ETH, tăng lượng ETH trong Pool Liquidity của GMX, họ sẽ chịu phí cao hơn.

Hiện tại, phí giao dịch trên GMX giao động ở mức 0.2% -  0.4%.

Liquidation

Tỉ lệ thanh lý trên GMX giao động từ 60 - 70%.

Thanh lý là điều quan trọng với mỗi sàn giao dịch, tại GMX, với các pools thanh khoản, người cung cấp thanh khoản (GLP holder) cũng là người sẽ thanh lý các lệnh bị “cháy” (liquidated).

Đồng thời, với các lệnh lời từ nhà đầu tư, nhà cung cấp thanh khoản cũng là bên giải quyết và trả tiền lời. Nhà cung cấp thanh khoản đóng vai trò như 1 Clearing-House.

Hiểu 1 cách đơn giản, tại GMX, các trader không trade với nhau mà trade với chính nhà cung cấp thanh khoản. Nếu trader giao dịch lời, nhà cung cấp thanh khoản sẽ lỗ và ngược lại.

image
Có sự liên quan lớn giữa Liquidity Provider và Trader

Rủi ro và lợi ích của GMX holder

Tới đây, chắc hẳn anh em hơi khó hiểu về việc cung cấp thanh khoản sao lại rắc rối như vậy. Khi cung cấp thanh khoản lại chịu quá nhiều rủi ro:

  • Phải cung cấp thanh khoản cho 1 rổ tài sản thay vì là 1 token riêng biệt.
  • Thị trường ít biến động, trader ít giao dịch, phí thu về thấp.
  • Rủi ro lớn rổ tài sản bị mất giá.
  • Rủi ro lỗ khi các trader lời quá nhiều.

Do đó, để đền bù các rủi ro trên, giá trị mà GLP nhận được cũng rất nhiều. Tuy nhiên, những rủi ro có thể xem là những rủi ro có thể kiểm soát được.

  • Về rổ tài sản, nhà đầu tư có thể xem xét danh mục tài sản và tỉ lệ hiện tại, để đưa ra quyết định đầu tư.
  • Về lời/lỗ của các trader, theo thống kê lời/lỗ trên sàn giao dịch GMX, các trader có thiên hướng lỗ nhiều hơn là lời trong hơn 4 tháng qua, giá trị thua lỗ lớn hơn khoảng 20% so với giá trị lời.
image
Tổng số tiền lỗ: - $67 M, tổng số tiền lời: + $56 M.

Tuy có thể lời hoặc lỗ tùy vào tình hình thị trường (giá trị rổ tài sản và khả năng trade của người dùng), nhưng dù sao GLP holder đang nhận thêm rủi ro về bản thân. GMX cũng hiểu những khó khăn mà LP trên GMX phải chịu, GLP token sẽ nhận thêm các lợi ích như sau

Nhận 70% tất cả phí trên nền tảng GMX, phí sẽ được trả bằng ETH hoặc AVAX: Như mình đã nói ở trên, các loại phí trên GMX hiện tại bao gồm:

  • Phí cho vay (Lending).
  • Phí giao dịch (swap).
  • Spread.

Nhận thêm phần thưởng incentives từ GMX: Phần thưởng được trả bằng escrow GMX (esGMX).

image
Lợi ích của GLP Staker

Đó là toàn bộ về mô hình kinh doanh của sàn giao dịch GMX. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về phần anh em quan tâm hơn, đó là giá trị của GMX token.

GMX capture value cho GMX token như thế nào?

Doanh thu của sàn GMX

Đầu tiên, trước khi tìm hiểu về GMX token, chúng ta hãy tìm hiểu về doanh thu của GMX, khi doanh thu của GMX cao thì chắc chắn giá trị của GMX token cũng lớn.

Doanh thu của GMX đến từ phí giao dịch của Trader, bao gồm các loại phí:

  • Phí cho vay (Lending).
  • Phí giao dịch (swap).
  • Spread.

Theo Token Terminal, mỗi ngày doanh thu của GMX giao động từ khoảng $100,000 - $200,000, một con số cũng khá lớn. Đồng thời doanh thu cũng đang trong xu hướng tăng và khá ổn định, nếu so với các sàn giao dịch Perp khác như dYdX, Perp, MCDEX (doanh thu đang giảm đều) thì doanh thu của GMX đang có “performance” khá tốt.

image
Doanh thu của GMX

Lợi ích của GMX token

Đầu tiên, GMX là native token của sàn giao dịch GMX, do đó, GMX holder có quyền biểu quyết cho các hoạt động quản trị của GMX.

Tiếp theo, từ doanh thu kể trên, GMX sẽ chia cho 2 đối tượng đóng góp cho dự án, đó là GLP holder (LP) và GMX holder (owner).

GLP holder đã nhận 70% doanh thu, vậy 30% còn lại sẽ thuộc về GMX holder, bên cạnh đó, GMX cũng sẽ được nhận incentives từ dự án GMX bao gồm esGMX và Multiplier Points (sẽ tìm hiểu ở sau).

Đặc biệt, doanh thu chia sẽ cho GMX holder sẽ được chia ở dưới dạng ETH/AVAX, thay vì là GLP như những dự án khác, điều này giúp hạn chế lực bán GLP trên thị trường.

image
Các lợi ích của GMX holder khi đem đi staking.

esGMX là gì?

Nãy giờ, khi nhắc đến hoạt động Incentives, anh em thường đọc thấy token escrowed GMX (esGMX), vậy esGMX là gì?

GMX muốn hướng tới việc incentives cho những người đồng hành dài hạn, do đó thay vì thưởng GMX token, dự án đã thưởng esGMX.

esGMX có thể sử dụng theo 2 cách:

  • Staking và nhận phần thưởng tương tự như staking GMX. (1 esGMX staking nhận phần thưởng tương đương với 1 GMX staking).
  • Linear vesting trong vòng 1 năm để nhận về GMX token: 100 esGMX vesting trong vòng 1 năm bạn sẽ nhận về 100 veGMX. Trong lúc chờ vesting, esGMX sẽ không được nhận thưởng.

Bằng cách này, GMX hướng người dùng sử dụng sản phẩm lâu dài hơn, đồng thời GMX token cũng chịu ít lực bán từ chương trình Incentives này.

Multiplier Point

esGMX là phần thưởng Staking GMX, và để khuyến khích người dùng staking GMX lâu và không vesting esGMX, GMX đã phát triển thêm Multiplier Points. Đây là 1 mô hình cũng rất hay và tăng trưởng cực mạnh trong dài hạn.

Multiplier Points (MP) là phần thưởng tích lũy khi anh em staking GMX và esGMX nhiều theo thời gian, với APR cố định là 100%, tức nếu anh em staking 1000 GMX trong 1 năm, anh em sẽ nhận về 1,000 Multiplier Point.

Với Multiplier Point, anh em cũng có thể đem đi staking (bằng cách nhấn nút Compound) tương tự như esGMX, và nhận phưởng thưởng tương đương với khi staking 1 GMX.

Ví dụ: Năm đầu anh em đang nắm giữ 1,000 GMX và mang đi Staking, sau 1 năm, anh em nhận được khoảng 1,000 GMX và 1,000 MP. Năm thứ 2, anh em tiếp tục mang đi staking, vì 1,000 MP nhận phần thưởng như 1,000 GMX nên anh em sẽ nhận được phần thưởng như anh em đang staking 2,000 GMX, tức là tăng gấp đôi.

Tượng tự, sau năm thứ 3, anh em sẽ có thêm 2,000 MP nữa, và tiếp tục staking sẽ có ROI gấp 4 lần năm thứ nhất, năm thứ 4 sẽ gấp 8 lần,....

image
*Phần thưởng Staking sẽ tăng theo cấp số mũ theo thời gian

Điểm đặc biệt, sau năm đầu tiên, anh em nhận được 1,000 GMX và 1,000 MP, nếu anh em không staking nữa và unstake GMX, số MP cũng sẽ bị burn theo.

Điều đó có nghĩa để được phần thưởng Staking theo cấp số mũ, yêu cầu nhà đầu tư phải có 1 sự cam kết lớn chứ không hề dễ dàng.

⇒ Tóm lại:

  • esGMX: Incentives để khuyến khích Staking.
  • Multiplier Point: Incentives để Staking lâu dài và không bán Incentives.

⇒ Với chương trình Incentives thông qua Liquidity Mining thông thường thì sẽ có lực xả liên tục, với chương trình Incentives của GMX, lực xả sẽ giảm mạnh, đồng thời dự án cũng Incentives cho đúng người hơn (long-term owner).

Tương lai của GMX

Sàn giao dịch GMX là dự án tuân thủ roadmap một cách rất kĩ luật, những gì ghi trong 2 bản roadmap gần nhất Q3/2021 và Q4/2021 đều đã làm đúng: Ra mắt GMX trên Avalanche, phát triển xong bridge từ Avalanche và ngược lại,...

Với đội ngũ có tâm và có tầm như vậy, GMX có thể là 1 cái tên sáng giá trong thị trường Derivatives trong thời gian tới, đặc biệt trong giai đoạn, các mảnh ghép Derivatives đang được nhiều người ưa chuộng hơn cả dịch vụ của sàn CEX.

GMX hiện đang là sàn giao dịch Perpetual số 1 trên 2 nền tảng Arbitrum và Avalanche, cả 2 nền tảng đều rất tiềm năng. Arbitrum là Layer-2 có TVL cao số 1 hiện nay, trong khi Avalanche là 1 trong 3 blockchain ấn tượng nhất trong năm 2021 cùng với Solana và Terra, tiềm lực để 2 blockchain này tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới là hoàn toàn có thể, và khi đó, chắc chắn GMX sẽ được hưởng lợi.

Về sản phẩm, GMX có thể phát triển thêm ở 1 số điểm như:

  • Thêm cặp giao dịch swap, perp bằng cách thêm các token khác vào GLP pool.
  • Tăng tỉ lệ đòn bẩy, đòn bẩy hiện tại là x30, có thể nâng lên x50, x100 để tạo điều kiện cho các Trader.
  • Phát triển GMX trên các Blockchain khác.

Nhận xét và kết luận

Trên đây là toàn bộ về mô hình hoạt động của GMX - 1 dự án độc đáo trong thị trường. Anh em nghĩ sao về dự án này, hãy để lại bình luận bên dưới để cùng trao đổi và thảo luận.

TL;DR:

  • GMX phát triển mô hình Pool thanh khoản thay vì sử dụng mô hình order book hay AMM như các sàn Perpetual DEX khác.
  • Pool thanh khoản đem lại nhiều lợi ích cho Trader, đặc biệt là giao dịch với 0 slippage.
  • Pool thah khoản gây ra nhiều khó khăn cho nhà cung cấp thanh khoản (GLP holder) tuy nhiên lợi ích họ nhận vẫn cũng tương xứng, được GMX hỗ trợ.
  • GMX tokenomics nhận 30% doanh thu từ nền tảng.
  • Thông qua 2 token esGMX và Multiplier Point, đã giúp GMX có chương trình incentives hiệu quả cho người dùng long-term của dự án.
RELEVANT SERIES